Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Giáo án Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma, ba nước Đông Dương).
  • Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa,. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
  • Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Có ý thức trân trọng những thành quả đấu tranh giành độc lập và phát triển của các dân tộc Đông Nam Á hiện nay.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề về hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) và Đông Nam Á lục địa (Mi-an-ma, ba nước Đông Dương); Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á; Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiêt và phát triển ở Đông Nam Á.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử (đọc hiểu văn bản lịch sử, tái hiện và mô tả lịch sử); Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử (giải thích đánh giá, lịch sử); Phát triển năng lực vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước cảu dân tộc.
  • Trách nhiệm: sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Chăm chỉ: tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn.
  • Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ liên quan đến nội dung bài học Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Đọc trước thông tin Bài 6 SHS để tìm hiểu bài học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức HS làm việc cá nhân, sử dụng kĩ thuật See – Think – Wonder đặt vấn đề tìm hiểu nội dung bài học Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, HS trả lời câu hỏi về vấn đề của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở ba nước Đông Dương trong hai câu thơ.

  1. Sản phẩm: HS trả lời vấn đề được nêu trong phần Khởi động.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành Phiếu bài tập số 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát 2 lược đồ:

Lược đồ các nước Đông Nam Á năm 1910

 

Lược đồ các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dụng kĩ thuật See – Think – Wonder và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu bài tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát lược đồ, vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả làm việc trong Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều không có tên trên bản đồ thế giới, thì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á anh dũng đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Đọc câu thơ và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV trình chiếu và đọc cho các nhóm hai câu thơ sau:

Việt – Lào hai nước chúng ta

Tình sâu như nước Hồng Hà Cửu Long.

           (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Hai câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp em liên tưởng đến vấn đề gì trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương? Nêu cảm nghĩ của em về vấn đề đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc hai câu thơ, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu cảm nghĩ trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, tương đồng văn hóa, giàu lòng nhân ái, bang giao hữu nghị, gắn bó lâu đời suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mối quan hệ keo sơn đó đã phát triển mạnh mẽ lên tầm cao mới, được tôi luyện qua nhiều thử thách khắc nghiệt, không ngừng phát triển toàn diện và sâu rộng, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là quy luật sống còn và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng hai nước.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Giữa thế kỉ XX, các dân tộc ở ờ Đông Nam Á đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành nền độc lập dân tộc. Đông Nam Á ngày nay “Gắn kết với nhau bởi một khát vọng chung và ý chí tập thể được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung và nhằm thúc đẩy các lợi ích, nguyện vọng và lí tưởng quan trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình nhân dân các nước Đông Nam Á anh dũng đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, quá trình tái thiết và phát triển các nước Đông Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.
  2. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác Hình 6.1 – 6.4, thông tin mục Em có biết, thông tin mục 1a, 1b SGK tr.35 – 38 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.

 

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Khai thác Hình 6.1, 6.2, mục Em có biết, thông tin mục 1a SGK tr.35, 36 và tìm hiểu về: Những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo.

  

+ Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 6.3, 6.4, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.36 – 38 và tìm hiểu về: Những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á lục địa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

(Đính kèm phía dưới Hoạt động 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 2 (theo nội dung thảo luận của mỗi nhóm).

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông Nam Á hải đảo, Đông Nam Á lục địa theo Phiếu học tập số 2.

- GV mời đại diện các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Đông Nam Á hải đảo: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở In-đô-nê-xi-a và Phi – líp - pin.

+ Đông Nam Á lục địa

·        Ở Miến Điện, phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.

·        Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ mạnh mẽ và từng bước lan rộng.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới Hoạt động 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quốc gia Đông Nam Á

Chống thực dân

Thành phần lãnh đạo

Mục tiêu phong trào

Phong trào tiêu biểu

Kết quả phong trào

In-đô-nê-xi-a

 

 

 

 

 

Phi-lip-pin

 

 

 

 

 

Mi-an-ma

 

 

 

 

 

Cam-pu- chia

 

 

 

 

 

Lào

 

 

 

 

 

Việt Nam

 

 

 

 

 

Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?

…………………………………………………………………………………………………

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Quốc gia Đông Nam Á

Chống thực dân

Thành phần lãnh đạo

Mục tiêu phong trào

Phong trào tiêu biểu

Kết quả phong trào

In-đô-nê-xi-a

Hà Lan

Tư sản dân tộc và tiểu tư sản tri thức

Độc lập, tự do

A-chê (10/1873), Xu-ma-tra (1873 – 1909), Ba tắc (1878 – 1907), Ca-li-man-tan (1884 – 1886)

Thực dân Hà Lan đàn áp

Phi-lip- pin

Tây Ban Nha

Tri thức cấp tiến

Độc lập, tự do

Chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, thuế, cưỡng bức lao động… ở Ba-tan-ga, Bu-la-can, Ca-vi-tê, La-gu-na, Min-đa-nao, Su-lu

Thất bại

Mi-an-ma

(Miến Điện)

Anh

Các vị cao tăng, tầng lớp tri thức

Đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bỏ vệ văn hoá truyền thống

Năm 1920, xuất hiện 300 hội người Mi-an-ma (Miến Điện) chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh

Thực dân Anh đàn áp

Cam-pu-chia

Pháp

Hoàng thân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc

- Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha (1861-1892).

- Khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866).

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867).

Thất bại

Lào

Pháp

Nhân dân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc

- Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901 - 1903).

- Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937).

Thất bại

Việt Nam

Pháp

Sĩ phu yêu nước, tướng lĩnh cấp thấp, nông dân

Chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc

Phong trào chống Pháp ở Đông Nam Kì, Tây Nam Kì như khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực…

Thất bại

Nhận xét

- Diễn ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức khác nhau.

- Thất bại do tương quan lực lượng, thiếu tổ chức lãnh đạo, diễn ra lẻ tẻ, tự phát.

Hoạt động 2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác lược đồ Hình 6.5, thông tin mục 2a SGK tr.38, 39, đóng vai “Người kể sử”, lập timeline và thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt các giai đoạn phát triển của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
  3. Sản phẩm: Timeline của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5 - MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6 – LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2 - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5 – MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6 – LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1 - LICH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2 - CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3 – DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay