Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 file word với đáp án chi tiết (đề 4)

Đề thi cuối kì 2 môn Địa lí 11 đề số 4 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau để giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Địa lí 11 này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

ĐỊA LÍ 11

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

  1. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ. B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
  2. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin. D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Câu 2. Chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 không phải là

  1. tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.      
  2. mở rộng ngoại giao, châu Á được coi trọng.
  3. tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.                 
  4. đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  1. Núi cao và hoang mạc. B. Núi thấp và đồng bằng.
  2. Đồng bằng và hoang mạc. D. Núi thấp và hoang mạc.

Câu 4. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

  1. Đông Bắc.       B.Hoa Bắc. C. Hoa Trung.       D. Hoa Nam.

Câu 5. Cho bảng số liệu: 

DÂN SỐ TRUNG QUỐC NĂM 2014  (Đơn vị: triệu người)

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Tỉ lệ dân thành thị là 45,2%. B. Tỉ lệ dân số nam là 48,2%.
  2. Tỉ số giới tính là 105,1%. D. Cơ cấu dân số cân bằng.

Câu 6. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

  1. Công cuộc đại nhảy vọt.
  2. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
  3. Công cuộc hiện đại hóa.
  4. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là

  1. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.
  2. Không còn tình trạng đói nghèo.
  3. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
  4. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới.

Câu 8. Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của

  1. Chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.
  2. Thị trường xuất khẩu được mở rộng.
  3. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
  4. Việc cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.

Câu 9. Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên bang Nga đã

  1. đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.
  2. vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.
  3. phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.
  4. tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

Câu 10. Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức nào dưới đây?

  1. Bán tự nhiên.                    
  2. Tự nhiên.                          
  3. Chuồng trại.                      
  4. Trang trại.

Câu 11. Từ bảng số liệu sau:

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

  1. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.
  2. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng.
  3. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm.
  4. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới hầu như không thay đổi.

Câu 12. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

  1. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
  2. Tự cung, tự cấp nhưng năng suất cao.                     
  3. Quy mô lớn với hướng chuyên môn hóa.                
  4. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Câu 13. Khu vực Đông Nam Á bao gồm

  1. 12 quốc gia.       B. 11 quốc gia C. 10 quốc gia.       D. 21 quốc gia.

Câu 14. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

  1. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  2. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 15. Liên bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

  1. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.
  2. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.
  3. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.
  4. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

Câu 16. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

  1. Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Thái Lan.              D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 17. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

  1. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
  2. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
  3. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  4. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 18. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

  1. Xích đạo. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới.               D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 19. Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về?

  1. Công nghiệp vũ trụ.
  2. Công nghiệp dệt.                                                    
  3. Công nghiệp luyện kim.
  4. Công nghiệp chế tạo máy.                                      

Câu 20. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

  1. Đồng bằng châu thổ rộng lớn. B. Núi và cao nguyên.
  2. Các thung lũng rộng. D. Đồi, núi và núi lửa.

Câu 21. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là

  1. Gia-va. B. Lu-xôn.        C. Xu-ma-tra.           D. Ca-li-man-tan.

Câu 22. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

  1. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  2. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
  3. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
  4. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 23. Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của Liên Bang Nga là

  1. vùng Viễn Đông.                                                   
  2. vùng Uran.
  3. vùng Trung tâm đất đen.                                        
  4. vùng Trung ương.

Câu 24. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

  1. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.                
  2. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
  3. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa.                  
  4. Chuyển sang trồng các loại cây khác.

Câu 25. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

  1. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
  2. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
  3. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.
  4. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu 26. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

  1. Công nghiệp dệt may, da dày.
  2. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
  3. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
  4. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Câu 27. Cho biểu đồ sau:

(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

  1. Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
  2. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
  3. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
  4. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.

Câu 28. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

  1. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
  2. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
  3. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
  4. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu 29. Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của các quốc gia, giai đoạn 2010 - 2015?

  1. Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan tăng liên tục.
  2. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng thấp hơn Việt Nam.
  3. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan.
  4. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tăng liên tục.

Câu 30. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

  1. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. B. Trồng lúa nước.
  2. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 31. Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

  1. Thái Lan       B.Việt Nam. C.Ma-lai-xi-a.             D.In-đô-nê-xi-a.

Câu 32. Asean được thành lập vào thời gian nào?

  1. 1965 B. 1967 C. 1969                         D. 1980

Câu 33. Đến nay, Asean có bao nhiêu thành viên?

  1. 9 B. 10 C. 11                           D. 12

Câu 34. Đông Nam Á là cầu nối giữa

  1. Châu Á – Châu Âu. B. Châu Á – Châu Đại Dương.
  2. Châu Á – Châu Phi. D. Châu Á – Châu Mỹ.

Câu 35. Địa hình chủ yếu của khu vực Đông Nam Á là

  1. đồi núi. B. đồng bằng. C. sơn nguyên.                  D. thung lũng.

Câu 36. Các sông ở đảo thường có đặc điểm      

  1. ngắn và dốc. B. ngắn và có chế độ nước điều hòa.
  2. nguồn nước dồi dào. D. phù sa lớn.

Câu 37. Phần hải đảo khu vực Đông Nam Á thường xảy ra hiện tượng

  1. động đất. B. núi lửa. C. động đất và núi lửa.              D. sóng thần.

Câu 38. Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về ngoại thương của Nhật Bản?

  1. Giá trị xuất khẩu tăng 2,83 lần, giá trị nhập khẩu giảm 4,1 lần.
  2. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục và tăng 2,39 lần.
  3. Từ 1990 đến 2010, cán cân xuất nhập khẩu có sự biến động.
  4. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.

Câu 39. Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo và ở đảo?

  1. Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xia-a.             D. Lào.

Câu 40. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song:

  1. chưa vững chắc.
  2. vững chắc.
  3. rất vững chắc.
  4. rất ổn định.


TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11

 

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Bài 8

Liên bang Nga (kinh tế)

3

3

1

Bài 9

Tự nhiên dân cư và xã hội Nhật Bản

1

2

1

Kinh tế Nhật Bản

2

1

1

Bài 10

Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

2

2

1

Kinh tế Trung Quốc

2

1

Bài 11

Tự nhiên, dân cư và xã hội ĐNÁ

2

1

Kinh tế các nước ĐNÁ

2

1

1

Hiệp hội các nước ĐNÁ

2

2

2

Kĩ năng địa lí

4

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 11 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay