Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài 7: Khám phá bản thân

Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối trí thức. Giáo án powerpoint bài 7: khám phá bản thân .Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân
Bài giảng điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức bài  7: Khám phá bản thân

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

CHỦ ĐỀ 6: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

             Bài 7: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (5 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khởi động
  2. Khám phá
  3. Luyện tập
  4. Vận dụng

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi “Đi tìm điểm mạnh của bản thân

  • Trong khoảng thời gian 10 phút, từng HS vừa đặt câu hỏi cho bạn vừa đưa ra nhận xét về điểm mạnh của bạn.
  • HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh về những điểm mạnh của mình mà các bạn đã nhận xét.

KHÁM PHÁ

  • Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Quan sát tranh trong SGK tr.43 và trả lời câu hỏi:

  • Các bạn trong tranh tự thấy mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?
  • Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?

KẾT LUẬN

  • Mỗi người chúng ta không ai là hoàn hảo. Ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.
  • Điểm mạnh là những lợi thế, điểm tốt cần được phát huy; điểm yếu là những hạn chế, những gì còn thiếu và chưa tốt cần khắc phục.
  1. Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Đọc 2 tình huống SGK trang 43, 44, thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi:

  • Theo em, nếu cứ nhút nhát, Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao?
  • Vì sao Hoà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất?
  • Theo em, vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
  • Nếu mãi nhút nhát, Hà không thể biết được điểm mạnh của mình.
  • Hoà đã tự nhận thức được mình có điểm yếu là thân hình nhỏ nhắn, gầ Bạn đã lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó để khắc phục điểm yếu của bản thân.
  • Biết về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

KẾT LUẬN

  • Điểm yếu có thể thay đổi được nếu chúng ta thực sự cố gắng. Mỗi người cần nhìn nhận điểm yếu theo chiều hướng tích cực. Thay đổi một điểm yếu sẽ khiến bản thân tự tin hơn, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
  • Mỗi người cần tập trung vào phát triển điểm mạnh của bản thân. Khi biết cách phát triển điểm mạnh, mỗi người sẽ thành công hơn trong học tập và cuộc sống.
  1. Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Đọc thông tin về cách khám phá bản thân của bạn Hiền, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

  • Hiền đã khám phá bản thân bằng cách nào?
  • Em còn biết cách nào khác để tự khám phá bản thân?

Hiền đã khám phá bản thân bằng cách:

  • Suy ngẫm và viết ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Tham gia nhiều hoạt động tập thể ở trường, lớp.
  • Hỏi bạn bè, người thân và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh mình.
  • Lập và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

KẾT LUẬN

Để đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, em cần:

  • Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày.
  • Lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
  • Tích cực tham gia các hoạt động để khám phá các khả năng của bản thân.

LUYỆN TẬP

             Bài tập 1. Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào dưới đây về cách khám phá bản thân? Vì sao?

  1. Tham gia các hoạt động ở trường, lớp, nơi ở để khám phá bản thân.
  2. Tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bản thân.
  3. Chỉ cần lắng nghe nhận xét của bố mẹ về mình.
  4. Hỏi bạn bè, người thân về những điểm mạnh, điểm yếu.
  5. Tự mình tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của người thân, không cần hỏi ý kiến người khác.

Bài 2. Làm việc nhóm đôi, đọc 4 tình huống SGK trang 46 và trả lời câu hỏi:

Nêu nhận xét về việc làm của các bạn trong tình huống.

  1. Biết mình học chưa tốt môn Tiếng Việt nên Tùng đã chăm chỉ đọc sách và nhờ cô giáo hướng dẫn. Vì vậy, bạn có nhiều tiến bộ.
  2. Mỗi khi được người khác góp ý, Hoa thường khó chịu và tỏ ra không quan tâm.
  3. Nam cho rằng mình có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa.
  4. Thu hát hay nhưng chưa bao giờ dám hát trước lớp.

Bài tập 3. Đưa ra lời khuyên cho bạn

Chia lớp thành 2 nhóm, đọc tình huống trong SGK trang 46, 47 và thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

  1. Minh luôn cho rằng, để học giỏi cần có năng khiếu nên mình có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được.
  2. Ngọc thích vẽ và vẽ rất đẹp. Bạn tự thấy mình không có năng khiếu âm nhạc nhưng vì bố mẹ thích nên Ngọc vẫn cố gắng học đàn.
  3. Minh luôn cho rằng, để học giỏi cần có năng khiếu nên mình có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được.
  • Minh suy nghĩ như vậy là sai.

Thành công phụ thuộc nhờ năng khiếu nhưng chỉ là phần nhỏ, phần lớn là nhờ nỗ lực không ngừng. Bạn nên chăm chỉ học tập để có thể đạt được những mục tiêu của mình.

  1. Ngọc thích vẽ và vẽ rất đẹp. Bạn tự thấy mình không có năng khiếu âm nhạc nhưng vì bố mẹ thích nên Ngọc vẫn cố gắng học đàn.
  • Không đồng tình

             Ngọc nên suy nghĩ xem bản thân thực sự thích gì và cần gì. Học là cho bản thân bạn, không phải vì bố mẹ thích mà bạn phải chiều theo ý của họ để học thứ mà mình không giỏi.

Bài 4. Em hãy khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Hướng dẫn

  • Bước 1: Tự suy ngẫm và viết về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ra giấy.
  • Bước 2: Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh, điểm yếu của em.
  • Bước 3: So sánh điểm giống và khác nhau giữa thông tin các bạn viết về em và em tự viết để hoàn thành mô tả về bản thân.

Căn cứ vào bảng mô tả điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, em hãy đề xuất các biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

VẬN DỤNG

  1. Làm “Cây thành công”

Hãy nhớ lại những lần em thành công và cảm thấy tự hào về bản thân, sau đó viết vào một mảnh giấy hình lá hoặc hình hoa để dán lên “Cây thành công”.

  1. Chia sẻ về những việc em sẽ làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
  2. Thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

Thông điệp bài học

Hằng ngày khám phá bản thân

Tìm điểm mạnh yếu, thấy phần dở hay

Những gì chưa tốt sửa ngay

Nhân lên điểm mạnh mỗi ngày bạn ơi.

CUỘC ĐUA RỪNG XANH

Hôm nay, các muông thú trong rừng xanh tham gia tranh tài để chọn ra người giỏi nhất đứng đầu khu rừng. Em hãy chọn những con vật xuất sắc nhất để vào chung kết cuộc thi bằng cách trả lời các câu hỏi mà mỗi con vật đang cất giữ.

  • Chọn con vật để mở câu hỏi. Sau khi HS trả lời hết, bấm nút nguồn đen để đến slide Hướng dẫn về nhà
  • Câu hỏi 1: Hà tự ti trước đám đông nên mỗi khi nhóm trưởng phân công Hà thuyết trình bài tập nhóm, bạn luôn từ chối. Đúng hay sai?

Sai

Câu 2: Tuấn chỉ thích nghe người khác nhận xét tốt về mình, còn ai góp ý điểm cần khắc phục, bạn luôn tỏ vẻ khó chịu. Đúng hay sai?

Sai

Câu 3: Biết mình hay dậy muộn, Ngọc cố gắng ngủ sớm từ tối

hôm trước và đặt báo thức để hôm sau có thể dậy đúng giờ.

Đúng hay sai?

Sai

Câu 4: Hoàng cho rằng chỉ có người lớn mới cần tìm điểm mạnh, điểm hạn chế để phát triển bản thân, còn học sinh tiểu học như mình chỉ cần tập trung học tập là được. Đúng hay sai?

Sai

Câu 5: Nga luôn lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người về mình,

từ đó lập kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Đúng hay sai? 

Đúng

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Nêu 3 điều học được qua bài học
  2. Nêu 3 điều em thích ở bài học
  3. Nêu 3 điều em cần làm sau bài học

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử đạo đức 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay