Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 11 (Đề số 1)
Đề thi cuối kì 2 môn Văn 11 đề số 1 soạn chi tiết bao gồm: đề tự luận, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Văn 11 mới này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
(Bức tranh quê – Thơ Hà Thu)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của bài thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong bài thơ, quê hương được gắn liền với những hình ảnh nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Tìm biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ sau: (1,0 điểm)
“Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình”.
Câu 4. Qua bài thơ trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến với người đọc? (1,0 điểm)
LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quê hương?
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng cộng sản của Tố Hữu trong đoạn thơ sau:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
(Trích Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2010. Trang 44)
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: NGỮ VĂN 11
Nội dung | Mức độ cần đạt | Tổng số | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
I. Đọc hiểu | - Ngữ liệu: văn bản nhật dụng hoặc văn bản nghệ thuật - Tiêu chí: 01 đoạn trích hoặc 01 văn bản hoàn chỉnh Hoàn toàn mới | - Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ của văn bản. - Chỉ ra từ ngữ thể hiện chủ đề; chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,…nổi bật trong văn bản | - Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính,…của văn bản. - Hiểu được quan điểm/ tư tưởng/ thái độ,… của tác giả. - Hiểu nội dung của một hoặc một số câu văn, câu thơ trong văn bản. - Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng/ hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ,… trong văn bản. | - Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả đối với nội dung vấn đề được đề cập trong văn bản. - Nhận xét, nêu suy nghĩ, ấn tượng về một vấn đề của văn bản - Liên hệ và rút ra bài học nhận thức, hành động. - Suy nghĩ về thông điệp của tác giả trong văn bản. | ||
Tổng | Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 1,0 | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 1,0 | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 1,0 | Số câu: 4 Số điểm: 3,0 30% | |
II. Làm văn | Câu 1: Nghị luận xã hội - khoảng 200 chữ - trình bày suy nghĩ về thông điệp của tác giả/ vấn đề xã hội đặt ra trong VB đọc hiểu | - Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cần sử dụng. (giải thích, chúng minh, bình luận, bác bỏ…) - Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận | - Hiểu được nội dung vấn đề cần nghị luận (tư tưởng, đạo lí/ hiện tượng đời sống) | Vận dụng những hiểu biết về vấn đề xã hội + kết hợp vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ riêng về vấn đề xã hội đặt ra/thông điệp của tác giả. | ||
Câu 2: Nghị luận văn học - Nghị luận về một đoạn thơ | - Nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cần sử dụng. (phân tích/ cảm nhận/ bình luận…) - Kỹ năng viết bài văn nghị luận | - Hiểu được nội dung cần nghị luận (đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ) trong các bài thơ Từ ấy – Tố Hữu | Vận dụng những hiểu biết về tác giả, nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ kết hợp vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ giá trị đặc sắc của đoạn thơ | |||
Tổng | Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 20% | Số câu: 1 Số điểm: 5,0 50% | Số câu: 2 Số điểm: 7,0 70 % | ||
Tổng cộng | Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm:1,0 10% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 10% | Số câu: 2 Số điểm: 3,0 30% | Số câu: 1 Số điểm: 5,0 50% | Số câu: 6 câu Số điểm: 10 100 % |