Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu giáo GDĐP lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu soạn gồm bao gồm những hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức giúp các em tìm hiểu về địa phương mình đang sống. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh lớp 2.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết một số di tích lịch sử - văn hoá cở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tìm hiểu được các đặc điểm chung của Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.
  • Mô tả được cấu trúc, cách xây dựng của Khu di tích.
  • Có ý thức quan sát, khám phá lĩnh vực mới, thể hiện sự yêu thích, trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức:
  • Nhận biết một số di tích lịch sử - văn hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh và trình bày được những đặc điểm của Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.
  • Hiểu và biết cách mô tả lại cấu trúc, cách xây dựng của Khu di tích.
  • Năng lực nhận thức tư duy : Thể hiện thái độ, cảm nghĩ của bản thân về các giá trị lịch sử của dân tộc.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu, sự trân trọng, cảm phục với truyền thống lịch sử tốt đẹp, hào hùng của dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 2.
  • Tranh, ảnh, video,…về các di tích lịch sử - văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh và Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục địa phương 2.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn ?

- GV phổ biến Cách chơi cho HS:

+ Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội gồm 4 – 6 HS.

+ Nhiệm vụ: Kể tên các di tích lịch sử - văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh mà em biết.

+ Trong vòng 1 phút, đội nào có câu trả lời nhanh và chính xác thì đội đó thắng cuộc.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV trình chiếu hình ảnh về một số di tích lịch sử - văn hoá của Thành phố:

Dinh độc lập

Bến cảng Nhà Rồng thế kỉ XX

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

- GV dẫn dắt vào bài học:

Hồ Chí Minh không chỉ là thành phố hiện đại, phát triển nhất Việt Nam mà nơi đây còn là điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và thế giới. Ngoài các di tích lịch sử - văn hoá như Dinh độc lập, Bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành,… thì Thành phố Hồ Chí Minh còn nổi tiếng bởi “mê cung dưới lòng đất” mang tên địa đạo Củ Chi. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Trình bày được những đặc điểm chính của Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

- Thể hiện sự thích thú, hào hứng khi tìm hiểu về một địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Cho được xây dựng trong thời gian nào?

+ Trong Khu di tích có những công trình nào?

- GV gọi đại diện 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi gồm hai địa điểm: địa đạo Bến Dược tại xã Phú Mỹ Hưng và địa đạo Bến Đình tại xã Nhuận Đức.

+ Được thực hiện trong hai giai đoạn: kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sơ đồ địa đạo Củ Chi

+ Đặc điểm chính:

·      Tổng chiều dài hơn 200 km hầm, chiều sâu 3 tầng.

·      Vai trò: là nơi ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu của nhân dân và các chiến sĩ.

·      Được đào bằng sức người, chịu được sức công phá của đạn pháo và xe thiết giáp.

Nhân dân xã Trung Lập Hạ, Củ Chi đào chiến hào

Một góc đường hầm bên trong địa đạo

·      Hệ thống đường hầm được thông lên mặt đất qua các lỗ thông hơi và các cửa bí mật.

·      Ngoài ra, Khu di tích còn có đền Bến Dược, tượng đài “Hồn thiêng đất nước”,...

Đền Bến Dược

Tượng đài “Hồn thiêng đất nước”

Hoạt động 2: Khám phá địa đạo Củ Chi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được cấu trúc, cách xây dựng địa đạo Củ Chi.

- Hiểu được những khó khăn, vất vả của đồng bào ta trong quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 4 nhóm, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy mô tả lại địa đạo Củ Chi.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:

+ Địa đạo Củ Chi bao gồm một hệ thống nhiều địa đạo khác nhau nằm trong hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An thuộc huyện Củ Chi.

Địa đạo Củ Chi nằm trong khu rừng xanh mát

+ Ban đầu, địa đạo chỉ là những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí, che giấu lực lượng kháng chiến, liên lạc, hỗ trợ thông tin. 

+ Về sau hệ thống hầm được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp. 

Các lối đi chằng chịt bên trong địa đạo

+ Địa đạo có 3 tầng sâu khác nhau, với nhiều đường hầm lớn nhỏ, nhiều khu vực được phân chia tùy theo chức năng khác nhau: phòng ăn, phòng họp, phòng cứu thương, giếng nước, nhà bếp với bếp Hoàng Cầm, lối thoát hiểm,… cùng với hệ thống thông hơi lên mặt đất được nguỵ trang một cách bí mật và khoa học.

Phòng họp lớn có thể họp được hơn 20 người

Tái hiện mô hình phòng mổ dưới Địa đạo Củ Chi

 

Trong hầm có giếng nước sạch, phục vụ việc ăn uống sinh hoạt của chiến sĩ

Trong địa đạo có các mô hình tái hiện những cảnh sinh hoạt của các chiến sĩ

+ Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật, thông lên mặt đất được che đậy kín đáo bằng cây cối.

+ Lối đi trong địa đạo có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau thông thường chỉ đủ chiều cao cho từng người đi khom lưng.

+ Năm 2015, địa đạo Củ Chi được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ củng cố kiến thức đã học, thực hành giới về Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS ôn tập lại các kiến thức đã học, lần lượt thực hiện các nhiệm vụ:

Câu 1. Cùng bạn giới thiệu về Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

·      Khu di tích nằm ở đâu?

·      Được xây dựng nhằm mục đích gì?

·      Nêu những điều đặc biệt, thú vị ở Khu di tích.

·      Cảm nhận về khu di tích.

Câu 2. Địa đạo Củ Chi được xây dựng như thế nào?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, liên hệ bản thân trong việc giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá của địa phương.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS đọc thầm yêu cầu bài tập vận dụng trong thời gian 5 phút:

Câu 1. Em sẽ làm gì để mọi người biết đến địa đạo Củ Chi?

Câu 2. Nếu được đi tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, em cần chuẩn bị những gì?

- GV gợi ý, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:

+ Để mọi người biết đến địa đạo Củ Chi, em có thể:

·      Chủ động chia sẻ những điều em biết về địa đạo Củ Chi với người thân, bạn bè,...

·      Tuyên truyền, giới thiệu thông qua các hoạt động sinh hoạt ở địa phương,...

+ Nếu được đi tham quan Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, em cần chuẩn bị:

·      Trang phục, đầu tóc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi.

·      Đồ dùng tối giản, ưu tiên mang những vật dụng cần thiết: kem chống nắng, xịt chống côn trùng, sổ ghi chép, bút,...

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại kiến thức đã học.

+ Chia sẻ với người thân những điều em biết về Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

+ Đọc trước Chủ đề 3: Làng nghề làm lồng đèn ở Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến và tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS chú ý quan sát.

 

 

- HS tập trung nghe GV giới thiệu về bài học mới.

 

 

 

 

- HS xung phong chia sẻ.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi, tiến hành hoạt động nhóm.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghiêm túc đọc bài.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS ghi chép dặn dò của GV.

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 Thành phố Hồ Chí Minh

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay