Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN HĐTN 11 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 1 - 5

  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 1 Xây dựng và phát triển nhà trường
  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 2 Quản lí bản thân
  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 3 Hoàn thiện bản thân
  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 4 Trách nhiệm với gia đình
  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 5 Xây dựng cộng đồng văn minh

GIÁO ÁN HĐTN 11 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 6 - 9

  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 6 Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên
  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 7 Thế giới nghề nghiệp
  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 8 Lựa chọn nghề nghiệp tương lai
  • Giáo án HĐTN 11 Cánh diều chủ đề 9 Rèn luyện theo định hướng nghề

=> Xem nhiều hơn: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Chủ đề 7. Thế giới nghề nghiệp

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân loại được các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra được đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
  • Biết cách sưu tầm được tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.
  • Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu những thông tin về các nhóm nghề; thông tin về đặc trưng, yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề; biết cách sưu tầm những tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động thông qua các trang tin ở địa phương, qua trao đổi với người thân và những người lao động trong lĩnh vực liên quan.
  • Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận và chia sẻ thông tin về nghề cơ bản của từng nhóm nghề, về xu hướng phát triển của nghề nghiệp.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng phân loại được các nhóm nghề; tổ chức được diễn đàn về nghề nghiệp thể hiện sự sáng tạo của bản thân và cách giải quyết yêu cầu học tập, giải quyết vấn đề phát sinh, vấn đề được trao đổi khi thực hiện diễn đàn.

Năng lực riêng:

  • Thích ứng với cuộc sống: Phân loại được các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra được đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề; Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động.
  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: Phân loại được các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra được đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề; Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động; Sưu tầm được tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước: Yêu thích và tự hào về các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh ở địa phương; quan tâm và yêu thích nghề nghiệp dự định.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm thảo luận, trao đổi, phân tích được các yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của nhà tuyển dụng đối với người lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11.
  • Tìm hiểu Danh mục nghề nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Tìm hiểu Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
  • Tìm hiểu website về các nhóm nghề.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc Danh mục nghề nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Đọc Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
  • Thu thập thông tin về nhóm nghề quan tâm trên các website liên quan hoặc tham quan các cơ sở, gặp gỡ trao đổi với người lao động trong lĩnh vực đó.
  • Tìm đọc tài liệu liên quan đến bài học.
  • Đọc trước các hoạt động trong SHS để chuẩn bị ý kiến và tâm thế tham gia hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1.1. Tọa đàm về chọn nghề phù hợp 

- Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp mời người lao động thành công trong nghề nghiệp ở địa phương đến giao lưu với HS. Có thể là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoặc đơn vị dịch vụ hoạt động hiệu quả và được mọi người ở địa phương biết.

- HS trao đổi về một số kinh nghiệm trong việc chọn nghề: khó khăn, thuận lợi, yếu tố tác động.

- Mời một số HS lên chia sẻ cảm xúc và suy  nghĩ tham gia buổi giao lưu với người lao động thành công trong nghề nghiệp.

1.2. Trao đổi thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội và thị trường lao động hiện nay

- Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp mời đại diện của tổ chức tư vấn hướng nghiệp, đại diện của các nhà tuyển dụng, các trường đào tạo nghề trao đổi về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động hiện nay.

- Khuyến khích HS nêu câu hỏi trong buổi tọa đàm. Câu hỏi có thể được HS nêu ra trước và ban tổ chức tập hợp lại hoặc HS có thể nêu câu hỏi trực tiếp trong buổi tọa đàm.

1.3. Văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp 

- Nhà trường thông báo chủ đề văn nghệ.

- Các lớp đăng kí và luyện tập tiết mục văn nghệ.

- Các lớp trình diễn giao lưu văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp theo hình thức tự chọn: hát, kịch,...

1.4. Giao lưu với khách mời về định hướng nghề nghiệp 

- Nhà trường, Đoàn Thanh niên và các GV chủ nhiệm phối hợp mời đại diện của tổ chức tư vấn hướng nghiệp, đại diện của các nhà tuyển dụng, các trường đào tạo nghề trao đổi về định hướng nghề nghiệp.

- HS trao đổi trực tiếp với khách mời về định hướng nghề nghiệp của bản thân.

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP

1.1. Kể chuyện về những tấm gương thành công trong nghề nghiệp 

- GV chủ nhiệm phối hợp mời người lao động thành công trong nghề nghiệp ở địa phương đến giao lưu với HS.

- Khách mời trao đổi về những kinh nghiệm trong việc chọn và phát triển nghề nghiệp.

- Mời một số HS kể về những tấm gương thành công trong nghề nghiệp mà bản thân được biết hoặc sưu tầm được thông qua các trang tin.

- HS chia sẻ cảm xúc sau buổi giao lưu.

1.2. Chia sẻ các cuốn sách hay về xu hướng phát triển nghề mới trong xã hội hiện nay

- GV chủ nhiệm hướng dẫn HS sưu tầm các cuốn sách hay về xu hướng phát triển nghề mời trong xã hội hiện nay.

- Mời một số HS chia sẻ những cuốn sách mà bản thân sưu tầm được:

+ Tên đầu sách.

+ Nhà xuất bản.

+ Tác giả.

+ Tóm lược một số nội dung.

+ Nội dung cuốn sách mà bản thân tâm đắc nhất.

+ Bài học rút ra được từ cuốn sách.

- Mời HS đặt câu hỏi giao lưu về cuốn sách.

1.3. Trao đổi về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay 

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.

- Tổ chức cho HS trình bày quan điểm về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.

- HS trình bày định hướng lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh và liệt kê những nghề nghiệp.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi:

https://youtu.be/KAEHU7pyEcA?si=hOsw-xGa0lcEPo_m 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua video trên kết hợp với thực tế, em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn? Giải thích vì sao lại chọn nguyên nhân đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video clip và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là do sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

+ Giải thích: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi, là những vật thể sống có sự phát triển, sinh trưởng theo quy luật nhất định. Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Xã hội hiện đại đang ngày một phát triển mạnh mẽ kéo theo nhiều ngành nghề mới cũng như đào thải những ngành nghề đã lỗi thời, lạc hậu. Các em có bao giờ thắc mắc có bao nhiêu ngành nghề cũng như tất cả các nghề nghiệp hiện nay như thế nào không? Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay -  Chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay 

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ biết được các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay thông qua các nhiệm vụ:
  3. Tìm hiểu cách phân loại nhóm nghề.
  4. Xác định một cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó.
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách phân loại nhóm nghề 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, thảo luận thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Phân loại nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp (ILO).

+ Nhóm 2: Phân loại nhóm nghề dựa trên đặc điểm, tính chất công việc (theo Lí thuyết về nghề nghiệp của Jonh Lewis Holland).

+ Nhóm 3: Phân loại nhóm nghề dựa trên cấp độ kĩ năng và kĩ năng chuyên môn (theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2020 Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

1. Phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay

1.1. Tìm hiểu cách phân loại nhóm nghề 

Xã hội có rất nhiều nhóm nghề, việc phân loại nhóm nghề dựa trên các cách khác nhau sẽ giúp chúng ta có định hướng rõ hơn cho việc chọn nghề tương lai.











Nhiệm vụ 2: Xác định một cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chọn cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi và chia sẻ về cách thức mình chọn và danh mục được lập trên cơ sở phân loại nhóm nghề.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1.2. Xác định một cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó 

Phân loại nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp (theo tổ chức Lao động quốc tế ILO)

Nhóm nghề ngôn ngữ

Biên dịch viên, phiên dịch viên,...

Nhóm nghề phân tích - logic

Phân tích tài chính, phân tích dữ liệu, phân tích thị trường,...

Nhóm nghề hình học - màu sắc - thiết kế

Nhà thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất,...

Nhóm nghề làm việc với con người

Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên phục vụ, nhân viên y tế,...

Nhóm nghề thể chất - cơ khí

thợ sửa xe, thợ cơ khí, thợ sửa chữa điện,...

Hoạt động 2: Khám phá đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản 

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ biết được đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khám phá đặc trưng,  yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản thông qua 2 nhiệm vụ chính:
  3. Thảo luận, chia sẻ về đặc trưng của từng nhóm nghề trong xã hội theo danh mục nhóm nghề đã lập ở Hoạt động 1.
  4. Xác định yêu cầu của từng nhóm nghề.
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khám phá đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận, chia sẻ về đặc trưng của từng nhóm nghề trong xã hội theo danh mục nhóm nghề đã lập ở Hoạt động 1 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc trưng của từng nhóm nghề:

+ Nhóm 1:  Đặc trưng của nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp. 

+ Nhóm 2: Đặc trưng của nhóm nghề dựa trên đặc điểm, tính chất công nghiệp.

+ Nhóm 3: Đặc trưng của nhóm nghề dựa trên cấp độ kĩ năng và kĩ năng chuyên môn.

Gợi ý:

Nhóm nghề

Đặc trưng về tính chất công việc

Các nghề cơ bản

Nhóm nghề xã hội

Thường xuyên tiếp xúc với con người trong môi trường xã hội

Giáo viên, phục vụ nhà hàng, cán bọ tổ chức,...

...

...

...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổ chức trao đổi theo nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ về đặc trưng của từng nhóm nghề.

- GV mời HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

2. Khám phá đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản 

2.1. Thảo luận, chia sẻ về đặc trưng của từng nhóm nghề trong xã hội theo danh mục nhóm nghề đã lập ở Hoạt động 1 

- Nhóm nghề nghiên cứu: thường thực hiện việc quan sát, tìm tòi, khám phá, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề,...

- Nhóm nghề nghệ thuật: thường xuyên làm việc với các vật thể liên quan đến hình khối, màu sắc, âm thanh,...

- Nhóm nghề xã hội: thường xuyên tiếp xúc với con người trong các mối quan hệ xã hội,...

- Nhóm nghề kỹ thuật: yêu cầu các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, bao gồm khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật phức tạp và đưa ra quyết định có tính toàn vẹn cho thiết kế và sản xuất.

- Nhóm nghề quản lí: đòi hỏi trí tuệ, khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc độc lập và tự quyết định.






Nhiệm vụ 2: Xác định yêu cầu của từng nhóm nghề trên 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, xác định yêu cầu của từng nhóm nghề.

Ví dụ:

+ Nhóm nghề xã hội: công việc đòi hỏi năng lực giao tiếp, ứng xử và kiên trì, nhẫn nại.

+ Nhóm nghề nghiên cứu: công việc đòi hỏi năng lực tư duy chính xác, tỉ mỉ.

+ Nhóm nghề nghệ thuật: công việc đòi hỏi trí tưởng tượng, óc sáng tạo và trực giác.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Bản thân em phù hợp với nhóm nghề nào? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ về yêu cầu của nhóm nghề mà nhóm đã lập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp kết quả đã thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2.2. Xác định yêu cầu của từng nhóm nghề trên 

- Mỗi nhóm nghề có những đặc trưng, yêu cầu cụ thể, phù hợp với từng ngành nghề. Việc xác định đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nghề nghiệp cơ bản. 

- Từ đó, chúng ta có thể đối chiếu với năng lực của bản thân để có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau này.

Hoạt động 3: Chia sẻ ý nghĩa của việc bảo đảm an toàn và nghề nghiệp của người lao động 

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn và nghề nghiệp của người lao động.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ ý nghĩa của việc bảo đảm an toàn và nghề nghiệp của người lao động thông qua 2 nhiệm vụ chính:
  3. Xác định biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
  4. Chia sẻ về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
  5. Sản phẩm: HS chia sẻ ý nghĩa của việc bảo đảm an toàn và nghề nghiệp của người lao động.
  6. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu một đoạn phỏng vấn liên quan đến vấn đề an toàn lao động: 

https://youtu.be/I7elafIya8Q?si=Evm0eWRXfaXOdfne 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Quan sát và chỉ ra các biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

- GV đưa ra một số nghề nghiệp cụ thể, xác định các biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

Gợi ý:

Nghề nghiệp

Biểu hiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Biểu hiện chưa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Giáo viên

  

Lao công

  

...

  

- GV hướng dẫn HS tổng hợp một số biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, tìm hiểu lí do vẫn còn tồn tại những biểu hiện thiếu an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

- GV nêu một số quy định về việc đảm bảo an toàn lao động.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ những biểu hiện của đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Lí do vẫn còn tồn tại những biểu hiện thiếu an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

  • Do sự chủ quan của người lao động.
  • Do sức khỏe không đảm bảo, yếu tố tâm lý, lơ là trong quá trình lao động dẫn đến bị gặp nguy hiểm. 
  • Không mang theo các trang thiết bị bảo hộ.
  • Tự ý vi phạm kỷ luật lao động.
  • Máy móc, trang thiết bị làm việc không đảm bảo an toàn, không thường xuyên kiểm tra, bảo trì, lâu ngày hoạt động không còn tốt.
  • Tổ chức sản xuất không hợp lý, để các dụng cụ, máy móc không đúng nơi quy định, không gian làm việc không đảm bảo an toàn.
  • Môi trường làm việc có chứa các chất động hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

+ Một số quy định về việc đảm bảo an toàn lao động:

  • Thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật an toàn trong lao động.
  • Không để các vấn đề tâm lý khiến mất tập trung, lơ là trong khi làm việc. 
  • Không tự ý vi phạm các quy trình kỹ thuật trong lao động. 
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị làm việc. 
  • Trang bị các thiết bị bảo hộ cho người lao động để đảm bảo sức khỏe. 
  • Cần xây dựng kế hoạch làm việc, biện pháp an toàn lao động, tập huấn cho người lao động những kỹ năng về an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc. 
  • Người lao động cần đi khám sức khỏe định kỳ.

- GV mời đại diện nhóm khác trình bày, bổ sung ý kiến của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.  

3. Chia sẻ ý nghĩa của việc bảo đảm an toàn và nghề nghiệp của người lao động 

3.1. Xác định biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

- Đảm bảo an toàn:

+ Thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ.

+ Có hệ thống cảnh báo mất an toàn.

+ Có quy định, hướng dẫn thực hiện an toàn lao động.

- Đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp:

+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí.

+ Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế.

+ Quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần của người lao động.












Nhiệm vụ 2: Chia sẻ về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số tình huống về an toàn lao động.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

  
  

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động:

+ Đối với người lao động.

+ Đối với cơ sở sản xuất/tổ chức/cơ quan làm việc.

Gợi ý:

+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động.

+ Nâng cao năng suất lao động.

+ Giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động gây ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ ý nghĩa về việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ trước lớp.

Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động: 

+ Phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 

+ Bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động. 

+ Nâng cao hiệu quả lao động và mục tiêu phát triển.

+ Thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội....

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3.2. Chia sẻ về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động 

Việc đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của người động có vai trò rất quan trọng đối với người lao động, đây cũng chính là quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi người cần thực hiện tốt quy định an toàn lao động.

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint bài: Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

  • Xem video và cùng nhau hát bài “Nối vòng tay lớn” (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) để trả lời câu hỏi: “Em hãy cho biết bài hát có ý nghĩa gì?”

GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI

  • Bài hát “Nối vòng tay lớn” là tiếng nói tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay, kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui, thanh bình vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hòa bình, hạnh phúc.

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Hoạt động 2: Tìm hiểu hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm với cộng đồng

Hoạt động 3:

Tìm hiểu về văn hóa mạng xã hội

Hoạt động 4: Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng

Hoạt động 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội

Hoạt động 6: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng cộng và đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động

Hoạt động 7: Đánh giá ý nghĩa của các hoạt động phát triển cộng đồng

Hoạt động:

Củng cố kiến thức – Vận dụng

Hoạt động 1:

Tìm hiểu cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Nhiệm vụ 1: Xác định các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng mà em cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp

  • Các em hãy viết ra giấy các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng mà bản thân thấy cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Sau đó, chia sẻ với các bạn trong nhóm và lí giải nguyên nhân vì sao cần xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các cá nhân, tổ chức đó.

Gợi ý tham khảo: Những cá nhân, tổ chức trong cộng đồng cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp như:

  • Hàng xóm
  • Người dân nơi em sinh sống
  • Nhóm, hội có đặc điểm, lợi ích chung (nhóm bạn, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ,...)
  • Đoàn Thanh Niên
  • Chính quyền địa phương,…

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, tải giáo án hoạt động trải nghiệm 11 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều, tải giáo án word và điện tử hoạt động trải nghiệm 11 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay