Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 Kết nối Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút địa lí 11 kết nối tri thức Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. Bộ đề nhièu câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 26: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

A. Đông Bắc Á.      

B. Tây Nam Á.

C. Đông Á.      

D. Đông Nam Á.

Câu 2: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là:

A. Núi cao hiểm trở

B. Núi thấp

C. Đồng bằng

D. Hoang mạc.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?

A. Lực lượng lao động dồi dào.

B. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.

C. Lao động phân bố đều trong cả nước.

D. Lao động có chất lượng ngày càng cao.

Câu 4: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Câu 5: Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Câu 6: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A. Việt Nam.      

B. Lào.

C. Mi-an-ma.      

D. Thái Lan.

Câu 7: Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:

Cơ cấu dân số theo tuổi của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2020

                                      Năm

Độ tuổi

1990

2000

2010

2020

Dưới 15 tuổi

28,6

24,8

18,7

17,0

Từ 15 tuổi đến 64 tuổi

65,8

68,4

73,2

70,0

Từ 65 tuổi trở lên

5,6

6,8

8,1

13,0

 

Từ năm 1990 đến năm 2020, dân số Trung Quốc có sự biến động theo hướng:

A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi tăng nhanh và mạnh

B. Số dân tăng lên nhanh chóng.

C. Tỉ lệ người từ 15 – 64 tăng liên tục

D. Tỉ lệ người 65 tuổi trở lên giảm mạnh

Câu 8: Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

A. Đông Bắc.      

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.      

D. Hoa Nam.

Câu 9: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

A. Khí hậu ôn đới hải dương.

B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới gió mùa.

D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

  

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

B. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.

D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa

Câu 2: Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Nam Trung Quốc là:

A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. Quặng sắt và than đá.

C. Than đá và khí tự nhiên.

D. Các khoáng sản kim loại màu.

Câu 3: Đâu là các con sông lớn nhất ở Trung Quốc?

A. Hoàng Hà – Trường Giang – Mê Công  – Châu Giang

B. Hoàng Hà – Trường Giang – Hắc Long Giang – Châu Giang

C. Hoàng Hà – Mân Giang – Mê Công  – Châu Giang

D. Hoàng Hà – Trường Giang – Khai Đô  – Châu Giang

Câu 4: Chọn đáp án sai?

A. Trung Quốc tiếp giáp với 20 quốc gia ở phía bắc, phía tây và phía nam

B. Trung Quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Trung Quốc có vùng biển rộng lớn thuộc các biển Hoàng Hải, Hoa Đông,...thuộc Thái Bình Dương và các đảo, quần đảo.                                                                   

D. Trên lục địa, địa hình Trung Quốc thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?

A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.

B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.

D. Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.

Câu 6: Địa hình miền Tây Trung Quốc:

A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

B. Gồm các dãy núi cao, đồ sộ, các cao nguyên xen lẫn các bồn địa và hoang mạc

C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do:

A. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để (Chính sách Một con).

B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.

C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.

D. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.

Câu 8: Ưu thế của vị trí lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện ở những điểm nào sau đây?

A. Thuận lợi để giao thương với thế giới qua đường biển

B. Thuận lợi để tiếp cận thị trường các nước Trung Á.

C. Thuận lợi  để tiếp cận thị trường các nước Nam Á qua đường bộ.

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 9:Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành nào ở Trung Quốc?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp chế biến gỗ

C. Công nghiệp chế tạo

D. Dịch vụ

Câu 10: Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do?

A. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

B. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu).

C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

D. Nhiều hoang mạc, bồn địa. 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc. Phân tích những ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này.

Câu 2 (4 điểm). Tại sao khí hậu Trung Quốc có sự phân hóa đa dạng?

  

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Khí hậu hai miền ở Trung Quốc có những nét đặc trưng gì? Những nét đặc trưng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ này?

Câu 2 (4 điểm). Tại sao dân cư Trung Quốc lại phân bố tập trung ở miền Đông và thưa thớt ở miền Tây?

  

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định có chiều dài là:

A. 128l km.

B. 1376 km.

C. 1500 km        

D. 1700 km. 

Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:

Dân số Trung Quốc năm 2014

(Đơn vị: triệu người)

Chỉ tiêu

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Nam

Nữ

Số dân

1368

749

619

701

667

 

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn

B. Cơ cấu dân số mất cân bằng (nữ nhiều hơn nam).

C. Cơ cấu dân số mất cân bằng (nam nhiều hơn nữ).

D. Cơ cấu dân số cân bằng.

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

B. Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

C. Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông.

D. Là nước đông dân nhất thế giới.

Câu 4. HDI của Trung Quốc vào năm 2020 là bao nhiêu?

A. 0,762

B. 0,764                             

C. 0,766                             

D. 0,768

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Sông ngòi hai miền ở Trung Quốc có những nét đặc trưng gì? Những nét đặc trưng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ này?

Câu 2 (2 điểm): Giải thích lí do miền tây Trung Quốc có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt?

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay