Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời CĐ 3 Bài 2: Nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 2: Nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Hoạt động 2: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS 

- Nêu và phân tích được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trân trọng những thành tựu xây dựng nhà nước của dân tộc và nêu cao ý thức trách nhiệm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Vận dụng những kiến thức đã học để tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa phương.

  1. Nội dung : GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia HS thành 4 nhóm chuyên gia, hướng dẫn các nhóm căn cứ tài liệu đã chuẩn bị, thảo luận về các vấn đề sau :

+ Nhóm 1 : Khai thác hình 3.10 và 3.15 để tìm hiểu bối cảnh lịch sử và ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện vai trò của nhà nước qua hai giai đoạn phát triển ?

+ Nhóm 2 : Lập bảng so sánh để hiểu rõ vai trò chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có gì khác với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Vì sao có sự khác biệt đó ?

+ Nhóm 3 : Khai thác hình 3.12, 3.13, 3.14 để đánh giá việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới của nhà nước Việt Nam có tác động như thế nào đến sự phát triển của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam ?

+ Nhóm 4 : Khai thác các hình 3.16, 3.17, 3.18 để nhận định những thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới dưới vai trò điều hành, quản lí của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tác động thế nào đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ?

  1. Sản phẩm : HS ghi được vào vở

- Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia HS thành 4 nhóm chuyên gia, hướng dẫn các nhóm căn cứ tài liệu đã chuẩn bị, thảo luận về các vấn đề sau :

+ Nhóm 1 : Khai thác hình 3.10 và 3.15 để tìm hiểu bối cảnh lịch sử và ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện vai trò của nhà nước qua hai giai đoạn phát triển ?

+ Nhóm 2 : Lập bảng so sánh để hiểu rõ vai trò chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có gì khác với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Vì sao có sự khác biệt đó ?

+ Nhóm 3 : Khai thác hình 3.12, 3.13, 3.14 để đánh giá việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới của nhà nước Việt Nam có tác động như thế nào đến sự phát triển của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam ?

+ Nhóm 4 : Khai thác các hình 3.16, 3.17 để nhận định những thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới dưới vai trò điều hành, quản lí của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tác động thế nào đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và thống nhất đáp án cho nội dung được phân công tìm hiểu.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận :

+ Nhóm 1 :

·        Giống nhau : Cả 2 nhà nước đều ra đời sau quá trình lâu dài đấu tranh giải phóng dân tộc và tiến tới xây dựng nhà nước dân chủ.

·        Điểm khác biệt :

§  Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giành được độc lập dân tộc từ tay quân phiệt Nhật, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ không công nhận nền độc lập đó nên nhân dân Việt Nam phải bước vào 2 cuộc kháng chiến suốt 30 năm để giải phóng đất nước, bảo vệ nền độc lập, thống nhất của dân tộc.

§  Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, đưa cả nước bước sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều này đã tạo điều kiện cho cả dân tộc bước vào thời kì xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đổi mới toàn diện để mạnh mẽ hội nhập quốc tế.

+ Nhóm 2 : Do bối cảnh ra đời nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện vai trò chủ yếu quan trọng nhất là lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện vai trò chủ yếu quan trọng nhất là lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ; tiến hành Đổi mới đất nước, chủ động hội nhập quốc tế.

+ Nhóm 3 : Việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đã giúp khẳng định tính chính nghĩa của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Phong

trào phản chiến của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa cũng như các lực lượng dân chủ hoà bình tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, đã tạo sức ép lớn, góp phần buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (1973) chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Nhóm 4 : Thực hiện Đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng :

·        Hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính trị ổn định.

·        Kinh tế đối ngoại phát triển (Việt Nam nằm trong nhóm ba nước xuất khẩu lúa gạo lớn của thế giới, xuất khẩu dầu thô, các mặt hàng thuỷ hải sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ.

·        Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

·        Trong hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, năm 1995), gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, kí nhiều Hiệp định thương mại tự do với các đối tác trên thế giới, gần đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) vào năm 2019. Việt Nam ngày càng có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế thông qua việc 2 lần được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 – 2009 và nhiệm kì 2020 – 2021.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của 4 nhóm.

- GV kết luận, chốt lại kiến thức :

+ Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

2. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

a. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Bối cảnh:

+ Cách mạng tháng Tám thành công, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ cộng hòa.

+ Ngày 2-9-1945: tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Ngày 6 - 1 – 1946 :  bầu ra bộ máy Nhà nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:

+ Là thành quả của quá trình đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.

- Có sức cổ vũ lớn lao đối với phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và dân chủ của các dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

- Đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:

+ Theo chế độ dân chủ.

+ Là nhà nước kiểu mới, là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân.

b. Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng đất nước (1945 – 1976)

- Vai trò của Nhà nước trong kháng chiến chống ngoại xâm:

+ Tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, cứu nước.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ và nhân dân thế giới, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

- Vai trò của Nhà nước trong xây dựng đất nước: chăm lo phát triển đời sống nhân dân, xây dựng hậu phương kháng chiến và xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho CNXH.

2.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay

a. Sự ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bối cảnh ra đời:

+ Sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975, hai miền Nam – Bắc tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

+  Ngày 2 - 7 - 1976, Quốc hội đã quyết định đặt tên nước Việt Nam thống nhất là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

+ Đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.

+ Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước,.

+ Tập trung cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất, mở ra

khả năng to lớn để phát triển quan hệ với các nước trên thế giới.

b. Vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

- Vai trò của Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước:

+ Tổ chức, quản lí điều hành đất nước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Đổi mới cơ chế quản lí trong các ngành kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế; bước đầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.

+ Thực hiện chính sách để nông dân chủ động phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ KHCN và chủ động tham gia vào thị trường.

- Vai trò của Nhà nước trong hội nhập quốc tế:

+ Thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, chủ động hội nhập quốc tế.

+ Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay