Giáo án âm nhạc 3 kì 1 kết nối tri thức
Dưới đây là giáo án bản word môn âm nhạc lớp 3 kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức ", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án âm nhạc 3 kì 1 kết nối tri thức
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: VUI ĐẾN TRƯỜNGTiết 11: NGHE NHẠC ĐI HỌC. ÔN ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 2
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc được cao độ, trường độ bài đọc nhạc, kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay. Biết vỗ tay, gõ đệm theo phách bài đọc nhạc số 2.
- Biết thể hiện cảm xúc và vận động theo nhịp điệu bài hát Đi học.
- Lắng nghe và phối hợp với bạn/nhóm khi đọc nhạc và vận động theo bài hát.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
- Năng lực âm nhạc:
- Đọc đúng cao độ, trường độ. Biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo bài đọc nhạc.
- Cảm nhận được lời ca, giai điệu của bài hát và thể hiện được cảm xúc sau khi nghe bài hát.
- Phẩm chất
- Yêu trường lớp, thầy cô giáo.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực, thực hành.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- SGV, đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động.
- Nhạc cụ và các phương tiện học liệu điện tử.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thức sự tò mò, khám phá kiến thức của HS. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát hình ảnh về phong cảnh miền núi phía Bắc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh này mô tả điều gì?
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Có một bài hát nói lên tình cảm gắn bó của học sinh vùng núi phía Bắc với mái trường, sự kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè trong một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Để biết được đó là bài hát nào, lắng nghe, cảm nhận được lời ca, giai điệu của bài hát và thể hiện được cảm xúc sau khi nghe bài hát, chúng ta cùng vào tiết học ngày hôm nay: Tiết 11: Nghe nhạc Đi học. Ôn đọc nhạc bài số 2. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe nhạc “Đi học” a. Mục tiêu: HS lắng nghe và cảm nhận được bài hát “Đi học”; luyện tập, thực hành theo cảm xúc, giai điệu của bái hát; gõ đệm theo nhịp điệu bài hát. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu tên tác giả, tên bài hát: + Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo: · Ông tên thật là Đặng Đức Ngao, sinh ngày 4-2-1931 tại Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Bài hát Tiếng hát quê ta là bài hát đầu tiên của ông được công chúng biết đến. Bùi Đình Thảo hoạt động sáng tác chuyên nghiệp đồng thời tham gia các công tác quản lý văn hóa, nghệ thuật tại địa phương. · Âm nhạc của ông có giai điệu dung dị, đầm ấm, mềm mại, mang âm hưởng âm nhạc dân gian và mang miêu tả con người và thiên nhiên quê hương. + Bài hát Đi học: “Đi học” là một bài hát tác giả viết cho các em thiếu nhi miền núi, ghi lại cảm xúc hồi hộp lần đầu tiên đến trường của các em nhỏ và được đông đảo thiếu nhi cũng như người lớn ưa thích. - GV cho HS nghe bài hát “Đi học” qua phương tiện nghe nhìn: https://www.youtube.com/watch?v=1uU5i3cQ3Wc - GV thể hiện, trình bày bài hát, thể hiện cảm xúc với nhịp điệu âm nhạc, đặc điểm luyến láy, phong cách dân ca miền núi phía Tây Bắc (Tày, Nùng). - GV đặt câu hỏi cho HS: + Em cảm nhận thế nào khi nghe bài hát? + Hình ảnh phong cảnh miền núi trong bài hát được miêu tả như thế nào? + Bài hát nói về các bạn ở vùng nào đi học? + Khi nghe bài hát này, em nhớ tới điều gì? - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, thực hiện yêu cầu. - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV mở rộng: Cùng với các ca khúc khác viết cho thiếu nhi như: “Em đi giữa biển vàng”, “Sách bút thân yêu ơi”, “Chúng em làm cô Tấm”… Đi học” là một trong những bài hát hay của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, một ca khúc tạo nên ấn tượng đẹp trong tâm hồn mọi người và trở thành bài ca đi cùng năm tháng. Hoạt động luyện tập – thực hành - GV và HS cùng thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu bài hát: vỗ tay, gõ đệm: + Nhóm HS gõ đệm theo phách. + Nhóm HS gõ đệm theo nhịp. + Nhóm HS gõ đệm theo nhịp điệu. + Nhóm HS thể hiện động tác phụ họa cho lời ca. Hoạt động vận dụng trải nghiệm - GV hướng dẫn HS sử dụng hình tiết tấu, cùng HS gõ đệm theo nhịp bài hát:
Hoạt động 2: Ôn đọc nhạc bài số 2 a. Mục tiêu: HS đọc nối tiếp theo nhóm, kết hợp vận động cơ thể. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS nhắc lại tên nốt nhạc vừa học trong bài đọc nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay. - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS thực hiện: + Đọc nối tiếp theo nhóm (nhóm gõ đệm theo phách, nhóm gõ tay theo tiết tấu bài đọc nhạc). + Đọc kết hợp vận động cơ thể theo ý tưởng của nhóm/cặp đôi. * CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - GV động viên, khen ngợi HS cố gắng, tích cực học tập. - GV khuyến khích HS về nhà chia sẻ những cảm xúc sau tiết học Âm nhạc cho người thân nghe. |
- HS quan sát hình.
- HS trả lời: Những hình ảnh này mô tả núi cao, hình ảnh các bạn nhỏ dân tộc vùng cao đi học à Đặc trưng của vùng miền Tây Bắc. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV giới thiệu về tác giả, tên bài hát.
- HS lắng nghe giai điệu bài hát “Đi học”.
- HS lắng nghe GV thể hiện, trình bày bài hát.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS trả lời: + Sau khi nghe bài hát, em cảm nhận bài hát: Bài hát mang âm hưởng của dân ca miền núi phía Bắc, bằng một giai điệu khoan thai, nhẹ nhàng, trong sáng, có những nốt luyến láy duyên dáng. + Hình ảnh phong cảnh miền núi được miêu tả trong bài hát: “Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối reo thầm thì Chim đùa reo trong lá Cá dưới khe thì thào Hương rừng thơm chen hương cốm”. + Khi nghe bài hát, em nhớ tới hình ảnh hằng năm, cứ đến năm học mới lại có bao em nhỏ lần đầu tiên cắp sách đến trường. Em bước đi trong dáng điệu rụt rè, ngỡ ngàng, nắm chặt tay mẹ và líu ríu bước theo sau. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. - HS gõ đệm theo nhịp bài hát. - HS trả lời. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. |
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: giáo án âm nhạc 3 kì 1, giáo án âm nhạc 3 kì 1 kết nối tri thức, giáo án âm nhạc lớp 3 kì 1 KNTT, giáo án môn âm nhạc 3 kì 1 kết nốiTài liệu giảng dạy môn Âm nhạc tiểu học
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)