Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 3 chân trời sáng tạo
Âm nhạc 3 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Âm nhạc 3 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 1. TUỔI THƠ ÊM ĐỀM
TIẾT 1
- Khám phá: Chuyến dã ngoại của Sơn Ca
- Học hát lời 1 bài: Cánh đồng tuổi thơ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực chung:
Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi được học lời 1 bài hát Cánh đồng tuổi thơ.
Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động khám phá.
- Năng lực âm nhạc:
Khám phá và thể thể hiện âm thanh có tính nhịp điệu
Hát lời 1 bài hát Cánh đồng tuổi thơ đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
3. Phẩm chất: Yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động thảo luận, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
Bức tranh khám phá chủ đề, các tệp âm thanh bài hát.
Nhạc cụ gõ đơn giản, bảng tương tác (nếu có)
- Đối với HS: Sách, vở, dụng cụ học tập cần thiết cho tiết học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: + Nhận biết được âm thanh có tính nhịp điệu của các sự vật trong cuộc sống. + Mô phỏng được âm thanh có tính nhịp điệu của các sự vật trong cuộc sống. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS vỗ tay để tạo những tiết tấu lặp lại theo chu kì và những tiết tấu không có sự lặp lại: - GV đưa ra khái niệm âm thanh có tính nhịp điệu và dẫn vào hoạt động Khám phá. - GV dùng hình ảnh trong tranh chủ đề để tạo tình huống và đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Quan sát các sự vật có trong tranh chủ đề, sự vật nào tạo ra âm thanh có tính nhịp điệu? - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mỗi nhóm sẽ mô phỏng âm thanh của một sự vật (cầu bập bênh, đánh chuyền, tiếng động cơ máy cày, mèo kêu, gà kêu…). - GV giữ nguyên đội chơi, yêu cầu các đội tìm những sự vật tạo ra âm thanh có tính nhịp điệu trong cuộc sống và mô phỏng âm thanh đó. Đội nào tìm được nhiều âm thanh hơn là đội chiến thắng.
HOẠT ĐỘNG: HÁT (LỜI 1) a. Mục tiêu: Nghe và vận động được theo nhịp điệu của bài hát, biết cách hát luyến lên, luyến xuống. b. Cách thức thực hiện: * Đọc lời ca, đọc suôn và đọc theo tiết tấu - GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS đọc lời bài hát *Nghe hát mẫu, tìm hiểu bài hát - GV mở video bài hát Cánh đồng tuổi thơ, yêu cầu HS kết hợp vận động theo nhịp điệu. https://www.youtube.com/watch?v=HIUlOu4KB3E - GV đặt câu hỏi: Bài hát Cánh đồng tuổi thơ do ai sáng tác? Bài hát có nhịp điệu như thế nào?
* Khởi động giọng - GV cho HS luyện giọng trước khi học hát lời 1 bài Cánh đồng tuổi thơ. * Tập hát từng câu - GV cùng HS chia bài hát ra thành các câu và tập hát: + Câu 1. Em đi theo ba…dòng kênh xanh. + Câu 2. Đầm sen thơm ngát…qua cầu tre. + Câu 3. Em thương yêu quê…thơm lúa mới + Câu 4. Đàn sáo líu lo…tắm sông đùa vui. (https://www.youtube.com/watch?v=rgXvFztBatA) * Luyện hát với nhạc đệm - GV cho HS hát với kết hợp gõ theo nhịp, hát với kết hợp vận động phụ họa. - Sau khi luyện tập, giáo viên đặt câu hỏi: Câu hát nào trong lời 1 của bài hát gợi cho em thấy vẻ đẹp của thôn quê? - GV chiếu một số hình ảnh: Thôn quê, đồng lúa…
- Từ câu trả lời, GV nhắc nhở HS: Chúng ta cần phải biết yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động.
*Củng cố, dặn dò: - HS về nhà ôn luyện lời 1 của bài hát - GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân. |
- HS vỗ tay theo tiết tấu
- HS chăm chú lắng nghe
- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: Các sự vật có trong tranh chủ đề, sự vật tạo ra âm thành có tính nhịp điệu:
- HS tổ chức chơi trò chơi hào hứng, nhiệt tình.
- HS đọc lời bài hát
- HS nghe nhạc và vận động theo nhịp
- HS trả lời câu hỏi: + Bài hát do nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sáng tác. + Bài hát có nhịp vừa, hồn nhiên.
- HS luyện giọng theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS chăm chú lắng nghe
- HS luyện hát - HS chăm chú lắng nghe, trả lời: Câu hát gợi em thấy vẻ đẹp của thôn quê là “Em yêu thương quê em, em thêm thương yêu cánh đồng thơm lúa mới. Đàn sáo líu lo….
- HS tập trung lắng nghe
- HS ghi nhớ và thực hiện
- HS chăm chú lắng nghe và tiếp thu. |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ÂM NHẠC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Tiết 1 – Khám phá, hát: Ôi ba mẹ
- Khám phá các âm thanh trong sinh hoạt hằng ngày
Các em hãy quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:
- Em thấy những sự vật, hoạt động gì trong bức tranh chủ đề?
- Gà trống, gà mẹ, gà con… và các hoạt động quét sân, bổ củi, tưới rau… phát ra âm thanh như thế nào?
=> Những sự vật, hoạt động có trong tranh: em bé quét sân, bố đốn củi, mẹ tưới rau, con trâu, đàn gà con, gà mái...
- Âm thanh phát ra:
- Gà trống
- Gà con
- Quét sân
- Âm thanh phát ra:
- Tưới rau
- Bổ củi
- Học hát bài Ôi ba mẹ
- Tìm hiểu bài hát
- Nhạc và lời 2: Phạm Trọng Cầu
- Thơ: Vân Anh
- Giai điệu bài hát: nhẹ nhàng, tình cảm
- Nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm của người con dành cho ba mẹ.
- Hát mẫu
- Học hát
LỜI 1:
- Câu 1: Vở con thơm mùi mực mới, lưng ba mặt giọt mồ hôi.
- Câu 2: Chân con tung tăng tung tăng đến lớp, vai mẹ nặng oằn gánh xôi
- Câu 3: Ôi ba mẹ, ôi ba mẹ, ba mẹ của con.
LỜI 2:
- Câu 1: Tuổi thơ con thường hay khóc, ru con lời mẹ như mây.
- Câu 2: Mai sau bay đi bay đi khắp chốn, ba mẹ cùng dìu cánh bay.
- Câu 3: Ôi ba mẹ, ôi ba mẹ, ba mẹ của con.
- Học hát bài Ôi ba mẹ
- Học hát
- Đọc tiết tấu và luyện tập gõ cát-ta-nét:
- Đọc tiết tấu và luyện tập mẫu đệm bằng vận động cơ thể
- Thực hành đệm cho bài hát Ôi ba mẹ
- Hát cả bài
- Luyện tập
LUYỆN TẬP THEO NHÓM
- Nhóm Đô: hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Nhóm Rê: hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- Nhóm Mi: hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp điệu.
Sau khi học bài hát, hình ảnh nào trong bài hát khiến em cảm thấy thương ba mẹ mình nhiều hơn?
Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về gia đình.
TRÒ CHƠI:
Câu 1: Tiếng gà trống kêu như thế nào?
Câu 1: Tiếng gà con kêu như thế nào?
Câu 3: Lời thơ của bài hát Ôi ba mẹ do ai viết?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung Tiết 1.
- Đọc và chuẩn bị trước Tiết
------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ÂM NHẠC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI ÂM NHẠC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án âm nhạc 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 3 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Âm nhạc 3 chân trời sáng tạo, soạn Âm nhạc 3 chân trời sáng tạoTài liệu giảng dạy môn Âm nhạc tiểu học