Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 chân trời Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) có sự hưởng ứng và tham gia của:

A. Tầng lớp vô sản trong xã hội

B. Nhiều hoàng tộc, quý tộc và lực lượng của họ

C. Các lãnh chúa và đông đảo nhân dân trên đảo Java và các đảo khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?

A. Việt Nam

B. Indonesia

C. Lào

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống ………. đã bùng nổ mạnh mẽ ở Indonesia.”

Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Thực dân Hà Lan

B. Thực dân Anh

C. Chế độ phong kiến

D. Thực dân Hà Lan và thực dân Anh

Câu 4: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào

A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

B. 1920 – 1945

C. 1945 – 1954

D. 1954 – 1975

Câu 5: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:

A. Brunei

B. Singapore

C. Myanmar

D. Lào

Câu 6: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:

A. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc

B. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang

D. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.

Câu 7: Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã tiến hành:

A. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

B. Đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây

C. Chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX

D. Chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 8: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) kết thúc, tình hình đấu tranh của Indonesia như thế nào?

A. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo của nước này.

B. Phong trào đấu tranh suy giảm, không còn gây được khó khăn gì thực dân nữa.

C. Phong trào đấu tranh trở thành xung đột vũ trang của nhiều thế lực: giữa người dân Indonesia với thực dân, giữa người dân với nhau, giữa các nước thực dân với nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á?

A. Về kinh tế, sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

B. Về chính trị, việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân dã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

C. Về văn hoá, chính sách khai hoá văn minh của thực dân đã góp phần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, những giá trị truyền thống và thay vào đó là những điều tân tiến, văn minh, đặt nền tảng cho sự thay đổi về nhận thức.

D. Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở (mở mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng mới,...).

Câu 10: “Những gì mà người Singapore cần là sự trợ giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các ngành công nghiệp sản xuất chứ không phải là sự phụ thuộc vào những chuyến viện trợ liên tục... Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi ăn xin”.

Đoạn trích trên là của ai?

A. Lý Quang Diệu

B. Lý Hiển Long

C. Halimah Yacob

D. Ngô Tác Đống

  

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống ………. đã bùng nổ mạnh mẽ ở Indonesia.”

Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Thực dân Hà Lan

B. Thực dân Anh

C. Chế độ phong kiến

D. Thực dân Hà Lan và thực dân Anh

Câu 2: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào

A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

B. 1920 – 1945

C. 1945 – 1954

D. 1954 – 1975

Câu 3: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?

A. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ

B. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ

C. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ

D. 1643, kéo dài hơn 100 năm

Câu 4: Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?

A. Indonesia

B. Việt Nam

C. Malaysia

D. Thái Lan

Câu 5: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?

A. Việt Nam

B. Indonesia

C. Lào

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:

A. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc

B. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang

D. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.

Câu 7: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược Miến Điện, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với:

A. Nhiều thiên tai và biến cố, khiến cho thực dân Anh không thu được nhiều kết quả như mong muốn.

B. Sự tranh giành ảnh hưởng của Pháp

C. Cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã tiến hành:

A. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

B. Đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây

C. Chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX

D. Chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á?

A. Về kinh tế, sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

B. Về chính trị, việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân dã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

C. Về văn hoá, chính sách khai hoá văn minh của thực dân đã góp phần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, những giá trị truyền thống và thay vào đó là những điều tân tiến, văn minh, đặt nền tảng cho sự thay đổi về nhận thức.

D. Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở (mở mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng mới,...).

Câu 10: Ở Miến Điện, thực dân Anh đã gặp khó khăn như thế nào mới chiếm được nước này?

A. Phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885)

B. Phải đối mặt với một triều đình có nhiều người yêu nước và quân đội hùng mạnh

C. Không thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt khác hoàn toàn với chính quốc.

D. Tất cả các đáp án trên.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Câu 2: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á.

ĐỀ 2

Câu 1: Tóm tắt về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.

Câu 2: Mặt tích cực mà chế độ thực dân mang lại cho các nước Đông Nam Á là gì?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?

A. Việt Nam

B. Indonesia

C. Lào

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào

A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

B. 1920 – 1945

C. 1945 – 1954

D. 1954 – 1975

Câu 3: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược Miến Điện, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với:

A. Nhiều thiên tai và biến cố, khiến cho thực dân Anh không thu được nhiều kết quả như mong muốn.

B. Sự tranh giành ảnh hưởng của Pháp

C. Cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: “Những gì mà người Singapore cần là sự trợ giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các ngành công nghiệp sản xuất chứ không phải là sự phụ thuộc vào những chuyến viện trợ liên tục... Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi ăn xin”.

Đoạn trích trên là của ai?

A. Lý Quang Diệu

B. Lý Hiển Long

C. Halimah Yacob

D. Ngô Tác Đống

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với kinh tế và chính trị của các nước Đông Nam Á.

Câu 2: Theo em, nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?

A. Indonesia

B. Việt Nam

C. Malaysia

D. Thái Lan

Câu 2: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào

A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

B. 1920 – 1945

C. 1945 – 1954

D. 1954 – 1975

Câu 3: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở Campuchia?

A. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivotha (1861 – 1892)

B. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863 – 1866)

C. Cuộc khởi nghĩa của Pucombo (1866 – 1867)

D. Cuộc khởi nghĩa của Jose Rizal (1895 – 1899)

Câu 4: Ở Miến Điện, thực dân Anh đã gặp khó khăn như thế nào mới chiếm được nước này?

A. Phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885)

B. Phải đối mặt với một triều đình có nhiều người yêu nước và quân đội hùng mạnh

C. Không thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt khác hoàn toàn với chính quốc.

D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở In-đô-nê-xi-a.

Câu 2: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:  

=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay