Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính

Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối trí thức. Giáo án powerpoint bài 10: Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính . Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính
Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 10 : Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tin học 3 kết nối tri thức

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”

  • Chia lớp thành 2 đội.
  • Quan sát các hình ảnh sau và chọn ra hình ảnh nào là Bảo mật thông tin máy tính, hình ảnh nào là Rò rỉ thông tin máy tính.
  • Đội nào trả lời nhanh hơn đội đó giành chiến thắng.

CHỦ ĐỀ 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Bài 10: BẢO VỆ THÔNG TIN KHI DÙNG MÁY TÍNH

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Lưu trữ, trao đổi thông tin nhờ máy tính
  2. Bảo vệ thông tin khi giao tiếp qua máy tính
  3. Lưu trữ, trao đổi thông tin nhờ máy tính

Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi vào vở hoặc bảng nhóm:

  • Những thông tin nào của em và gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính?
  • Theo em, những thông tin lưu trữ trong máy tính có thể gửi cho người khác được không? Nếu có thì gửi bằng cách nào?
  • Một số thông tin có thể được lưu trữ trong máy tính: ảnh, danh bạ điện thoại, mật khẩu, phim,...
  • Những thông tin lưu trữ trong máy tính có thể gửi cho người khác qua Internet hoặc qua thẻ nhớ, USB,...

KẾT LUẬN

Thông tin của em và gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính. Thông tin trong máy tính có thể được trao đổi nhờ thiết bị lưu trữ hoặc qua Internet.

Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai?

  1. a) Máy tính có thể lưu trữ thông tin cá nhân. Khi cần thiết, chúng ta có thể gửi những thông tin đó đến máy tính khác.
  2. b) Chỉ có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính khi có kết nối Internet.
  3. c) USB là thiết bị lưu trữ và trao đổi thông tin giữa các máy tính.
  4. d) Máy tính không có khả năng lưu trữ giọng nói của em.

Câu 2:  Em muốn gửi ảnh đã lưu trong máy tính cho bạn. Em có thể sử dụng cách nào sau đây?

  1. Nhờ người lớn gửi tệp ảnh qua thư điện tử.
  2. Nhờ người lớn sao chép tệp ảnh vào USB, rồi gửi USB cho bạn.
  3. Cả A và B

Đáp án : C

  1. Bảo vệ thông tin khi giao tiếp qua máy tính

 Hoạt động 2: Làm gì để bảo vệ thông tin của em và gia đình?

Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi vào vở hoặc bảng nhóm: Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra cách bảo vệ thông tin lưu trữ trong máy tính hay trao đổi qua Internet.

Gợi ý:

  • Không cung cấp tên và địa chỉ cho người lạ.
  • Không cung cấp mật khẩu cho người khác.
  • Không gửi và nhận tệp từ người không quen biết.
  • Cách bảo vệ thông tin lưu trữ trong máy tính hay trao đổi qua Internet.
  • Trong quá trình trao đổi, thông tin có thể bị lộ ra bên ngoài nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ.
  • Kẻ xấu có thể lợi dụng các thông tin của chúng ta với mục đích đen tối.
  • Kẻ xấu có thể lấy địa chỉ, thông tin liên lạc của em để gửi lên các trang web có nội dung xấu, độc hại.
  • Kẻ xấu có thể sử dụng các thông tin bí mật của em để đe dọa, bắt nạt em trên Internet, thậm chí lừa đảo và tống tiền gia đình em.
  • Cần có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình.

KẾT LUẬN

Bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình: Không cung cấp tên và địa chỉ cho người lạ, không gửi và nhận tệp từ người không quen biết, bảo vệ mật khẩu khi dùng máy tính.

Câu 1: Khi có thông tin cá nhân của em hoặc gia đình em thì người xấu có thể:

  1. Tìm đến em để thực hiện ý đồ xấu.
  2. Đăng tin nói xấu em hay gia đình em trên Internet.
  3. Mạo danh em hoặc các thành viên trong gia đình em để làm việc xấu.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Em không nên chia sẻ rộng rãi trên Internet những thông tin nào sau đây?

  1. Họ tên, địa chỉ của nhà em.
  2. Bài thơ em thích.
  3. Số điện thoại của bố em.
  4. Nơi làm việc của mẹ.

LUYỆN TẬP

  1. 1. Em hãy kể tên ba ví dụ về thông tin của cá nhân hay gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính.

Gợi ý:

Thông tin dạng văn bản: Mật khẩu máy tính, địa chỉ liên hệ, số điện thoại của người thân, địa chỉ trường học,...

Thông tin dạng hình ảnh: Ảnh chụp gia đình, ảnh đi chơi, ảnh hoạt động của lớp,...

Thông tin dạng âm thanh:Các bài hát em yêu thích, các tệp âm thanh ghi âm,...

  1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.

VẬN DỤNG

Nếu gia đình em có sử dụng máy tính, em hãy thảo luận với bố mẹ để cùng nhau thống nhất 3 đến 5 điều lưu ý cho cả gia đình khi trao đổi thông tin qua máy tính.

Gợi ý

  • Giữ bí mật mật khẩu máy tính.
  • Giữ cẩn thận các thông tin cá nhân (mật khẩu, địa chỉ, số điện thoại,...)
  • Không gửi và nhận tệp từ người không quen biết.
  • Không nhấn vào các đường dẫn không rõ nguồn gốc.
  • Nói với cha mẹ bất cứ điều gì làm em băn khoăn khi sử dụng máy tính.
  1. Em hãy kể ví dụ về hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân trên Internet mà em biết.

Ví dụ:

Thông tin cá nhân bị kẻ xấu đăng lên các trang web xấu.

Bị kẻ xấu lợi dụng và đe dọa, thậm chí bắt cóc và tống tiền.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Ôn lại kiến thức Bài 10
  2. Hoàn thành bài tập Vận dụng
  3. Đọc trước bài sau - Bài 11

HẸN GẶP LẠI CÁC EM TRONG TIẾT HỌC SAU!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tin học 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

Bài giảng điện tử tin học 3 kết nối tri thức bài 6: Khám phá thông tin trên internet

CHỦ ĐỀ 3: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

CHỦ ĐỀ 6: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay