Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 chân trời sáng tạo Ôn tập Phần 2

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài Ôn tập Phần 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 4 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án công nghệ 4 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Nhận biết

Câu 1: Ở chương hai em đã học tập được những gì?

Trả lời:

- Ở chương hai em đã học tập được:

+ Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

+ Em lắp ghép mô hình kĩ thuật

+ Đồ chơi dân gian

+ Em làm diều giấy.

Câu 2: Em hãy giới thiệu mô hình lắp ghép kĩ thuật?

Trả lời:

- Bộ mô hình lắp ghép kĩ thuật có 35 chi tiết và được chia thành 7 nhóm chi tiết khác nhau

 

Câu 3: Ở mỗi bộ mô hình có bao nhiêu nhóm chi tiết?

Trả lời:

- Có 7 nhóm chi tiết có trong bộ mô hình lắp ghép kĩ thuật:

+ Nhóm chi tiết dạng tấm

+ Nhóm chi tiết thanh thẳng

+ Nhóm chi tiết thanh chữ U và chữ L

+ Nhóm chi tiết trục

+ Nhóm chi tiết vòng hãm, ốc và vít

+ Nhóm chi tiết bánh xe, bánh đai và các chi tiết khác.

 

Câu 4: Em hãy cho biết dụng cụ và hộp đựng ốc vít bao gồm những gì? Nêu tác dụng.

Trả lời:

- Dụng cụ và hộp đựng ốc vít bao gồm: tua-vít, cờ-lê, hộp đựng ốc vít

- Tác dụng của các dụng cụ và hộp đựng ốc vít:

+ Tua-vít: sử dụng để siết chặt hoặc gỡ bỏ ốc vít

+ Cờ-lê: sử dụng để giữ và xoay các đai ốc, bu lông, chốt...

+ Hộp đựng ốc vít: để đựng và phân loại các chi tiết trong hộp.

Thông hiểu

Câu 5: Để làm được mô hình cầu vượt cần đến các nhóm chi tiết nào?

Trả lời:

- Nhóm chi tiết tấm

- Nhóm chi tiết thanh

- Nhóm chi tiết kết nối

Câu 6: Lưu ý khi lắp xong các mô hình kĩ thuật là gì?

Trả lời:

- Sắp xếp gọn gàng bộ lắp ghép mô hình sau khi sử dụng

- Đảm bảo an toàn trong khi thực hành lắp ghép.

 

Câu 7: Quan sát hình ảnh và cho biết có các loại đồ chơi dân gian nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

 

Trống cầm tay

 

Tò he

 

Chiếc đèn ông sao

 

Mặt nạ giấy bồi

 

 

Câu 8: Em hãy nêu 3 lợi ích của đồ chơi dân gian để chứng minh vị thế của loại hình đồ chơi truyền thống này?

Trả lời:

  1. Giúp phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo
  2. Thấm nhuần văn hóa dân tộc Việt Nam qua từng món đồ chơi từ đó hiểu biết về cội nguồn dân tộc
  3. Rèn luyện kỹ năng làm đồ chơi

 

Câu 9: Em hãy cho biết đồ chơi dân gian có xuất xứ từ đâu?

Trả lời:

- Đồ chơi, trò chơi dân gian là kết quả được chắt lọc từ phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc và qua thời gian có sự góp ý của nhiều người mà dần dần hoàn thiện theo điều kiện, quan niệm văn hóa của từng vùng, từng dân tộc.

 

Câu 10: Địa phương em có đồ chơi và trò chơi dân gian nào đặc trưng không? Hãy thuyết minh về đồ chơi và trò chơi đó trước lớp.

Trả lời:

Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán của dân tộc, các trò chơi dân gian triều Nguyễn lại được tái hiện tại các điểm di tích Huế. Đổ xăm hường là trò chơi gieo con xúc xắc để giành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ ghi học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa. Muốn chiến thắng, người chơi phải gieo xúc xắc để giành đủ các thẻ bài với học vị Tú tài, Cử nhân, Tiến sĩ, Hội nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn và Trạng nguyên. Không chỉ là trò chơi vào ngày Tết, đổ xăm hường còn là hình thức để người chơi thử vận may trong năm mới.

 

Câu 11: Để làm được diều giấy cần tiến hành theo mấy bước? Kể tên.

Trả lời:

- Để làm được diều giấy cần tiến hành theo 5 bước:

+ Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ

+ Làm thân diều

+ Làm đuôi diều

+ Gắn dây cho diều

+ Trang trí và kiểm tra sản phẩm.

 

Vận dụng

Câu 12: Mô tả cách sử dụng diều giấy để tham gia vài các trò chơi

Trả lời:

- Chơi thả diều

TT

Mô tả

1

Bước 1. Chuẩn bị

- Mang đến địa điểm thích hợp đã chọn

- Cầm vào chỗ nối giữa các sợi dây diều và đưa ra trước gió

2

Bước 2. Bắt gió cho diều

- Chạy về phía trước khoảng 20m theo hướng ngược chiều gió

- Thả diều khi diều đã gặp được gó, đồng thời cầm dây giật và điều chỉnh ổn định

3

Bước 3. Thả diều

- Khi diều đã gặp được gió thả dây diều ra từ từ không quá chùng hay quá căng

- Nắm sợi dây diều, luân phiên giật lại và nới thêm dây để diều bay cao hơn

4

Bước 4. Thu diều và bảo quản diều:

- Cuộn dây diều lại từ từ, kết hợp đi về phía diều cho đến khi diều hạ cánh an toàn

- Bảo quản diều cẩn thận.

 

Câu 13: Theo em đồ chơi dân gian được làm từ các vật liệu như thế nào? Em có nhận xét gì về vật liệu làm đồ chơi dân gian.

Trả lời:

- Đồ chơi dân gian được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, đồ chơi đất sét, vải, giấy,...

- Nhận xét: vật liệu tự nhiên làm những đồ chơi đơn giản, không sử dụng pin, điện, hay các công nghệ cao nhưng vẫn mang lại giá trị về mặt tâm lý và giáo dục.

Vận dụng cao

Câu 14: Khi sử dụng đồ chơi dân gian em cần sử dụng như thế nào?

Trả lời:

- Khi sử dụng đồ chơi dân gian em cần:

+ Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện phù hợp

+ Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi

+ Sử dụng đồ chơi theo hướng dẫn

+ Vệ sinh bảo quản đồ chơi.

 

Câu 15: Em đã làm gì để vệ sinh và bảo quản các loại đồ chơi dân gian?

Trả lời:

- Để vệ sinh và bảo quản các loại đồ chơi:

+ Cất gọn gàng ngắn nắp vào tủ

+ Cho vào túi đựng sẵn của đồ chơi (nếu có)

+ Giặt và phơi khô với các loại đồ chơi bằng vải.

 

=> Giáo án Công nghệ 4 chân trời Ôn tập Phần 2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay