Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 chân trời sáng tạo Dự án 2: Em làm đèn ông sao

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài Dự án 2: Em làm đèn ông sao. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 4 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án công nghệ 4 chân trời sáng tạo

DỰ ÁN 2: EM LÀM ĐÈN ÔNG SAO

Nhận biết

Câu 1: Em biết gì về chiếc đèn ông sao?

Trả lời:

- Đèn ông sao là một đồ chơi dân gian Việt Nam rất phổ biến được hầu hết các bạn trẻ sử dụng trong dịp tết Trung thu.

Câu 2: Xuất xứ đèn ông sao đến từ sự kiện trọng đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

- Trước kia, đèn ông sao thường có 6 cánh và đèn sao 5 cánh được sinh ra từ 19/8/1945 khi cờ đỏ sao vàng tung bay đánh dấu Cách mạng tháng 8 thành công.

- Đèn ông sao 5 cánh là vẻ đẹp mừng ngày độc lập, gắn với quá khứ hào hùng của dân tộc. So với những phiên bản về nguồn gốc của đèn sao 5 cánh trước đó như do Ngọc Hoàng phái sao xuống làm bạn với trẻ thơ hay gắn liền với câu chuyện tình yêu trai gái, rõ ràng đèn ông sao 5 cánh tượng trưng cho niềm vui độc lập của dân tộc mang ý nghĩa hơn nhiều.

- Bên cạnh đó, chiếc đèn ông sao 5 cánh còn tượng trưng cho Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - sự cân bằng của vũ trụ.

Câu 3: Tìm hiểu và cho biết về sự tích về chiếc đèn ông sao?

Trả lời:

  Ngày xửa ngày xưa tại một ngôi làng gần khu rừng nọ, ngôi làng này rất nghèo,bọn trẻ trong làng thường cầm những cành cây nhỏ và nhảy múa như vẫy gọi phía trời cao. Trên Trời, Trăng tỏa sáng nên làm Sao trở nên mờ nhạt. Nhìn bọn trẻ đông vui nên Sao xin Ngọc Hoàng xuống trần gian vui chơi cùng. Mỗi ngôi sao xuống trần gian nhấp nháy trên những cành cây trên tay lũ trẻ. Sao sáng cả đêm vào dịp Trăng lên. Từ đó cứ đến rằm Trung thu, khi nhớ đến Sao, bọn trẻ lấy những nguyên liệu như tre nứa, cành cây làm hình ngôi sao và rước đi chơi. Từ những thời gian đầu bây giờ lồng đèn Ông sao đã phát triển và tồn tại đến bây giờ.

 

Câu 4: Ý nghĩa về chiếc đèn ông sao?

Trả lời:

- Lồng đèn ông sao có ý nghĩa về sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ của cuộc sống.

Thông hiểu

Câu 5: Để làm một chiếc đèn ông sao cần chuẩn bị những dụng cụ gì?

Trả lời:

- Dụng cụ:

+ 10 thanh tre vót đjep, dài khoảng 50cm/thanh

+ 5 thanh tre dẹp

+ Hồ dán

+ Giấy kính

+ Kéo, kềm, dây kẽm mỏng.

Câu 6: Nêu các bước làm dèn ông sao đơn giản?

Trả lời:

- Bước 1: tạo khung hình ông sao

- Bước 2: dán giấy kính cho lồng đèn

- Bước 3: trang trí cho lồng đèn ông sao

Câu 7: Cần lưu ý những gì khi làm đèn trung thu?

Trả lời:

- Cẩn trọng khi dùng hồ dán trên giấy kiếng, hồ dán lem ra có thể khiến giấy kiếng bị nhăn, giảm độ bóng mịn.

- Sau khi hoàn thành lồng đèn sẽ cần sấy khô nhẹ hoặc phơi nắng để giấy kiếng căng ra, tạo độ căng bóng đẹp mắt cho lồng đèn.

Câu 8: Để tạo khung hình ngôi sao cần thực hiện thao tác như thế nào?

Trả lời:

- Tạo khung hình ngôi sao:

+ Nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị sẵn thành 2 hình ngôi sao năm cánh, cố định các đầu nối bằng dây kẽm cho chắc chắc

+ Xếp 2 ngôi sao chồng lên nhau rồi tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngồi sao bằng dây

+ Dùng những đoạn tre ngắn đỡ các điểm giao nhau để thành hình ngũ giác ở giữa hai ngôi sao để thành bộ xương hoàn chỉnh cho đèn lồng.

+ Cố định chắc chắn không để bị xê dịch

Câu 9: Sau khi tạo khung ngôi sao em cần tiến hành bước nào tiếp theo?

 Trả lời:

- Dán giấy thủy tinh vào đèn lồng:

+ Đầu tiên bôi keo lên 2 mặt chính của ngôi sao

+ Cắt tờ giấy thủy tinh có kích thước lớn hơn cánh tam giác của ngôi sao rồi dán lên lớp keo đã bôi trước đó

+ Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô dưới và 2 ô trên để thắp nến cho đèn và thông gió.

Câu 10: Tiêu chí về một đèn ông sao hoàn chỉnh là gì?

Trả lời:

- Đúng kích thước, vị trí

- Đầy đủ các bộ phận

Câu 11: Em biết các loại đèn trung thu phổ biến nào?

Trả lời:

- Đèn ông sao

- Đèn kéo quân

- Đèn giấy nhún

- Đèn hoa đăng…

Vận dụng

Câu 12: Em hãy nêu một số đặc điềm của đèn ông sao?

Trả lời:

- Đèn lồng ông sao làm bằng khung tre và nối lại với nhau cho ra 5 cánh

- Bọc bên ngoài là giấy bóng kín hoặc giấy màu

- Môi cánh được dán giấy sẽ đục lỗ ánh sáng đi vào và phản chiếu

- Đèn sẽ được treo bằng một sợi dây thừng trên đỉnh ngôi sao và nối với cán cầm bằng tre.

- Có thể thiết kế nan tre ở giữa thân để đặt đèn.

Câu 13: Đèn ông sao có giá trị như thế nào đối với truyền thống văn hóa Việt?

Trả lời:

- Những chiếc lồng đèn truyền thống sử dụng đèn cầy luôn mang lại cảm xúc, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Và hình ảnh rước đèn, phá cỗ, trông trăng qua nhiều thế hệ vẫn luôn được gìn giữ bằng nhiều cách khác nhau.

 

Vận dụng cao

Câu 14: Vì sao đến ngày nay chiếc đèn ông sao vẫn được ưa chuộng?

Trả lời:

Ngoài chất liệu an toàn, thân thiện với môi trường, giá thành hợp lý cũng là yếu tố khiến lồng đèn truyền thống được ưa chuộng.

Câu 15: Giá thành của một chiếc đèn ông sao là bao nhiêu?

Không tốn quá nhiều chi phí, một chiếc lồng đèn truyền thống giá chỉ từ 15.000 đồng/chiếc có thể mang trung thu đến với mọi trẻ em.

 

=> Giáo án Công nghệ 4 chân trời Dự án 2: Em làm đèn ông sao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay