Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8 dùng cho 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời , Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm: tóm tắt câu hỏi lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện năng cao, ôn thi HSG đạt kết quả cao. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8

CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH

VÀ CHIẾN TRANH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ

 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

I. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN

  1. Khái niệm cách mạng tư sản

- Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản hoặc tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (quý tộc mới, chủ nô,….) lãnh đạo, nhằm xóa bỏ những rào cản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sự kiện nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy lật đổ ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, thành lập nước cộng hòa Hà Lan (thế kỉ XVI) đã mở đầu cho thời kì bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.

- Trong nền sản xuất mới, giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lực chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm. Nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân, thợ thủ công, công nhân) bị áp bức, bóc lột nặng nề. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh.

Lược đồ địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản

tiêu biểu trên thế giới (thế kỉ XVI – XVIII)

  1. Lực lượng của cách mạng tư sản

- Lực lượng tham gia cách mạng tư sản bao gồm: giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. Trong đó giai cấp lãnh đạo là giai cấp tư sản. Quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân và bình dân thành thị và đây cũng là lực lượng tham gia chính trong cuộc cách mạng tư sản.

- Mối liên minh giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định. Giai cấp tư sản sau khi đạt được mục đích cuối cùng là thiết lập chính quyền sẽ không còn quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng nhân dân và quay lưng lại với quần chúng, đàn áp những phong trào nhân dân mà họ cho là quá khích.

  1. Ý nghĩa của cách mạng tư sản

- Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ XVI kéo dài đến thế kỷ XX. Cách mạng đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội loài người.

- Tuy nhiên, cách mạng tư sản về bản chất sâu xa vẫn là sự bóc lột, nó chỉ thay thế sự bóc lột của chế độ phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa, còn nhiều hạn chế vì chưa giải quyết triệt để được những vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

II. CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH

  1. Nguyên nhân bùng nổ
  2. Nguyên nhân sâu xa

- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

+ Công nghiệp len dạ phát triển.

+ Số đông quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu.

à Trở thành tầng lớp quý tộc mới; nông dân không có đất trồng trọt, chăn nuôi, đời sống khổ cực. 

- Xã hội: Có nhiều biến động lớn. Phân hóa thành những giai cấp có địa vị kinh tế, chính trị khác nhau, chia thành hai phe đối lập.

+ Vua và các thế lực phong kiến.

+ Giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị.

=> Sự thay đổi về kinh tế, mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. 

  1. Nguyên nhân trực tiếp

- Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội (Quốc hội Anh gồm đa số đại biểu là quý tộc mới và tư sản), nhằm tăng thêm các khoản thuế mới. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động ngày càng gay gắt.

- Nghị viện tự thông qua luật hạn chế quyền lực của vua. Ngày 4/1/1642, Sác-lơ I dẫn quân vào nghị viện để bắt giữ một số đối thủ chính trị.

- Tháng 8 - 1642, vua tuyên chiến với Quốc hội.

=> Cách mạng bùng nổ.

Vua Sác-lơ I tại Nghị viện Anh vào ngày 4/1/1962

 

  1. Diễn biến chính của Cách mạng tư sản Anh

- Năm 1642: cách mạng bùng nổ.

- Năm 1648: phe Nghị viện đánh bại quân đội của nhà vua.

- Năm 1649: vua Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa.

- Năm 1653: Ô-Crom-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự.

- Năm 1660: Sau khi Ô-Crom-oen, chế độ quân chủ phụ hưng.

- Năm 1688: Tư sản và quý tộc mới thỏa hiệp với phong kiến, tiến hành cuộc chính biến. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

  1. Ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng.

+ Là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.

+ Cổ vũ nhân dân các nước Âu – Mỹ đứng lên làm cách mạng.

- Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, không đáp ứng được quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Đặc điểm:

+ Tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo.

+ Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến.

+ Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Ô-li-vơ Crom-oen

II. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ

  1. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mỹ

- Nhiều nước châu Âu tiến hành xâm chiếm châu Mỹ. Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

- Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc. Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển kinh tế công thương nghiệp ở 13 nước thuộc địa (quyền buồn bán, đặt ra nhiều loại thuế nặng nề,…).

- Sự cai trị hà khắc của thực dân Anh đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với các nước chính quốc. Người dân mong muốn lật đổ ách cai trị của thực dân Anh, đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa.

- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí. Vua Anh tuyên bố sẽ trừng trị các thuộc địa. 

=> Tháng 4 - 1775, Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nửa cuối thế kỉ XVIII

  1. Diễn biến chính của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Tháng 12/1773: nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.

- Tháng 4/1775: chiến tranh bùng nổ.

- Ngày 4/7//1776: Tuyên ngôn độc lập được thông qua. Hợp chủng quốc Mỹ được thành lập.

- Tháng 10/1777: chiến tranh Xa-ra-tô-ga, bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

- Tháng 11/1781: chiến thắng I-ooc-tao. Chiến tranh kết thúc.

- Tháng 9/1783: kí Hòa ước Pa-ri, Anh công nhận nền độc của 13 thuộc địa.

Đại biểu 13 thuộc địa thông qua bản Tuyên ngôn độc lập

  

Chuông Tự do Phi-la-đen-phi-a, biểu tượng của nền độc lập Mỹ, được đánh trong ngày Tuyên ngôn độc lập (8/7/1776)

G.Oa-sinh-tơn

(1732 – 1799)

  1. Ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Ý nghĩa:

+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập Hợp chủng quốc Mỹ. Năm 1789, G.Oa-sinh-tơn đắc cử, trở thành Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Mỹ.

+ Những đạo luật cản trở sự phát triển của nền kinh tế do chính quyền Anh áp đặt được xóa bỏ đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mỹ.

+ Đem đến cho nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới niềm hi vọng được giải phóng, độc lập, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến châu Âu và châu Mỹ: Cách mạng Pháp (1789), cổ vũ các phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX).

- Tính chất: là một cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

- Đặc điểm:

+ Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo.

+ Có sự tham gia đông đảo của nô lệ và phụ nữ.

+ Diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.

Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Mỹ (1776)

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày hiểu biết của mình về các khái niệm :

- Cách mạng tư sản.

- Quân chủ lập hiến.

- Quý tộc mới.

Trả lời:

- Cách mạng tư sản: là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (có nơi liên kết với quý tộc mới - quý tộc tư sản hoá), nhằm đánh đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đem quyền lợi lại cho giai cấp tư sản, tạo tiền đề cho quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Quân chủ lập hiến: là chế độ xã hội mà vua không có thực quyền. Chỉ có Quốc hội – cơ quan quyền lực của tư sản và quý tộc mới có quyền định đoạt các chính sách và thông qua các đạo luật. 

- Quý tộc mới: có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản, muốn xóa bỏ những trở ngại của quan hệ sản xuất phong kiến, nhưng quyền lợi chính trị, địa vị xã hội của họ lại gắn bó với chế độ phong kiến. 

-------Còn tiếp -------

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay