Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 11 (Đề số 3)
Đề thi cuối kì 2 môn Văn 11 đề số 3 soạn chi tiết bao gồm: đề tự luận, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Văn 11 mới này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC: 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
TẠI SAO CON NGƯỜI TA CỨ PHẢI LỚN LÊN...?
Phải chăng ta lớn lên là để học cách tự yêu lấy bản thân mình khi ta biết ngoài kia người ta sống với nhau không hẳn là không có điều kiện. Yêu lấy bản thân mình để không để ai làm tổn thương nó, yêu lấy bản thân mình để trân trọng những cơ hội, những thách thức...
Phải chăng lớn lên là để biết được cuộc sống đa chiều và không ai có thể là người hoàn hảo. Nếu như có ai làm điều không tốt với ta cũng không nên sân si oán giận. Lớn rồi phải biết cách tha thứ và cảm thông. Không ai hoàn hảo nên ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng quan trọng hơn cả là họ biết sửa chữa những lỗi lầm của mình. Lớn rồi nên trái tim cũng lớn thêm ra, đủ bao dung và ấm áp cho tất cả mọi người.
Phải chăng lớn lên là để biết đôi khi con người ta nên học cách chấp nhận những thất bại, có những cố gắng hết mình nhưng chẳng đi đến đâu hoặc là kết quả không như ý muốn. Đừng buồn vì cuộc sống thử thách quá khắc nghiệt với mình, mọi sự trên đời xảy đến đều có lý do. Khi bản thân đầy đủ những vết tích của cuộc sống, tâm hồn bạn trở nên rắn rỏi và bình yên. Ngoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay: trưởng thành - mạnh mẽ - và bình yên trước bão táp cuộc đời.
(Trích Đánh thức con người phi thường trong bạn - Anthony Robbins)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản?
Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến của tác giả ở cuối đoạn trích: Ngoảnh nhìn lại rồi bạn sẽ thấy khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay: trưởng thành - mạnh mẽ - và bình yên trước bão táp cuộc đời.
Câu 4. (1,0 điểm) Có vô vàn vấn đề nảy sinh khi ta lớn lên. Vậy bản thân anh chị phải làm gì để trưởng thành và mạnh mẽ hơn?(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).
LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của thời gian. Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về hai khổ thơ đầu qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”
(Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, trang 39)
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: NGỮ VĂN 11
Nội dung | Mức độ cần đạt | Tổng số | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
I. Đọc hiểu | - Ngữ liệu: văn bản nhật dụng hoặc văn bản nghệ thuật - Tiêu chí: 01 đoạn trích hoặc 01 văn bản hoàn chỉnh Hoàn toàn mới | - Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ của văn bản. - Chỉ ra từ ngữ thể hiện chủ đề; chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,…nổi bật trong văn bản | - Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính,…của văn bản. - Hiểu được quan điểm/ tư tưởng/ thái độ,… của tác giả. - Hiểu nội dung của một hoặc một số câu văn, câu thơ trong văn bản. - Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng/ hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ,… trong văn bản. | - Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả đối với nội dung vấn đề được đề cập trong văn bản. - Nhận xét, nêu suy nghĩ, ấn tượng về một vấn đề của văn bản - Liên hệ và rút ra bài học nhận thức, hành động. - Suy nghĩ về thông điệp của tác giả trong văn bản. | ||
Tổng | Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 1,0 | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 1,0 | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 1,0 | Số câu: 4 Số điểm: 3,0 30% | |
II. Làm văn | Câu 1: Nghị luận xã hội - khoảng 200 chữ - trình bày suy nghĩ về thông điệp của tác giả/ vấn đề xã hội đặt ra trong VB đọc hiểu | - Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cần sử dụng. (giải thích, chúng minh, bình luận, bác bỏ…) - Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận | - Hiểu được nội dung vấn đề cần nghị luận (tư tưởng, đạo lí/ hiện tượng đời sống) | Vận dụng những hiểu biết về vấn đề xã hội + kết hợp vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ riêng về vấn đề xã hội đặt ra/thông điệp của tác giả. | ||
Câu 2: Nghị luận văn học - Nghị luận về một đoạn thơ | - Nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cần sử dụng. (phân tích/ cảm nhận/ bình luận…) - Kỹ năng viết bài văn nghị luận | - Hiểu được nội dung cần nghị luận (đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ) trong các bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử | Vận dụng những hiểu biết về tác giả, nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ kết hợp vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ giá trị đặc sắc của đoạn thơ | |||
Tổng | Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 20% | Số câu: 1 Số điểm: 5,0 50% | Số câu: 2 Số điểm: 7,0 70 % | ||
Tổng cộng | Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm:1,0 10% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 10% | Số câu: 2 Số điểm: 3,0 30% | Số câu: 1 Số điểm: 5,0 50% | Số câu: 6 câu Số điểm: 10 100 % |