Giáo án chuyên đề công nghệ 10 thiết kế kết nối bài 4: Hệ thống điều khiển trong ngôi nhà thông minh
Giáo án chuyên đề bài 4: Hệ thống điều khiển trong ngôi nhà thông minh sách chuyên đề học tập công nghệ 10 thiết kế kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Thiết kế công nghệ 10 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHO NGÔI NHÀ THÔNG MINHBÀI 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRONG NGÔI NHÀ THÔNG MINH
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ
- Trình bày được sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của một hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh.
- Năng lực
- Năng lực công nghệ:
- Nhận diện và phân tích được các công nghệ trong ngôi nhà thông minh.
- Liên hệ thực tế để vận dụng kiến thức, chỉ ra được một số kịch bản sử dụng trong ngôi nhà thông minh.
- Năng lực chung:
- Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ học tập, khai thác tài liệu để khám phá kiến thức mới về ngồi nhà thông minh và các công nghệ có liên quan.
- Tự tin đóng góp ý kiến thảo luận, tích cực hợp tác nhóm để trình bày được nội dụng học tập.
- Vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học về ngôi nhà thông minh vào thực tiễn.
- Phẩm chất
- Có ý thức tự học, tự giác tìm hiểu về ngôi nhà thông minh.
- Chủ động vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong quá trình học, kiên nhẫn để giải quyết khó khăn trong quá trình học và hợp tác với bạn.
- Thích tìm hiểu thông tin mới về xu hướng ngôi nhà thông minh để mở rộng hiểu biết và ứng dụng vào cuộc sống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến bài học Hệ thống điều khiển trong ngôi nhà thông minh.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10.
- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến hệ thống điều khiển trong ngôi nhà thông minh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Khơi gợi sự tò mò của HS về ngôi nhà thông minh.
- Khai thác những hiểu biết của HS về ngôi nhà thông minh, dẫn dắt tới nhu cầu tìm hiểu và tham gia học tập chuyên đề về ngôi nhà thông minh – một xu thế phát triển của ngôi nhà hiện đại.
- Nội dung:
- Khảo sát sự hiểu biết của HS về ngôi nhà thông minh.
- Xác định những mục tiêu, lợi ích khi học tập chuyên đề về ngôi nhà thông minh.
- Lập kế hoạch học tập chuyên đề về ngôi nhà thông minh.
- Sản phẩm: Sơ đồ tư duy thể hiện các đặc trưng của ngôi nhà thông minh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 4.1 SGK tr.28 và cho biết: Có những thiết bị nào trong ngôi nhà? Có những chức năng nào được điều khiển trong ngôi nhà thông minh?
- GV chia lớp thành các nhóm học tập (4 – 6 HS) và giao nhiệm vụ:
+ HS đọc SGK, tìm hiểu thêm các thông tin về ngôi nhà thông minh và trả lời câu hỏi:
- Hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh có những thành phần nào và hoạt động như thế nào?
- Mô tả cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số loại cảm biến thường gặp.
+ Giới thiệu các công nghệ phổ biến được ứng dụng trong ngôi nhà thông minh.
+ Lập sơ đồ tư duy thể hiện các đặc trưng của ngôi nhà thông minh.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 4.1, thảo luận theo cặp đôi để tìm hiểu về ngôi nhà thông minh.
- HS đọc thông minh SGK và thực hiện nhiệm vụ:
+ Hệ thống điều khiển ngôi nhà thông minh.
+ Mô tả cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số loại cảm biến thường gặp.
+ Giới thiệu các công nghệ phổ biến được ứng dụng trong ngôi nhà thông minh.
+ Sơ đồ tư duy thể hiện các đặc trưng của ngôi nhà thông minh.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV lập bảng kế hoạch học tập chuyên đề về ngôi nhà thông minh của các nhóm: nhiệm vụ, khung giờ, hình thức học, cách nộp bài, kênh thông minh liên lạc.
- GV đánh giá, kết luận phần trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Các thiết bị hiện đại được ứng dụng ngày càng rộng rãi, trong chính ngôi nhà của mỗi chúng ta: điện thoại, tivi, wifi, camera,… Một ngôi nhà như thế nào là ngôi nhà thông minh? Những thiết bị nào được điều khiển trong ngôi nhà thông minh? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài học đầu tiên trong chuyên đề - Bài 4: Hệ thống điều khiển trong ngôi nhà thông minh.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hoạt động tự học của học sinh
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động,
- HS nghiên cứu SGK (và các thông tin liên quan trên Internet) để phân tích và trình bày được các thành phần, cách hoạt động của hệ thống điều khiển trong ngôi nhà thông minh.
- Các nhóm tự trao đổi với nhau để hoàn thành một bảng tổng hợp thông tin về hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh.
- HS chủ động tự học trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp và tích cực tương tác với nhau trên kênh thông tin riêng của nhóm.
- Nội dung:
- Tìm hiểu hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh, các đặc điểm và yêu cầu, quan điểm và ý kiến khác của nhóm nếu có.
- Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí hoạt động của một hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh.
- Sản phẩm: HS nắm được hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh: hệ thống điều khiển cục bộ và hệ thống điều khiển dựa trên công nghệ IoT.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm HS tự tìm hiểu bài 4 SGK trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp. - GV hướng dẫn các nhóm trình bày thông tin tìm hiểu được trên GoogleDoc, Excel, PowerPoint để GV có thể theo dõi tiến độ của các nhóm, các thành viên trong quá trình tự học. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia thành các nhóm, tự tìm hiểu bài 4 SGK trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp. - GV định hướng, góp ý, khuyến khích các nhóm thông qua các kênh quản lí. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV yêu cầu HS có báo cáo định kì (lớp tự quy ước trong kế hoạch học tập). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ chuẩn bị bài của HS. | 1. Hoạt động tự học của học sinh HS chuẩn bị bài trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về ngôi nhà thông minh
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khái quát được đặc điểm của ngôi nhà thông minh (công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già,…)
- Nội dung:
- HS đọc mục I trong SGK để trả lời cho câu hỏi: Theo em, thế nào là ngôi nhà thông minh? Các tiện ích mà ngôi nhà thông minh mang lại?
- GV khái quát ngôi nhà thông minh và tiện ích mang lại.
- GV giới thiệu một số công nghệ phổ biến được ứng dụng trong ngôi nhà thông minh.
- Sản phẩm: HS khái quát được ngôi nhà thông minh và tiện ích của thiết bị công nghệ được sử dụng trong ngôi nhà thông minh.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong chương trình lớp 6, các em đã được làm quen với ngôi nhà thông minh. Trong chuyên đề cả Công nghệ lớp 10, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về các công nghệ điều khiển phổ biến hiện nay đang được áp dụng cho việc phát triển ngôi nhà thông minh. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK mục I SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là ngôi nhà thông minh? Các tiện ích mà ngôi nhà thông minh mang lại? - GV giới thiệu một số công nghệ phổ biến được ứng dụng trong ngôi nhà thông minh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK mục I SGK tr.28 để tìm hiểu về ngôi nhà thông minh. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày khái quát về ngôi nhà thông minh và tiện ích của thiết bị thông minh. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe GV phổ biến một số công nghệ thông minh được sử dụng trong ngôi nhà. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận khái quát về ngôi nhà thông minh, nêu các tiện ích đem lại. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu khái quát về ngôi nhà thông minh - Một ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được thiết kế kết hợp các công nghệ khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn, tiế kiệm năng lượng. - Ngoài ra các dịch vụ giám sát chăm sóc sức khỏe cho người già, người khuyết tất, những người cần chăm sóc đặc biệt cũng được nghiên cứu phát triển trong ngôi nhà thông minh. → Một ngôi nhà thông minh có thể được thiết kế với hệ thông điều khiển cục bộ (hệ thông được đặt ngay tại ngôi nhà) hoặc dựa trên công nghệ Internet vạn vật với hệ thống điều khiển được triển khai trê nền tảng điện toán đám mây.
|
Hoạt động 3: Hoạt động thảo luận hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Trình bày được các thành phần trong hệ thống điều khiển của ngôi nhà thông minh và mối liên hệ của chúng thông qua sơ đồ khối, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống điều khiển.
- Đưa ra các câu hỏi muốn thảo luận, làm rõ thêm.
- Phản biện được ý kiến của các nhóm khác.
- Nội dung:
- Các nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu về hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh. Lấy ví dụ để phân tích.
- Các nhóm nhận xét, phản biện và bổ sung cho các nhóm khác.
- Sản phẩm:
- Các bài thuyết trình, các tài liệu trình chiếu, các tranh ảnh minh họa, học cụ để nhận diện, video trải nghiệm,…
- Các cuộc đối thoại phản biện.
- Các tài liệu học tập được hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung sau thảo luận.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1 kết hợp quan sát Hình 4.2 SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: + Cảm biến môi trường có thể bao gồm những cảm biến nào? + Các cảm biến đó tác động tới bộ điều khiển trung tâm để điều khiển các thiết bị tương ứng nào? + Nguyên tác hoạt động của hệ thống điều khiển cục bộ như thế nào? + Hệ thống dữ liệu được trải khai trên các nền tảng nào? - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc mục II.2, kết hợp quan sát Hình 4.3, 4,4 SGK tr.30, 31 và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu khái niệm công nghệ Internet vạn vật? + Mô tả thành phần chính của mô hình IoT. + Lập sơ đồ khối hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh dựa trên công nghệ IoT. + Nêu nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển dựa trên công nghệ IoT. + Tìm hiểu về Wifi và Bluetooh, ứng dụng thực tiễn của thiết bị. - GV yêu cầu HS thuyết trình các phương tiện công nghệ thông tin dã dùng trong quá trình tự học hoặc kết hợp tranh ảnh, vật thật mà các nhóm chuẩn bị. Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1 SGK tr.29 để tìm hiểu về: + Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển cục bộ cho ngôi nhà thông minh. + Nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển cục bộ. - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục II.2 SGK tr.30, 31, 32 để tìm hiểu về: + Khái niệm về công nghệ Internet vạn vật + Thành phần chính của mô hình IoT. + Sơ đồ khối hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh dựa trên công nghệ IoT. + Nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển dựa trên công nghệ IoT. + Wifi và Bluetooh, ứng dụng thực tiễn của thiết bị.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời các nhóm trình bày nhiệm vụ học tập theo thứ tự bốc thăm (mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi): + Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển cục bộ cho ngôi nhà thông minh. + Nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển cục bộ. + Khái niệm về công nghệ Internet vạn vật + Thành phần chính của mô hình IoT. + Sơ đồ khối hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh dựa trên công nghệ IoT. + Nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển dựa trên công nghệ IoT. + Wifi và Bluetooh, ứng dụng thực tiễn của thiết bị. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh. | 3. Hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh a) Ngôi nhà thông minh với hệ thống điều khiển - Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển + Bộ điều khiển được thiết kế tự động hóa theo nhu cầu của người sử dụng. + Một hệ thống điều khiển đơn giản cho ngôi nhà thông minh gồm: · Hệ thống cảm biến · Camera · Bộ điều khiển trung tâm · Màn hình điều khiển - Nguyên tắc hoạt động + Các cảm biến, camera: Thu thập thông tin về điều kiện môi trường của ngôi nhà. + Bộ điều khiển trung tâm: điều khiển mọi hoạt động của ngôi nhà theo một thuật toán được người sử dụng thiết lập trước. + Màn hình điều khiển: cho phép người sử dụng tương tác với hệ thống. → Hệ thống điều khiển này có thể cho phép người sử dụng truy cập vào bộ điều khiển trung tâm từ bên ngoài ngôi nhà để giám sát và điều khiển các thiết bị trong nhà. b) Ngôi nhà thông minh dựa trên công nghệ Internet vạn vật - Công nghệ Internet vạn vật (IoT) + Thiết kế các hệ thống thông minh hiện nay. + Trao đổi thông tin với hệ thống điều khiển trung tâm qua mạng Internet. + Người sử dụng ở mọi nơi có thể kết nối với hệ thống trung tâm thông qua mạng Internet. - Các thành phần chính của IoT + Các vật (Things): thiết bị tích hợp cảm biến và cơ cấu chấp hành; thu nhận thông tin và tác động lên đối tượng cần điều khiển, xử lí và truyền thông tin. + Cổng nối (Gateway): thiết bị trung gian giữa các thiết bị và nền tảng đám mây; chuyển đổi các giao thức truyền thông không dây. + Nền tảng đám mây: triển khai các phần mềm trên nền điện toán đám mây; lưu trữ, quản lí, xử lí các thông tin của hệ thống. + Thiết bị người dùng cuối như máy tính, điện thoại di động,… kết nối với các dịch vụ đám mây; giám sát, diều khiển các thiết bị. → Các hệ thống dữ liệu doanh nghiệp thường được triển khai trên các nền tảng điện toán đám mây như nền tảng đám mây của Amazon, Google, Microsoft, hoặc nền tảng đám mây của riêng các doanh nghiệp. - Hệ thống điều khiển cho ngôi nhà thông minh dựa trên công nghệ IoT + Tất cả các thiết bị trong ngôi nhà (máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh,…) có khả năng kết nối mạng sử dụng như Wifi, Bluetooth,… + Thiết bị cổng nối: trung chuyển thông tin giữa các thiết bị và hệ thống điều khiển trung tâm. + Hệ thống điều khiển trung tâm: lưu trữ thông tin về các thiết bị; quản lí tài khoản người dùng, đăng kí thiết bị; phân tích dữ liệu. + Người dùng có thể giám sát, nhận thông tin cảnh báo, điều khiển ngôi nhà của mình. + Các cảm biến trong ngôi nhà: thu nhận thông tin qua thiết bị cổng nối. → Wifi là công nghệ mạng không dây, sử dụng sóng vô tuyến để truyền nhận dự liệu tốc độ cao, khoảng cách ngắn; sử dụng để thay thể các loại dây cáp trong mạng cục bộ. → Bluetooth là công nghệ truyền thông không dây, sử dụng sóng vô tuyến; truyền thông tin trong khoảng cách ngắn giữa các thiết bị điện tử. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Thiết kế công nghệ 10 kết nối tri thức đủ cả năm