Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 cánh diều Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 khoa học tự nhiên 6 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


 PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                                ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?

  1. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau
  2. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân
  3. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài
  4. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi

Câu 2. Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

  1. Mối
  2. Ong
  3. Kiến
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Động vật có xương sống khác với động vật không xương sống ở đặc điểm chính nào dưới đây?

  1. Đa dạng về số lượng loài và môi trường sống
  2. Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
  3. Có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng
  4. Đa dạng về số lượng cá thể và đa dạng lối sống

Câu 4. Gà không thể bay giống chim, vì sao gà vẫn được xếp vào nhóm chim?

  1. Do gà có lông vũ bao phủ
  2. Do chi trước của gà biến thành cánh
  3. Do gà có mỏ sừng
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 5. Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

  1. Thảo nguyên
  2. Rừng mưa nhiệt đới
  3. Rừng ôn đới
  4. Hoang mạc

Câu 6. Hoạt động nào dưới đây góp phần hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học?

  1. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã
  2. Xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông
  3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp
  4. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển

Câu 7. Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì

  1. điều kiện khí hậu khắc nghiệt
  2. điều kiện khí hậu thuận lợi
  3. động vật ngủ đông dài
  4. sinh vật sinh sản ít nên số lượng cá thể ít

Câu 8. Loài cá nào dưới đây có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải?

  1. Cá đuối
  2. Cá rô phi
  3. Cá nóc
  4. Lươn

Câu 9. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

  1. số chất tạo nên
  2. thể của chất.
  3. mùi vị của chất.
  4. tính chất của chất.

Câu 10. Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?

  1. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.
  2. Nghiền nhỏ chất rắn.
  3. Dùng nước nóng.
  4. Tất cả ý trên đều đúng.

Câu 11. Để thu được muối ăn từ nước biển, người làm muối sử dụng phương pháp nào?

  1. Lọc
  2. Bay hơi
  3. Dùng nam châm
  4. Chiết.

Câu 12.  Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

  1. Lọc chất tan trong nước.
  2. Lọc và giữ lại khoáng chất.
  3. Lọc chất không tan trong nước.
  4. Lọc hoá chất độc hại.

Câu 13.  Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn. Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Nam Trung Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:

  1. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.
  2. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  3. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  4. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

Câu 15. Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:

  1. Trái Đất tự quay quanh trục
  2. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  3. Trục Trái Đất nghiêng
  4. Trái Đất có dạng hình khối cầu

Câu 16. Mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái đất. Tại sao trên Trái Đất có ngày và đêm liên tiếp?

  1. vì Mặt trời không chiếu sáng được hết Trái đất do Trái đất quá lớn so với Mặt trời
  2. vì chỉ có nửa phần Trái đất hướng về Mặt trời nhận được ánh sáng Mặt trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt trời
  3. vì Trái đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 17. Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  1. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
  2. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  3. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
  4. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 18. Chu kì của tuần trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho biết điều gì.

  1. khoảng thời gian để mặt trăng quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và trái đất
  2. khoảng thời gian để trái đất quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và mặt trăng
  3. khoảng thời gian để mặt trời quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trăng và trái đất
  4. cả A, B đều đúng.

Câu 19. Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:

  1. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.
  2. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.
  3. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.
  4. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Câu 20. Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là

  1. sao đôi
  2. sao chổi
  3. sao băng
  4. sao siêu mới
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)  Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, ta dựa vào đặc điểm gì?

Câu 2. (1,0 điểm) Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

Câu 3. (1.5 điểm)

  1. Nêu những hiểu biết của em về hiện tượng Mặt Trời lặn và mọc. Khi nào xuất hiện ban ngày và ban đêm trên Trái Đất?
  2. Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?

Câu 4. (1.5 điểm)

  1. a) Để tách chất ra khỏi các hỗn hợp sau đây, người ta thường sử dụng phương pháp nào?

    - Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột mì có lẫn bột sắt.

    - Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước.

    - Tách muối ăn từ dung dịch muối ăn và nước.

  1. b) Cho một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur). Trình bày cách tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp trên. Dựa trên tính chất nào của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước?

 

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

             

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN ...............LỚP ........

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0.2 điểm.

1B

2D

3C

4D

5D

6D

7A

8C

9A

10D

11B

12B

13B

14C

15D

16B

17C

18A

19D

20C

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

Câu 1

(2.0 điểm)

Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, ta dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể của chúng

+ Nhóm ruột khoang: cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn

+ Nhóm giun: hình dạng cơ thễ đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thê có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi — lưng bụng

+ Nhóm thân mềm: có cơ thê mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc

+ Nhóm chân khớp: cầu tạo cơ thể chia làm ba phân (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyễn (chân, cánh); cơ thế và phần phụ phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kifin

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

Câu 2

(1.0 điểm)

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

   Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)… Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 3

(1.5 điểm)

a.

- Hiện tượng Mặt trời mọc và lặn: Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời, nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

- Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ được gọi là ban ngày và phần không được Mặt Trời chiếu sáng sẽ gọi là ban đêm.

- Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm và phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

b. Có hiện tượng ngày và đêm do:

- Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm.

- Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.

 

0.25 điểm

 

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

 

 

Câu 4

(1,5 điểm)

a.

- Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột mì có lẫn bột sắt: dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp.

- Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước: dùng phương pháp chiết.

- Tách muối ăn từ dung dịch muối ăn và nước: dùng phương pháp cô cạn.

b.

- Muốn tách lưu huỳnh ra khỏi nước, đầu tiên cần đổ từ từ hỗn hợp vào phễu thuỷ tinh có sẵn giấy lọc đã được làm ướt, thu được lưu huỳnh trên giấy lọc và nước.

- Phơi lưu huỳnh ẩm để làm khô và thu được thành phẩm.

=> Dựa trên tính tan của lưu huỳnh: lưu huỳnh không tan trong nước để tách nó ra khỏi hỗn hợp.

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0. 25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN KHTN

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

       CẤP  ĐỘ

 

 

Chủ đề

 

 

 

TÊN BÀI HỌC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

TỔNG CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Phần sinh học

 

 

Đa dạng thế giới sống

 

Đa dạng động vật không xương sống

1 câu

1 câu

(2 đ)

1 câu

 

 

 

 

 

3

2.4 điểm

24%

Đa dạng động vật có xương sống

 

 

1 câu

 

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

3 câu

0.6 điểm

6%

Đa dạng sinh học

1 câu

 

 

1 câu

 

 

1 câu

 

1 câu

(1 đ)

 

 

 

 

 

 

4 câu

1.6 điểm

16%

Phần hóa học

Hỗn hợp

Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

 

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

2 câu

0.4 điểm

4%

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

1 câu

 

1 câu

0.5 câu

(0.75đ)

1 câu

0.5 câu

(0.75 đ)

 

 

4 câu

2.1 điểm

21%

Phần vật lý

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

1 câu

0.5 câu

(0.75 đ)

1 câu

 

1 câu

0.5 câu

(0.75 đ)

 

 

4 câu

2.1 điểm

21%

Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

 

 

1 câu

 

1 câu

 

 

 

2 câu

0.4 điểm

4%

Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

1 câu

 

1 câu

 

 

 

 

 

2 câu

0.4 điểm

4%

Tổng số câu: 24

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ:  100%

6.5 câu

3.75 điểm

37.5%

8.5 câu

2.35 điểm

23.5%

8 câu

3.7 điểm

37.0%

1 câu

0.2 điểm

2%

 

            

Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay