Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều Chủ đề 9: Thích ứng với môi trường học tập mới

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 9: Thích ứng với môi trường học tập mới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

 

CHỦ ĐỀ 9; THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 33 – TUẦN 35)

(18 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm mới ở trường trung học cơ sở là:

  1. Mỗi tiết học dài 45 phút, mỗi buổi học 5 tiết.
  2. Mỗi tiết học dài 60 phút, mỗi buổi học 5 tiết.
  3. Cứ 3 tiết học ra chơi một lần.
  4. Cứ 2 tiết học ra chơi một lần.

Câu 2: Đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới là:

  1. Nhút nhát.
  2. Tự ti.
  3. Hiếu thảo.
  4. Kiên trì.

Câu 3: Cách rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới là:

  1. Không giao lưu với các bạn bè mới.
  2. Không thích giao tiếp với người lạ.
  3. Tham gia tích cực các hoạt động học tập.
  4. Ít tham gia các hoạt động tập thể.

 

Câu 4: Đặc điểm mới của học sinh lớp 5 là gì?

  1. Chuẩn bị vào trường Trung học phổ thông.
  2. Chuẩn bị vào trường Trung học cơ sở.
  3. Là lớp nhỏ nhất cấp Trung học.
  4. Là lớp ưu tú của cấp Tiểu học.

 

Câu 5: Đâu là nhiệm vụ học tập của học sinh lớp 5?

  1. Hoàn thành chương trình tiền Tiểu học.
  2. Hoàn thành chương trình cấp Trung học phổ thông.
  3. Hoàn thành chương trình cấp Trung học cơ sở.
  4. Hoàn thành chương trình cấp Tiểu học.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm mới ở trường trung học cơ sở?

  1. Mỗi tiết học dài 45 phút.
  2. Mỗi buổi học 5 tiết.
  3. Có nhiều môn hơn cấp Tiểu học.
  4. Có thêm môn Ngoại ngữ.

Câu 2: Bước vào môi trường học tập mới, chúng ta không cần tìm hiểu điều gì sau đây?

  1. Tên và địa điểm trường.
  2. Cách di chuyển từ nhà đến trường.
  3. Ai là người học kém nhất trường.
  4. Các môn học và hoạt động giáo dục.

Câu 3: Đâu không phải là đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới?

  1. Chia sẻ, hợp tác.
  2. Hòa đồng.
  3. Tự ti.
  4. Tự lập.

Câu 4: Đâu không phải là cách để rèn luyện sự tự tin để thích ứng với môi trường học tập mới?

  1. Liệt kê và thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ ở nhà, ở trường.
  2. Trì hoãn học bài và làm bài sang ngày hôm sau.
  3. Giữ cho bản thân luôn sạch sẽ, vệ sinh.
  4. Luôn chào hỏi thầy cô, bạn bè và chia sẻ ý kiến, quan điểm của bản thân.

Câu 5: Đâu không phải là đức tính liên quan đến giao tiếp, ứng xử?

  1. Lắng nghe.
  2. Chăm chỉ.
  3. Tôn trọng.
  4. Hợp tác, chia sẻ.

Câu 6: Đâu không phải việc cần làm để rèn luyện tính kỉ luật?

  1. Tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  2. Chủ động tự làm lấy việc của mình.
  3. Thực hiện nề nếp sinh hoạt khoa học.
  4. Luôn nhờ người khác giúp đỡ dù việc lớn hay nhỏ.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  1. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin.
  2. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
  3. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình.
  4. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình.

Câu 2: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta:

  1. Sống tự do hơn trong xã hội.
  2. Thành công trong cuộc sống.
  3. Bản thân cảm thấy vui vẻ hơn.
  4. Tự tin trong mắt người khác.

Câu 3: Câu ca dao nào không nói về sự tự tin?

  1. Trời sinh voi trời sinh cỏ.
  2. Thua keo này ta bày keo khác.
  3. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
  4. Thất bại là mẹ thành công.

Câu 4: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ:

  1. Nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
  2. Có cuộc sống nghèo nàn, túng thiếu.
  3. Trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
  4. Luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 5: Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

  1. Tự tin.
  2. Siêng năng, kiên trì.
  3. Trung thực.
  4. Khiêm tốn.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Là học sinh, em cần:

  1. Học thật giỏi, còn những việc khác không quan tâm.
  2. Rèn luyện bản thân, thể dục nâng cao sức khỏe, trau dồi kiến thức .
  3. Không tự tin đối diện trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
  4. Không cần phải thực hiện đúng kế hoạch của bản thân.

Câu 2: Câu nói dưới đây của ai?

Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ…”

  1. Hồ Chí Minh.
  2. Võ Nguyên Giáp.
  3. Trường Chinh.
  4. Lê Duẩn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay