Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (Đề số 8)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 10 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 cuối kì 2 môn ngữ văn 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

0

  

 

 

 

 

 

 

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

1

0

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

 

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

2

0

1

0

0

1

0

1

0

1

10

Điểm số

1

0

1

0

0

2

0

5

0

5

10

Tổng

số điểm

2 điểm

20%

1 điểm

10%

2 điểm

20%

5 điểm

50%

10 điểm

100 %

10 điểm

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Không có gì tự đến đâu Con..

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa bội thu phải một nắng hai sương,

 

Không có gì tự đến dẫu bình thường.

Phải bằng cả bàn tay và nghị lực!

Như con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

 

Dẫu bây giờ Cha Mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.

Có roi vọt khi con hư và có lỗi

Thương yêu Con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

 

Đường Con đi dài rộng biết bao nhiêu..

Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,

Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,

Chỉ có Con mới nâng nổi chính mình..

Nhớ nghe con!

(Không có gì tự đến đâu Con – Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Như con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Câu 2 (1 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Câu 3 (1 điểm): Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ?

Câu 4 (2 điểm): Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của nghị lực trong cuộc sống.

PHẦN 2: VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm). Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

( Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay