Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội

Tài liệu giáo GDĐP lớp 2 Hà Nội.  Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Hà Nội. Tài liệu soạn gồm bao gồm những hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức giúp các em tìm hiểu về địa phương mình đang sống. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Hà Nội lớp 2.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS

  • HS nêu được những công trình kiến trúc, loại hình nghệ thuật, trang phục truyền thống và món ăn truyền thống của người Hà Nội.
  • HS chia sẻ, giới thiệu với người thân những công trình kiến trúc, loại hình nghệ thuật, trang phục truyền thống và món ăn truyền thống của người Hà Nội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, chủ động tiếp nhận nhiệm vụ và trình bày quan điểm cũng như phối hợp với nhóm, tham gia bàn bạc, trao đổi phản biện trước những vấn đề có liên quan.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết sử dụng tài liệu trong sách giáo khoa để thực hiện nhiệm vụ học tập,chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Cảm nhận và trình bày được những nét đẹp trong kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực của người Hà Nội.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quý, tự hào về văn hóa truyền thống của người Hà Nội.
  • Có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Hà Nội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)
  • Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm có liên quan tới bài học...
  • Phiếu học tập, bảng phụ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Kể tên các công trình kiến trúc, loại hình nghệ thuật, các món ăn truyền thống ở Hà Nội.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

  1. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể tên các công trình kiến trúc, các loại hình nghệ thuật, các món ăn truyền thống ở Hà Nội.

+ Các công trình kiến trúc truyền thống ở Hà Nội:

Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây)

Khu phố cổ (quận Hoàn Kiếm)

Làng cổ Cự Đà (huyện Thanh Oai)

Đình làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm)

+ Các loại hình nghệ thuật truyền thống ở Hà Nội:

Múa rối nước làng Đào Thục (huyện Đông Anh)

Múa lân sư rồng

+ Các món ăn truyền thống ở Hà Nội:

Phở bò

Bánh giầy Quán Gánh

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Văn hóa truyền thống của người Hà Nội được thể hiện qua lối sống, cách ứng xử, ẩm thực, kiến trúc, nghệ thuật... được truyền từ đời này sang đời khác. Để hiểu thêm về văn hóa truyền thống của người Hà Nội, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu vẻ đẹp trong khu phố cổ Hà Nội

  1. Mục tiêu:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của các di tích trong khu phố cổ Hà Nội.

- HS cảm nhân được vẻ đẹp xưa và nay của khu phố cổ Hà Nội.

  1. Nội dung: HS hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm: Phần trình bày của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về vẻ đẹp của khu phố cổ Hà Nội.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS hoạt động nhóm:

+ GV chuẩn bị phong bao có kèm hình ảnh và câu hỏi, yêu cầu các nhóm bốc thăm và thực hiện nhiệm vụ.

* Tư liệu học tập gồm có:

- Hình ảnh:

+ Nhóm 1: Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm.

Ngôi nhà nhìn từ bên ngoài

Ngôi nhà nhìn từ bên trong

Khu vực bể nước

Khu vực nhà bếp

+ Nhóm 2: Di tích đình Kim Ngân, quận Hoàn Kiếm.

Lối vào đình Kim Ngân

Lư hương giữa sân đình

Đại đình bên trong – nơi thờ ông tổ bách nghệ

Bia đá trên lối đi vào hậu cung

+ Nhóm 3. Phố cổ Hàng Đào.

Phố Hàng Đào xưa

Phố Hàng Đào nay

+ Nhóm 4: Khu phố cổ Hà Nội.

Khu phố cổ Hà Nội năm 1950

Khu phố cổ Hà Nội năm 2020

- Câu hỏi thảo luận:

+ Nhóm 1: Em hãy quan sát hình ảnh và miêu tả lại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây.

+ Nhóm 2: Em hãy quan sát hình ảnh và miêu tả lại di tích đình Kim Ngân, quận Hoàn Kiếm.

+ Nhóm 3: Em hãy quan sát hình ảnh và so sánh sự khác nhau giữa phố Hàng Đào ngày xưa và phố Hàng Đào ngày nay.

+ Nhóm 4: Em hãy quan sát hình ảnh và so sánh sự khác nhau giữa khu phố cổ Hà Nội ngày xưa và ngày nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày nhiệm vụ trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thêm thông tin cho HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vẻ đẹp trong khu phố cổ Hà Nội.

- Khu phố cổ Hà Nội có những ngôi nhà với lớp mái ngói, kết hợp cùng các họa tiết trang trí truyền thống của Việt Nam.

- Vẻ đẹp khu phố cổ gắn liền với văn hóa nghề thủ công truyền thống, được ghi dấu bằng tên phố hay các di tích tổ nghề.

- Ở khu phố cổ Hà Nội, một số nơi vẫn còn lưu giữ nghề và sản xuất các sản phẩm truyền thống như Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc...

- Những đường phố và các ngõ nhỏ ở khu phố cổ tạo nên vẻ đẹp hài hòa của không gian kiến trúc.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Hà Nội

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay