Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo bài 8: Đồ chơi dân gian

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Đồ chơi dân gian. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án công nghệ 4 chân trời sáng tạo

BÀI 8: ĐỒ CHƠI DÂN GIAN

Nhận biết

Câu 1: Kể tên một số đồ chơi dân gian mà em biết?

Trả lời:

- Một số đồ chơi dân gian mà em biết:

+ Đèn ông sao

+ Tò he

+ Đầu lân

+ Trống ếch

+ Đèn lồng giấy xếp…

Câu 2: Em hãy cho biết đồ chơi dân gian có xuất xứ từ đâu?

Trả lời:

- Đồ chơi, trò chơi dân gian là kết quả được chắt lọc từ phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc và qua thời gian có sự góp ý của nhiều người mà dần dần hoàn thiện theo điều kiện, quan niệm văn hóa của từng vùng, từng dân tộc.

Câu 3: Quan sát bức tranh và cho biết có các trò chơi dân gian nào?

Trả lời:

- Bức tranh có các trò chơi dân gian:

+ Trò cướp cờ

+ Trò thả chó

+ Trò dung dăng dung dẻ

+ Trò chi chi chành chành

+ Trò chơi chuyền

+ Trò ô ăn quan

+ Trò mèo đuổi chuột

Câu 4: Khi sử dụng đồ chơi dân gian em cần sử dụng như thế nào?

Trả lời:

- Khi sử dụng đồ chơi dân gian em cần:

+ Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện phù hợp

+ Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi

+ Sử dụng đồ chơi theo hướng dẫn

+ Vệ sinh bảo quản đồ chơi.

 

Thông hiểu

Câu 5: Em có nhận xét gì về hành động sử sụng đồ chơi dân gian của hai bạn trong hình?

Trả lời:

- Nhận xét: hai bạn trong hình đang thả diều ở gần cột điện cao thế, đây là một hành động rất nguy hiểm. Ở dưới cột điện cao thế có biển cấm thả diều nhưng hai bạn vẫn sử dụng diều chơi vừa không đúng cách vừa không an toàn.

 

Câu 6: Cho tình huống sau:

Sắp tới trung thu, bạn Minh và bạn Hùng đội đầu lân lên đầu và cả hai cầm gậy chơi múa kiếm với nhau. Em có nhận xét gì về hành động của hai bạn?

Trả lời:

- Hành động của hai bạn là sai vì sử dụng đầu lân và cầm gậy chơi với nhau như vậy rất nguy hiểm, hai bạn đang sử dụng đồ chơi không đúng cách và không an toàn.

 

Câu 7: Em hãy nêu các lưu ý khi làm đồ chơi dân gian.

Trả lời:

  1. Chọn nguyên liệu an toàn
  2. Kiểm tra độ an toàn và vệ sinh trước khi sử dụng
  3. Đảm bảo tính giáo dục
  4. Thiết kế đơn giản, dễ chơi

 

Câu 8: Theo em đồ chơi dân gian được làm từ các vật liệu như thế nào? Em có nhận xét gì về vật liệu làm đồ chơi dân gian.

Trả lời:

- Đồ chơi dân gian được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, đồ chơi đất sét, vải, giấy,...

- Nhận xét: vật liệu tự nhiên làm những đồ chơi đơn giản, không sử dụng pin, điện, hay các công nghệ cao nhưng vẫn mang lại giá trị về mặt tâm lý và giáo dục.

 

Câu 9: Em biết gì về một số trò chơi dân gian?

Trả lời:

- Chơi kéo co: Người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.

- Chơi đánh đu: Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhịp nhàng, nhẹ nhàng và duyên dáng của người chơi, đu đơn nam thường thể hiện sự khỏe mạnh, bay bổng và thường đu cao tít lên.


Câu 10:
Quan sát bức tranh và cho biết tên của hai loại đồ chơi? Chỉ ra đâu là đồ chơi hiện đại và đồ chơi truyền thống?

Trả lời:

- Bức tranh 1: búp bê

  • Đồ chơi hiện đại

- Bứ tranh 2: con rối gỗ

  • Đồ chơi truyền thống.

Câu 11: Em hãy mô tả cách sử dụng một món đồ chơi dân gian mà em yêu thích?

Trả lời:

- Ví dụ: chơi thả diều

TT

Mô tả

1

Bước 1. Chuẩn bị

- Mang đến địa điểm thích hợp đã chọn

- Cầm vào chỗ nối giữa các sợi dây diều và đưa ra trước gió

2

Bước 2. Bắt gió cho diều

- Chạy về phía trước khoảng 20m theo hướng ngược chiều gió

- Thả diều khi diều đã gặp được gó, đồng thời cầm dây giật và điều chỉnh ổn định

3

Bước 3. Thả diều

- Khi diều đã gặp được gió thả dây diều ra từ từ không quá chùng hay quá căng

- Nắm sợi dây diều, luân phiên giật lại và nới thêm dây để diều bay cao hơn

4

Bước 4. Thu diều và bảo quản diều:

- Cuộn dây diều lại từ từ, kết hợp đi về phía diều cho đến khi diều hạ cánh an toàn

- Bảo quản diều cẩn thận.

 

Vận dụng

Câu 12: Em đã làm gì để vệ sinh và bảo quản các loại đồ chơi dân gian?

Trả lời:

- Để vệ sinh và bảo quản các loại đồ chơi:

+ Cất gọn gàng ngắn nắp vào tủ

+ Cho vào túi đựng sẵn của đồ chơi (nếu có)

+ Giặt và phơi khô với các loại đồ chơi bằng vải.

 

Câu 13: Theo em có phải trò chơi dân gian nào trẻ em được chơi không? Giải thích.

Trả lời:

- Không phải trò chơi dân gian gian nào trẻ em cũng được chơi vì còn phải phù hợp với lứa tuổi, trẻ em không được chơi những trò chơi độ khó cao và có thể gây nguy hiểm.

 

Vận dụng cao

Câu 14: Nhìn hình ảnh dưới đây, em hãy trình bày hiểu biết của mình về đồ chơi dân gian này?

Trả lời:

Phỗng đất được làm từ đất thó (hay còn gọi là đất sét), đất này được đào ngoài ruộng và chỉ từ độ sâu 3 mét mới có, ở Việt Nam có nhiều loại đất thó như vàng, đen, trắng nhưng riêng ở Bắc Ninh có hai loại là vàng và đen. Đất này mang về phơi khô, nhìn ngoài tưởng cục đá rồi mang ra đập và sàng lấy bột mịn như bột mỳ.

 

Câu 15: Nêu ý nghĩa của đồ chơi dân gian?

Trả lời:

- Đồ chơi dân gian lưu giữ nét văn hóa truyền thống, được làm thủ công bằng những vật liệu từ tự nhiên như tre, bột gạo, hấp chín, lá cây,..

 

=> Giáo án Công nghệ 4 chân trời bài 8: Đồ chơi dân gian

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay