Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Giáo án PowerPoint Địa lí 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Địa lí 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
BÀI 11: THỰC HÀNHĐọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Khởi động
- Cặp đôi: Thảo luận tình huống sau
“Bạn nam muốn đi du lịch nhưng lại phân vân không không biết phải mang theo vật dụng gì để xác định phương hướng và độ cao của địa hình nên đang đứng tần ngần trước tủ quần áo”
Các bạn hãy gợi ý giúp bạn Nam đưa các dụng cụ cần thiết mang đi nhé!
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn
Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,…) của khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức.
Em hãy nhắc lại khái niệm đường đồng mức.
Đường đồng mức là đường nối các điểm có cùng độ cao địa hình.
+ Đường đồng mức là đường nối các điểm có cùng độ cao địa hình.
+ Đường đồng càng sát nhau địa hình càng dốc.
Hướng dẫn đọc BDDH tỉ lệ lớn
+ Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức.
+ Căn cứ vào đường đồng mức, tính độ cao của điểm trên lược đồ.
+ Căn cứ độ gần xa giữa các đường đồng mức để biết độ dốc địa hình.
+ Tính khoảng cách thực tế giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lược đồ.
Nhiệm vụ
Quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi:
- Xác định độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức?
- Xác định độ cao của các điểm B,C,D,E trên lược đồ.
- So sánh độ cao của đỉnh núi A1 và A2?
- Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn?
Trả lời
- Độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức là 200m.
- Độ cao của các điểm
B 0m
C 0m
D 600m
E 100m
- Đỉnh núi A1 (950m) > đỉnh núi A2 (900m)
- Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C vì từ A1 đến B các đường đồng mức nằm gần nhau.
- Đọc lát cắt địa hình
Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình
+ Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt.
+ Từ hai điểm mốc, xác định hướng của lát cắt, đi qua những điểm độ cao, các dạng địa hình đặc biệt nào và sự biến đổi độ dốc của địa hình,….
+ Từ đó, mô tả sự biến đổi của địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.
+ Dựa vào tỉ lệ lát cắt, tính được khoảng cách giữa các địa điểm.
Kiến thức: Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang sắc màu.
Quan sát hình và cho biết
- Cho biết lát cắt đi qua những dạng địa hình nào?
- Trong các điểm A,B,C điểm nào có độ cao thấp nhất và độ cao cao nhất?
Đáp án
Lát cắt đi qua những dạng địa hình: NÚI, CAO NGUYÊN, ĐỒNG BẰNG
Điểm C có độ cao cao nhất, điểm A có độ cao thấp nhất.
Câu hỏi: Xác định hướng của lát cắt A-B, điểm cao nhất và điểm thấp nhất?
- Lát cắt A-B được cắt theo hướng TB-ĐN
- Điểm cao nhất của lát cắt là 1.900m
- Điểm thấp nhất của lát cắt là 900m
VẬN DỤNG
Đọc bản đồ địa hình ở địa phương em
Đọc lát cắt địa hình dãy núi
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hoàn thành bài tập vận dụng
Chuẩn bị nội dung theo hướng dẫn của GV
Đọc trước nội dung bài 12
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6