Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

Giáo án powerpoint công nghệ 7 kết nối tri thức. Giáo án bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi
Giáo án PowerPoint bài 9: Giới thiệu về chăn nuôi

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Em hãy kể tên một số vật nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay

Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay: Trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ, ong…..

CHƯƠNG III. CHĂN NUÔI

BÀI 9: GIỚI THIỆU VỀ CHĂN NUÔI

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Vai trò và triển vọng của chăn nuôi
  2. Vật nuôi

III. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

  1. Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi
  2. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
  3. Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Quan sát Hình 9.1 SGK tr.40 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết một số vai trò của chăn nuôi.

  • Cung cấp thực phẩm
  • Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt
  • Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến
  • Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến
  • Làm cảnh, canh giữ nhà

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

  • Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm nào cho con người?
  • Những loại vật nuôi nào cho sức kéo?
  • Giữa trồng trọt và chăn nuôi có mối quan hệ như thế nào?

- Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm cho con người: thịt, trứng, sữa,…

- Những loại vật nuôi nào cho sức kéo: trâu, bò, ngựa,…

- Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi: tác động qua lại lần nhau.

  • Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt.
  • Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.

Em hãy nêu triển vọng của ngành chăn nuôi

Triển vọng của ngành chăn nuôi

Chăn nuôi đang hướng tới phát triển công nghệ cao.

Chăn nuôi bền vững để cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, bảo vệ môi trường tốt hơn.

Một số hình ảnh về chăn nuôi công nghệ cao

  1. Vật nuôi
  2. Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta
  • Quan sát Hình 9.2 và cho biết những vật nuôi nào là gia súc, vật nuôi nào là gia cầm.
  • Mục đích nuôi từng loại vật nuôi đó là gì?
  1. Một số vật nuôi phổ biến ở nước ta

- Vật nuôi là gia súc: lợn (hình a), bò (hình d), dê (hình g), trâu (hình i).

  • Mục đích: sản xuất hàng hóa, thực phẩm (lấy thịt, sữa) và sức lao động.

- Vật nuôi là gia cầm: gà (hình b); ngỗng (hình c); vịt (hình e) ; ngan (hình h).

  • Mục đích: nuôi lấy thịt, trứng cung cấp thực phẩm hoặc các sản phẩm khác, lấy lông vũ.
  1. Vật nuôi đặc trưng vùng miền

Quan sát Hình 9.3 và trả lời câu hỏi:

  • Tại sao lại gọi là vật nuôi đặc trưng vùng miền?
  • Trong các loại vật nuôi ở Hình 9.3, em có ấn tượng với loại vật nuôi nào nhất? Vì sao?

Gọi là vật nuôi đặc trưng vùng miền vì:

  • Chúng được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương.
  • Có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm.

Liên hệ thực tế: Kể tên một số loại vật nuôi đặc trưng vùng miền mà em biết và mô tả đặc điểm của loại vật nuôi đó.

Một số loại vật nuôi đặc trưng vùng miền và đặc điểm

Bò u đầu rìu:

  • Tập trung chủ yếu tại Nghệ An, Hà Tĩnh và một số địa phương lân cận.
  • Lông có màu từ vàng đến nâu nhạt, cao khoảng 110–115 cm.
  • Con đực có u vai màu hơi đen giống hình cái rìu nên gọi là “u đầu rìu”.
  • Bò đực mặt thanh, sừng ngắn to, bò cái nhỏ.
  • Tai nhỏ, thẳng. Yếm thẳng và gọn. Lông thưa, ngắn và mịn. Đuôi dài, chỏm đuôi có màu đen.’

Lợn đen Lũng Pù:

  • Phân bố: tỉnh Hà Giang.
  • Có tầm vóc to lớn, nuôi 10 đến 12 tháng đạt trọng lượng 80 đến 90 kg.
  • Lông đen, dày và ngắn. Da thô, tai nhỏ cúp, mõm dài trung bình.
  • Giống lợn có hai loại hình, một loại 4 chân trắng và có đốm trắng ở trán và mõm, một loại đen tuyền.

III. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

Hoạt động nhóm đôi. Đọc thông tin mục III, quan sát Hình 9.4 SGK tr.43 và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1: Nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi nông hộ

Nhóm 2: Nêu đặc điểm của phương thức chăn nuôi nông trại

  1. Chăn nuôi nông hộ
  • Là phương thức chăn nuôi khá phổ biến ở Việt Nam
  • Người dân chăn nuôi tại hộ gia đình, số lượng vật nuôi ít.
  • Chi phí đầu tư chuồng trại thấp, năng suất chăn nuôi không cao.
  • Biện pháp xử lí chất thải chưa tốt => Nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, con người và môi trường.
  1. Chăn nuôi nông trại
  • Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư, với số lượng vật nuôi lớn.
  • Có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh.
  • Có biện pháp xử lí chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.
  1. Một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 9.5, 9.6 và thực hiện nhiệm vụ:

  • Nhóm 1: Tìm hiểu về nghề bác sĩ thú ý và phẩm chất cần có của một bác sĩ thú ý.
  • Nhóm 2: Tìm hiểu về nghề kĩ sư chăn nuôi và phẩm chất cần có của một số kĩ sư chăn nuôi.
  1. Bác sĩ thú y
  • Là những người làm nhiệm vụ:
    • Phòng bệnh, khám và chữa bệnh cho vật nuôi.
    • Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
    • Nghiên cứu thử nghiệm các loại thuốc, vắc-xin cho vật nuôi.
  • Phẩm chất cần có: yêu động vật, cẩn thận, tỉ mị, khéo tay.
  1. Kỹ sư chăn nuôi
  • Là những người làm nhiệm vụ:
    • Chọn và nhân giống vật nuôi.
    • Chế biến thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.
  • Phẩm chất cần có: yêu động vật, thích nghiên cứu khoa học, thích chăm sóc vật nuôi.
  1. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Đọc thông tin mục V SGK tr.45 và quan sát Hình 9.7, trả lời câu hỏi:

  • Có những biện pháp nào bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
  • Nêu những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi
  1. Vệ sinh khu vực chuồng trại
  • Vệ sinh khu chuồng trại và khu vực xung quanh.
  • Giữ cho chuồng nuôi luôn sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  1. Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi
  • Nếu chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người và vật nuôi.
  • Chất thải chăn nuôi phải được thu gom triệt để càng sớm càng tốt, bảo quản và lưu trữ đúng nơi quy định, không để chúng phát tán ra môi trường.
  • Những biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi:
  • Hình 9.7a: Công nghệ biogas (Hệ thống khí sinh học)
  • Hình 9.7b: Ủ phân hữu cơ.
  • Một số giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay:
  • Quy hoạch chăn nuôi.
  • Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (hệ thống khí sinh học)
  • Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.
  • Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost).
  • Xử lý bằng công nghệ ép tách phân.
  • Xử lý nước thải bằng ôxy hóa.
  • Sử dụng chế phẩm Bio-catalyse.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò:

A Trứng

B Thịt

C Sữa

D Da

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là của vật nuôi đặc trưng vùng miền của nước ta:

  1. Được nuôi ở hầu hết các địa phương
  2. Được nuôi tại một số địa phương nhất định
  3. Sản phẩm thơm ngon, được nhiều người yêu thích
  4. Sản phẩm dễ bán, giá cao, góp phần đem lại thu nhập cao cho người lao động

Câu 3: Gà Đông Tảo có xuất sứ ở địa phương nào sau đây?

  1. Văn Lâm - Hưng Yên
  2. Khoái Châu - Hưng Yên
  3. Tiên Lữ - Hưng Yên
  4. Tiên Lữ - Hưng Yên

Câu 4: Đặc điểm của chăn nuôi nông hộ là:

  1. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi lớn
  2. Chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít
  3. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi nhiều
  4. Chăn nuôi tại khu vực riêng biệt, xa nhà ở, số lượng vật nuôi tùy theo từng trang trại

Câu 5: Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường?

  1. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi
  2. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi
  3. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ
  4. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn

Trò chơi ghép hình

  • Quan sát hình ảnh và ghép hình vật nuôi vào đúng ô gia súc hoặc gia cầm.
  • Ai ghép chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.

VẬN DỤNG

“Ngày này, người ta cho rằng chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên rất có giá trị”. Em cho biết ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học
  • Hoàn thành câu hỏi phần Luyện tập, Vận dụng SGK tr.46
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 10: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay