Trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức Bài 7_Khám phá bản thân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7_Khám phá bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

BÀI 7: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: “Khám phá bản thân” là gì?

A. Là quá trình tự nhận thức, tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

B. Là quá trình phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình.

C. Là quá trình khám phá những điểu bản thân chưa biết hoặc đang muốn biết về năng lực của mình.  

D. Tất cả các đáp án trên.   

Câu 2: “Điểm mạnh” là gì?

A. Là những lợi thế, điểm tốt cần được phát huy.  

B. Là những điểm mà bản thân chưa tốt.  

C. Là những điểm vừa tốt, vừa xấu.

D. Là những điểm thiếu sót trong tính cách cần phải sửa.

Câu 3: Đâu không phải là điểm yếu của bản thân?

A. Trung thực, đáng tin cậy.

B. Vui vẻ, tích cực với mọi người xung quanh.

C. Dễ nổi nóng và mất bình tĩnh.

D. Tốt bụng, cẩn thận.  

Câu 4: Đâu là cách khám phá bản thân?

A. Tự mình tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, không cần hỏi ý kiến người khác.

B. Từ chối tham gia mọi hoạt động ở trường, ở lớp, nơi ở.

C. Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày.  

D. Chỉ cần lắng nghe nhận xét của bố mẹ mình.  

Câu 5: Nếu như cứ nhút nhát, rụt rè thì có khám phá được bản thân không?

A. Không khám phá được.

B. Có khám phá được.

C. Nửa khám phá được, nửa không khám phá được.  

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.  

Câu 6: Đâu không phải là một trong những bước để khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

A. Tự suy ngẫm về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, sau đó viết ra giấy. 

B. Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh, điểm yếu của em.

C. Tự lên kế hoạch thay đổi, không cần tham khảo ý kiến của các bạn xung quanh.

D. So sánh những suy ngẫm của em và đánh giá của các bạn về những điểm mạnh, điểm yếu của em và lên kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.  

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Tại sao phải khám phá bản thân?

A. Giúp chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó tìm cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.  

B. Giúp bản thân ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn.   

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Tìm ra điểm mạnh của bản thân sẽ mang lại điều gì?

A. Thành công hơn trong học tập và cuộc sống.

B. Không mang lại điều gì cả.

C. Bản thân ngày càng yếu kém, tụt lùi.

D. Không xác định được hướng đi thích hợp cho bản thân.  

Câu 3: Ý nghĩa của việc tìm ra điểm yếu của bản thân là gì?

A. Bản thân cảm thấy mình là giỏi nhất, không có ai là sánh bằng.

B. Bản thân cảm thấy tự tin, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

C. Không mang lại ý nghĩa gì cả.

D. Bản thân cảm thấy buồn, thất vọng vì có quá nhiều điểm yếu.

Câu 4: Tích cực tham gia các hoạt động để khám phá các khả năng của bản thân thuộc phương diện nào của khám phá bản thân?

A. Định nghĩa khám phá bản thân.  

B. Cách tự đánh giá bản thân.  

C. Ý nghĩa khám phá bản thân.  

D. Tất cả các đáp án đều sai.  

Câu 5: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng mình có điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa không?

A. Hoàn toàn đồng ý.

B. Nửa đồng ý, nửa không đồng ý.

C. Không đồng ý.  

D. Không có đáp án nào đúng.  

Câu 6: Tại sao chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của người khác để khám phá bản thân?

A. Vì sự đánh giá của người khác luôn khách quan và chính xác hơn mình.

B. Vì người khác nói gì là mình phải nghe theo răm rắp.

C. Vì mình không biết nên thay đổi như thế nào nên phải nghe lời người khác và làm theo ngay lập tức.

D. Vì ý kiến của người khác quan trọng hơn ý kiến của mình.  

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao “Tham gia các hoạt động ở trường, lớp, nơi ở để khám phá khả năng của bản thân” là một trong những cách khám phá bản thân?

A. Vì chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân để từ đó tìm cách khắc phục điểm yếu.  

B. Vì chúng ta được tìm hiểu và phát triển các kĩ nắng mới của bản thân và tiếp xúc với nhiều điểu mới lạ.

C. Vì chúng ta sẽ nhận được nhiều tiền và phần thưởng khi tham gia các hoạt động.

D. Vì chúng ta có thêm nhiều bạn mới.

Câu 2: Em sẽ làm gì nếu bạn mình mỗi khi được người khác góp ý thì tỏ ra khó chịu và không quan tâm?

A. Mặc kệ bạn và không đưa ra lời khuyên.  

B. Khuyên bạn cần vui vẻ góp ý từ mọi người để hoàn thiện bản thân.

C. Trách móc bạn bắt buộc phải lắng nghe ý kiến mọi người.   

D. Khuyến khích bạn cứ tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến lời góp ý từ người khác.  

Câu 3: Hoa rất thích hát, nhưng lại không dám đăng kí tham gia vào tiết mục văn nghệ của lớp. Em sẽ khuyên bạn như thế nào?

A. Chê bai bạn là người không dám lên hát.

B. Mặc kệ bạn vì đó không phải là chuyện của mình.

C. Động viên bạn mạnh dạn, tự tin đăng kí tham gia tiết mục văn nghệ của lớp để bạn có cơ hội thể hiện tài năng của bản thân.

D. Bảo bạn tham gia trên tinh thần ép buộc.   

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Em cảm thấy thế nào sau khi khám phá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

A. Không có cảm nhận gì.

B. Cảm thấy bản thân thay đổi theo hướng tốt đẹp, tích cực hơn.

C. Cảm thấy tồi tệ, buồn chán và không muốn làm gì sau đó.

D. Cảm thấy bình thường, không có gì thay đổi.

Câu 2: Em sẽ làm gì để giúp đỡ một bạn luôn không chịu khám phá bản thân?

A. Không quan tâm vì đó không phải trách nhiệm của mình.  

B. Trách móc bạn không chịu khám phá bản thân mà còn phải nhở đền người khác giúp.  

C. Động viên, góp ý những điểm mạnh, điểm yếu của bạn để bạn tham khảo thay đổi cho hoàn thiện.

D. Chê bai, khinh thường bạn là đứa không chịu thay đổi.   

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đạo đức 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay