Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word mônkinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 bộ sách "Chân trời sáng tạo ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo


\

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THUẾ

BÀI 6: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước.

- Liệt kê được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

- Nếu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội hiểu được khái niệm ngân sách nhà nước; hiểu được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

+ Điều chỉnh hành vi: hiểu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách; đồng tình, ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước.

  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Tự giác, tìm tòi, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  3. Nội dung: Hãy đọc thông tin và thực hiện yêu cầu trong SGK.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được yêu cầu trong SGK.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và suy nghĩ trả lời yêu cầu:

“Trong một giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng đến việc học tập của rất nhiều học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục cả nước Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ kinh phí giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phi trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.”

Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về chính sách hỗ trợ, không thu học phí của Chính phủ trong thông tin trên. Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

Đây là chính sách hỗ trợ rất thiết thực của Chính phủ nhằm hỗ trợ nhiều HS, sinh viên trong giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng đến việc học tập. Chính sách này góp phần ổn định cuộc sống và tạo điều kiện cho các em được học tập thuận lợi. Nguồn thu này đến từ ngân sách của Nhà nước được trích hằng năm để chi các hoạt động chi ngân sách của Chính phủ.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, góp phần quyết định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Bài học này giúp các em hiểu rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm và các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6:Ngân sách nàh nước và thực hiện pháp luật về ngân sách.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ngân sách nhà nước

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm của ngân sách nhà nước.
  2. Nội dung: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi dựa trên thông tin.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước?

+ Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phần nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm ngân sách nhà nước

– Theo Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

– Ngân sách nhà nước gồm có:

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chí của cấp địa phương.

+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngân sách Nhà nước

  1. Mục tiêu: HS liệt kê được đặc điểm của ngân sách nhà nước.
  2. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được những đặc điểm của ngân sách nhà nước.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin 1,2 trong SGK, thảo luận theo cặp và thực hiện theo yêu cầu:

+ Cho biết, ở nước ta cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

+ Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân sách nhà nước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Đặc điểm của ngân sách Nhà nước

- Ngân sách nhà nước cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành và giám sát trực tiếp.

- Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.

- Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

- Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

- Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ngân sách nhà nước

  1. Mục tiêu: HS biết được vai trò của ngân sách nhà nước.
  2. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được vai trò của ngân sách nhà nước.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu nhóm HS (nhóm 4HS) đọc các trường hợp trong SGK và cho biết vai trò của ngân sách nhà nước.

* Trường hợp 1:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, tân sinh viên sư phạm sẽ được miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng. Nghe tin này, anh A rất vui mừng vì con anh vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm H mà điều kiện kinh tế gia đình lại rất khó khăn. Nhờ chính sách này của Chính phủ, anh H đã phần nào gánh nặng các khoản tiền học phí, chi phí sinh hoạt trong suốt 4 năm đại học của con mình.

* Trường hợp 2.

Thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, tỉnh A đã thực hiện các chính sách giảm nghèo như: chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, chính sách năng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục - đào tạo, chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi,... góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người nghèo, người có thu nhập thấp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Vai trò của ngân sách nhà nước

+ Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính:

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

Hoạt động 3: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước

  1. Mục tiêu: HS nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách.
  2. Nội dung: Đọc trường hợp trong SGK và cho biết quyền, nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước.
  3. Sản phẩm học tập: HS xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK và xác định quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước.

Trường hợp: Hằng năm, Công ti A luôn chấp hành nghiêm chỉnh quy định về Luật Ngân sách nhà nước, hoàn thành các nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách, công ti cũng đóng góp nguồn thu quan trọng cho địa phương, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân và an sinh xã hội.

Hãy cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện,

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

Theo Luật Ngân sách nhà nước SỐ 83/2015/QH13 quy định về Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phi, lễ phi và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phi theo dự toán được giao thì phải quản lí, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính.

3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

4. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật. Như vậy từ trường hợp trên, Công ti A đã thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước;

– Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về quyền hạn, nghĩa

 

vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

 

+ Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp

 

khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; + Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lí, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục

 

đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính + Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách;

 

+ Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1: Bày tỏ ý kiến

  1. Mục tiêu: HS xác định được khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước.
  2. Nội dung: Trao đổi cùng bạn và cho biết đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến. Giải thích vì sao.
  3. Sản phẩm học tập: HS trao đổi cùng bạn để trả lời đồng tình hay không đồng tình và giải thích các ý kiến trong SGK.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các ý kiến, thảo luận nhóm để trả lời và giải thích.

Trao đổi cùng bạn và cho biết em đồng tinh hay không đồng tình với các ý kiến sau. Giải thích vì sao.

  1. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu chi của ngân sách nhà nước,
  2. Hoạt động chi thu của ngân sách thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.
  3. Ngân sách nhà nước góp phần điều tiết nền kinh tế như kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính.
  4. Ngân sách nhà nước luôn duy trì ở mức bội chi để đảm bảo các hoạt động của kinh tế - xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong, trình bày đáp án:

+ Không đồng tình vì chưa đầy đủ theo đặc điểm của ngân sách nhà nước”Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

+ Đồng tình vì theo đặc điểm của ngân sách nhà nước “Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

+ Không đồng tình vì theo đặc điểm của ngân sách nhà nước “Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành”

+ Đồng tình vì theo vai trò của ngân sách nhà nước “Ngân sách nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.”

+ Không đồng tình vì theo vai trò của ngân sách nhà nước "Ngân sách nhà nước có vai trò tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước”. Ngoài ra theo khái niệm ngân sách nhà nước "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước”. Trong ngân sách nhà nước còn có nguồn thu nên việc ngân sách nhà nước luôn duy trì ở mức bội chi là còn tuỳ vào việc chi hay thu nhiều hơn.

Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập

Nhiệm vụ 2:

  1. Mục tiêu: HS xác định được đặc điểm của ngân sách nhà nước.
  2. Nội dung: Đọc các nội dung và giải thích nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước.
  3. Sản phẩm học tập: HS đọc các nội dung và giải thích được nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các nội dung và giải thích nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước

Em hãy đọc các nội dung sau và cho biết nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước. Vì sao?

  1. Ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.
  2. Ngân sách nhà nước góp phần hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
  3. Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành.
  4. Ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong, trình bày đáp án:

a – Đúng đặc điểm của ngân sách nhà nước “Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

b – Sai vì thuộc vai trò của ngân sách nhà nước.

c – Đúng đặc điểm của ngân sách nhà nước"Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.

d- Sai vì thuộc vai trò của ngân sách nhà nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập

Nhiệm vụ 3: Nhận xét

  1. Mục tiêu: HS nhận xét được những hành vi chấp hành và những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước.
  2. Nội dung: Đọc các trường hợp và nhận xét về các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách.
  3. Sản phẩm học tập: HS ủng hộ hành vi chấp hành và phê pháp những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu: Em có nhận xét gì về hành vi của công ti A và công ti M trong các trường hợp trên?

* Trường hợp 1

Doanh nghiệp A kinh doanh về lĩnh vực công nghệ, hàng năm tổng lợi nhuận lên đến hơn 10 tỉ đồng. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước phát hiện Doanh nghiệp A chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Trường hợp 2.

Việc công khai ngân sách hiện hay được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Hàng năm, địa phương T đã thực hiện công khai số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước một cách đầy đủ và nằm trong danh sách những địa phương đứng đầu về thu ngân sách.

* Trường hợp 3.

Trong năm vừa qua. Công ti M đã nộp ngân sách nhà nước trên 15 tỉ đồng Bên cạnh việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách; công ti đã tuyên truyền đế người lao động hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các chính sách thuế. Bên cạnh đó, Công ti M cũng được tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu trong việc nộp thuế vào ngân sách nhà nước

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong, trình bày đáp án

+ Trường hợp 1: Vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước theo khoản 1 Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước: "Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật”

+Trường hợp 2: Thực hiện đúng pháp luật về ngân sách nhà nước theo khoản 3 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước "Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách,

+ Trường hợp 3: Thực hiện đúng pháp luật về ngân sách nhà nước theo khoản 1 Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước: "Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật”

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy

  1. Mục tiêu: HS tóm tắt được đặc điểm, vai trò của ngân sách nhà nước thông qua sơ đồ tư duy.
  2. Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.
  3. Sản phẩm học tập: HS liệt kẻ được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu hoạt động: Hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thời gian hoàn thành. Nếu đã dặn dò từ tiết 2 thì tiết này chỉ trình bày. Nếu thực hiện trong tiết 3, thị giao nhiệm vụ buổi sau trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong, trình bày đáp án

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập

Nhiệm vụ 2:Thiết kế sản phẩm

  1. Mục tiêu: HS thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân.
  2. Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước.
  3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân..
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK

Hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện

Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV giải đáp những vấn đề HS còn thắc mắc đối với nhiệm vụ về nhà.

- GV hướng dẫn HS ghi kết quả thực hiện được, báo cáo vào tiết học sau.

- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS trong quá trình học tập.

*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 6
  • Hoàn thành bài tập được giao
  • Xem trước nội dung bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế.

 

 

Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 chân trời sáng tạo, Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 kì 1 CTST, Giáo án kinh tế pháp luật lớp 10 chân trời sáng tạo

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay