Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 cánh diều Chủ đề 3: An toàn và tự chủ trong cuộc sống
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: An toàn và tự chủ trong cuộc sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ 3: AN TOÀN VÀ TỰ CHỦ TRONG CUỘC SỐNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 9 – TUẦN 12)
(18 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Tự chủ là gì?
- Là tự làm chủ kiến thức.
- Là chủ yếu dựa vào cha mẹ.
- Là tự làm chủ bản thân mình.
- Là phát triển kĩ năng sống của bản thân.
Câu 2: Lợi ích của giao tiếp trên mạng là:
- Phát triển kĩ năng đọc và viết.
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ.
- Phát triển khả năng sáng tạo.
- Lộ hình ảnh cá nhân.
Câu 3: Biểu hiện của tự chủ khi giao tiếp trên mạng là:
- Lịch sự khi giao tiếp với người khác trên mạng.
- Cài đặt mật khẩu cho mọi mgười.
- Để người lạ biết thông tin cá nhân.
- Giao tiếp với người khác trên mạng bằng lời thô lỗ.
Câu 4: Đâu là nguy cơ có thể gặp phải khi giao tiếp trên mạng?
- Tiếp cận với nội dung bổ ích.
- Tăng khả năng giao tiếp.
- Lộ thông tin cá nhân.
- Phát triển kĩ năng đọc và viết.
Câu 5: Nguyên nhân gây ra hỏa hoạn là:
- Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin.
- Đốt củi ngoài đường.
- Không tắt điện khi ra khỏi nhà.
- Không tắt điều hòa khi không dùng.
Câu 6: Khi hỏa hoạn chúng ta cần làm gì?
- Chạy loạn tìm lối thoát hiểm.
- Chạy thẳng về hướng ra vào.
- Thoát hiểm bằng thang máy.
- Giữ bình bĩnh, không hoảng loạn.
Câu 7: Ngày 20 tháng 11 là ngày gì?
- Ngày Quốc tế Phụ nữ.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Ngày Phụ nữ Việt Nam.
- Ngày của Cha.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là biện pháp phòng chống hỏa hoạn?
- Không để các chất dễ gây cháy gần nguồn lửa.
- Không được nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.
- Sử dụng nhiều thiết bị điện cùng môỵ lúc trong một ổ cắm cắm điện.
- Tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng.
Câu 2: Khi có chuông báo cháy, chúng ta không được làm gì dưới đây?
- Nhanh chóng tìm khu vực có biển báo “EXIT” gần nhấ để di chuyển ra bên ngoài.
- Giữ bình tĩnh, không hoản loạn.
- Liên hệ với lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
- Khi di chuyển không cúi thấp người.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không an toàn khi giao tiếp trên mạng?
- Không sử dụng ngôn ngữ bạo lực.
- Sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương.
- Không bình luận, nhận xét khiếm nhã.
- Sử dụng từ ngữ tinh tế.
Câu 4: Đâu không phải là lợi ích của giao tiếp trên mạng?
- Phát triển kĩ năng đọc và viết.
- Tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Biết thông tin cá nhân của nhiều người.
Câu 5: Khi xảy ra hỏa hoạn, chúng ta gọi vào số nào sau đây?
- 111.
- 112.
- 113.
- 114.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của tự chủ khi giao tiếp trên mạng?
- Đặt chuông báo thời gian.
- Để thông tin cá nhân trên trang mạng xã hội.
- Cài đặt mật khẩu cho riêng mình.
- Lịch sự khi khi giao tiếp với người khác trên mạng.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?
- Hút thuốc trong phòng ngủ.
- Đốt rác ngoài đường.
- Chập điện.
- Đốt củi trên rừng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Khi giao tiếp trên mạng, người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em sẽ làm gì?
- Cho người ta thông tin cá nhân.
- Gửi hình ảnh cá nhân.
- Thông báo cho bố mẹ và người thân biết.
- Chỉ nói địa chỉ nơi ở.
Câu 2: Tại sao chúng ta nên phòng chống hỏa hoạn?