Giáo án PowerPoint Âm nhạc 6 Cánh diều chủ đề 7 Tiết 3: Các bậc chuyển hóa và dấu hóa. Hòa tấu nhạc cụ. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Giáo án PowerPoint Âm nhạc 6 - sách Cánh diều. Giáo án chủ đề 7 Tiết 3: Các bậc chuyển hóa và dấu hóa. Hòa tấu nhạc cụ. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Âm nhạc 6 Cánh diều chủ đề 7 Tiết 3: Các bậc chuyển hóa và dấu hóa. Hòa tấu nhạc cụ. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu


KHỞI ĐỘNG

Các em hát và vỗ tay theo nhịp bài hát

“Em yêu hòa bình”

Tiết 3: Các bậc chuyển hóa và dấu hóa -

Hòa tấu nhạc cụ - Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

  1. CÁC BẬC CHUYỂN HÓA VÀ DẤU HÓA
  2. Các bậc chuyển hóa: Bảy bậc âm cơ bản khi được nâng cao hoặc hạ thấp về cao độ sẽ tạo ra các bậc chuyển hóa.
  3. Dấu hóa: là kí hiệu để chỉ sự nâng cao hoặc hạ thấp của các bậc âm cơ bản
  4. Các loại dấu hóa:

Có 3 loại dấu hóa

Dấu thăng (♯): nâng bậc cơ bản lên nửa cung

Dấu bình (♮):hủy bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng

Dấu giáng (♭): hạ bậc cơ bản xuống nửa cung

  1. Các hình thức sử dụng dấu hóa

Các em hãy nghe âm thanh và quan sát một vài ví dụ về hai hình thức sử dụng dấu hoá, sau đó so sánh cao độ các nốt có đánh dấu X

THẢO LUẬN NHÓM

Các em hãy đọc SGK trang 51 và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

  • Dấu hoá bất thường được đặt ở vị trí nào trên khuông nhạc?
  • Dấu hoá bất thường có hiệu lực với những nốt nhạc nào?
  • Dấu hoá cố định được đặt ở vị trí nào trên khuông nhạc?
  • Dấu hoá cố định có hiệu lực với những nốt nhạc nào?

Có 2 hình thức sử dụng dấu hóa

Dấu hóa bất thường

Đặt ở trước nốt nhạc, có hiệu lực với những nốt cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một ô nhịp

Dấu hóa cố định

Đặt sau khóa nhạc, có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc

  1. Kí hiệu các bậc chuyển hóa bằng chữ cái Latin

Dựa vào kiến thức về các bậc chuyển hóa và dấu hóa, các em hãy cho biết:

  • So sánh cao độ của các cặp nốt ở hình SGK trang 54
  • Bản nhạc bài hát Ước mơ xanh có sử dụng dấu hóa hay không? Đó là dấu hóa bất thường hay cố định.
  1. NHẠC CỤ: HÒA TẤU

Các em tìm hiểu bài hoà tấu và các ngón bấm để chơi phần bè của mình. Sau đó, luyện tập rồi trình diễn bài hoà tấu theo tổ, nhóm, cặp.

III. NHẠC SĨ CAO VĂN LẦU (1892 – 1976)

Các em hãy xem hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu

và đọc kiến thức SGK trang 54, sau đó trả lời câu hỏi:

  • Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là tác giả của bản nhạc nổi tiếng nào?
  • Tên bản nhạc đó có ý nghĩa gì?
  • Vì sao Nhà nước lại xây dựng Khu Di tích quốc gia mang tên nhạc sĩ Cao Văn Lầu?

*Trả lời:

  • Quê quán: Long An.
  • Ông là tác giả bài Dạ cổ hoài lang rất nổi tiếng và độc đáo của nghệ thuật Cải lương Việt Nam.
  • Sau này, Dạ cổ hoài lang đã phát triển thành bản Vọng cổ – một bản nhạc chủ chốt của nghệ thuật Cải lương
  • Bên cạnh tài năng sáng tác, nhạc sĩ Cao Văn Lầu còn sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, đàn cò, đàn kìm, trống lễ.
  • Năm 2014, khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

LUYỆN TẬP

Các em chia nhóm và luyện tập bản Hòa tấu với các phần bè của mình.

Tìm hiểu về nghệ thuật Cải lương Việt Nam

  • Nguồn gốc: Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên dòng nhạc Đờn ca tài tửdân ca vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ
  • Bố cục: được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch.
  • Đề tài và cốt truyện: Các vở Cải lương đều khai thác các truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các câu chuyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam. Ngoài ra, các nhà soạn giả cũng dựa theo truyện xưa của Trung Quốc hoặc dựng lên những cốt truyện với nhân vật, địa danh có vẻ của Trung Quốc nhưng những cảnh ngộ, tình tiết thì của xã hội Việt Nam.
  • Âm nhạc Cải lương chịu ảnh hưởng của hai nền nhạc lớn đã có từ thời cổ và tồn tại đến bây giờ, đó là nền ca hát dân gian và nền nhạc khí dân gian.

Một số vở Cải lương nổi tiếng

Tiếng trống Mê Linh

Lan và Điệp

Ngao Sò Ốc Hến

Một số nghệ sĩ Cải lương nổi tiếng

Nghệ sĩ Kim Tử Long

Nghệ sĩ Bạch Tuyết

Nghệ sĩ Lệ Thủy

Nghệ sĩ Ngọc Huyền

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại các bậc chuyển hóa và dấu hóa

Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Ôn tập chủ đề Hòa bình

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Âm nhạc 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay