Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5

Giáo án chuyên đề CĐ2: Hoạt động 3,4,5 sách chuyên đề học tập lịch sử 10 chân trời. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5
Giáo án chuyên đề lịch sử 10 chân trời CĐ2: Hoạt động 3,4,5

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Hoạt động 3: Lịch sử theo lĩnh vực

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Thu thập được các thông tin, sử liệu, hình 1.5, 1.6 để học tập, khám phá các lĩnh vực của sử học; về đối tượng, phạm vi nghiên cứu các lĩnh vực của sử học.

- Tóm tắt được nét chính một số cách trình bày lịch sử truyền thống. 

- Nêu được nét khái quát về các lĩnh vực của lịch sử. 

- Tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể. 

- Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

- Có tinh thần, trách nhiệm, chăm chỉ thực hiện các hoạt động do GV thiết kế. 

  1. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 1.5 SGK tr.8 để tìm hiểu về:

- Các lĩnh vực của sử học. Vẽ sơ đồ tư duy các lĩnh vực của sử học.

- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực (lí giải tại sao cần phân chia các lĩnh vực của sử học). 

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Các lĩnh vực của lịch sử.

- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực. 

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin mục 3a SGK tr.8 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày các lĩnh vực của sử học.

+ Vẽ sơ đồ tư duy các lĩnh vực của sử học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm, đọc thông tin mục 3a SGK tr.8 để tìm hiểu về các lĩnh vực của sử học và vẽ sơ đồ tư duy các lĩnh vực của sử học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày các lĩnh vực của sử học dựa vào sơ đồ tư duy đã vẽ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các lĩnh vực của sử học.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1.5 SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Tại sao cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1.5 SGK tr.8 để lí giải tại sao cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử?

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lí giải tại sao cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

3. Lịch sử theo lĩnh vực

a) Các lĩnh vực của sử học

- Lịch sử được trình bày theo nhiều lĩnh vực (hay thể loại), trong đó có một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,...

- Mỗi lĩnh vực hay thể loại lại có thể phân ra nhiều loại như lịch sử luật pháp, lịch sử nghệ thuật, lịch sử quân sự, lịch sử tôn giáo, lịch sử triết học,... hoặc thành các chủ đề cụ thể (lịch sử kinh tế có lịch sử nông nghiệp, lịch sử thương mại, lịch sử công nghiệp,...).








b) Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực

Việc phân chia lịch sử thành các lĩnh vực cho thấy mọi lĩnh vực đều có lịch sử hình thành và phát triển, mỗi lĩnh vực là một dòng chảy tri thức muôn màu, muôn vẻ hợp thành lịch sử. Việc nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực lịch sử sẽ giúp bổ sung và làm phong phú

thêm tri thức tổng quát về lịch sử.

 

Hoạt động 4: Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Sử dụng được hình 1.6, 1.7 và thông tin trong bài để học tập, khám phá khái niệm, nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- Nêu được khái niệm, nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân/nhóm.

- Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV thiết kế.

  1. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 1.6, 1.7 và đọc mục Em có biết để thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Nêu khái niệm, nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới vào Phiếu học tập. 

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin mục 4a, 4b kết hợp quan sát Hình 1.6, 1.7 và đọc mục Em có biết và thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Nêu khái niệm, nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới vào Phiếu học tập số 1. 

 

Lịch sử 

dân tộc

Lịch sử 

thế giới

Đối tượng

  

Nội dung

  

Phạm vi

  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục 4a, 4b kết hợp quan sát Hình 1.6, 1.7 và đọc mục Em có biết để tìm hiểu về:

+ Khái niệm, nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới theo Phiếu học tập số 1. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về:

+ Khái niệm, nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

4. Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

- Lịch sử dân tộc là quá trình hình thành, vận động và phát triển của quốc gia dân tộc trong lãnh thổ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,... (gồm các địa phương, khu vực, các cộng đồng dân tộc, các lĩnh vực xã hội,...). 

+ Lịch sử dân tộc của quốc gia đa dân tộc là lịch

sử cộng đồng các dân tộc trong quốc gia đó.

=> Không được đồng nhất lịch sử dân tộc với lịch sử tộc người. 

+ Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, là lịch sử cộng đồng 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.

- Lịch sử thế giới là quá trình hình thành, vận động và phát triển của các châu lục, khu vực, các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu theo tiến trình thời gian.

=> Tuỳ theo quy mô và phạm vi nghiên cứu, các sử gia có thể viết lịch sử toàn thế giới qua các thời kì (cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại), hoặc lịch sử từng châu lục (lịch sử châu Á, lịch sử châu Âu, lịch sử châu Phi, lịch sử châu Mỹ), lịch sử khu vực (Đông Nam Á, Đông Bắc Á, vùng Ca-ri-bê, Nam Mỹ,...). Lịch sử thế giới cũng tiếp cận theo lịch sử văn minh (lịch sử sự sáng tạo những giá trị tốt đẹp của loài người) hoặc lịch sử từng lĩnh vực (lịch sử Trái Đất, lịch sử vạn vật, lịch sử chiến tranh,....).

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Lịch sử dân tộc

Lịch sử thế giới

Đối tượng

Lịch sử của một quốc gia, dân tộc (Việt Nam, Lào, Nhật Bản,…).

Lịch sử chung của toàn bộ các châu lục, khu vực, các lĩnh vực,… trên phạm vi toàn cầu. 

Nội dung

- Quá trình vận động, phát triển của một quốc gia, dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, tôn giáo. 

- Lịch sử dân tộc của quốc gia đa dân là lịch sử cộng đồng các dân tộc trong quốc gia đó, không được đồng nhất lịch sử dân tộc với lịch sử tộc người. 

- Quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian. 

- Quá trình này là sản phẩm tương tác của nhiều chủ thể và lực lượng lịch sử, không phải là phép cộng đơn thuần của lịch sử tất cả các quốc gia, cũng không giới hạn ở lịch sử một quốc gia – dân tộc, tiêu biểu, nổi bật.

Phạm vi

Một quốc gia – dân tộc.

Lịch sử thế giới (hoặc châu lục, khu vực) qua các thời kì. 

Hoạt động 5: Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Thu thập được tư liệu, quan sát hình 1.8 đến 1.18 và thông tin trong bài để tìm hiểu một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam.

- Xử lí được thông tin, sử liệu để tìm hiểu về đối tượng, phạm vi nghiên cứu các lĩnh vực của lịch sử Việt Nam (lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế).

- Tóm tắt được những nét chính trong tiến trình phát triển các lĩnh vực chủ yếu của lịch sử Việt Nam (lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế) trên trục thời gian.

  1. Nội dung: GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo 4 vấn đề, tìm hiểu đối tượng, phạm vi nghiên cứu của lịch sử Việt Nam: lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế để hoàn thành Phiếu học tập số 2.
  2. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS sinh hoạt nhóm theo 4 vấn đề, tìm hiểu đối tượng, phạm vi nghiên cứu của lịch sử Việt Nam: lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế.

- GV hướng dẫn HS hoạt động, quan sát tư liệu và SGK,

hoạt động theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia, tìm hiểu đối tượng, phạm vi nghiên cứu của lịch sử Việt Nam: lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế.

+ Nhóm 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lịch sử văn hoá Việt Nam là gì? Giao lưu với văn hoá phương Đông hay phương Tây làm văn hoá Việt Nam phong phú hơn? Sự phong phú ấy được thể hiện ở những điểm nào?

+ Nhóm 2. Hãy trình bày đối tượng và phạm vị nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam. Vẽ sơ đồ tiễn trình hình thành và phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam trên trục thời gian.

+ Nhóm 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Lịch sử kinh tế Việt Nam là gì? Theo em, trong lịch sử kinh tế Việt Nam, thời kì nào sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất? Ngành kinh tế nào xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Việt Nam? Tại sao?

+ Nhóm 4. Hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam. Vẽ sơ đồ tiến trình lịch sử xã hội Việt Nam trên trục thời gian.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

+ Giao lưu với văn hóa phương Đông hay với văn hóa phương Tây làm cho văn hóa Việt Nam phong phú hơn?

+ Sự phong phú ấy được thể hiện ở những điểm nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo 4 nhóm để tìm hiểu về một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam: lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam: lịch sử văn hoá, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế theo Phiếu học tập số 2. 

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

5. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

- Giao lưu với văn hoá phương Đông hay văn hoá phương Tây đều làm cho văn hoá Việt Nam phong phú hơn, thể hiện ở sự tiếp biến về nhiêu lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, giáo dục, tư tưởng, tôn giáo,...

- Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, thời kì hiện đại sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có dư để xuất khẩu (thứ hai thế giới). Ngành kinh tế xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Việt Nam là nông nghiệp vì phù hợp với đặc điểm địa lí, tự nhiên, thổ nhưỡng.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Lĩnh vực

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khái lược tiến trình lịch sử trên trục thời gian

Lịch sử văn hóa

- Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ giá trị văn hóa của dân tộc.

- Phạm vi nghiên cứu: quá trình hình thành, phát triển đời sống vật chất, tinh thần, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. 

- Thời tiền sử (trước thế kỉ VII TCN): văn hóa bản địa của người Việt cổ, đặc trưng nông nghiệp lúa nước. 

- Thời dựng nước (thế kỉ VII TCN – năm 179 TCN): ba không gian văn hóa, hình thành 3 quốc gia cổ Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam. 

- Thời Bắc thuộc (179 TCN – 905): chống đồng hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc, tiếp biến sáng tạo văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ. 

- Thời quân chủ độc lập (905 – 1858): phát triển mạnh mẽ bản sắc dân tộc của văn minh Đại Việt. 

- Thời cận đại (1858 – 1945): tiếp biến bản sắc văn hóa phương Tây, tạo cơ sở cho sự chuyển đổi sang văn hóa Việt Nam hiện đại. 

- Thời hiện đại (1945 – nay): phát triển trên ba nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng, hướng đến một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Lịch sử tư tưởng

- Lịch sử tư tưởng Việt Nam có ba nội dung đặc sắc: tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, có từ thời dựng nước, trường phái Trúc Lâm Yên Tử có từ thời Trần, tư tưởng Hồ Chí Minh thời hiện đại. 

- Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ đời sống tinh thần, dân tộc Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi, du nhập các tư tưởng chính trị và tôn giáo 

- Thời kì dựng nước: tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên, hình thành ý thức dân tộc.

=> Tư tưởng Việt Nam hình thành, ttrong đó tư tưởng yêu nước bao trùm lên nhiều nội dung giá trị tinh thần của dân tộc. 

- Thời kì chống Bắc thuộc: chống Hán hóa, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ. 

- Thời kì quân chủ độc lập: phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tiếp thu các tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. 

- Thời kì cận đại: phát huy tinh thần dân tộc, tiếp thu các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản, dân chủ vô sản. 

- Thời kì hiện đại: phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

=> Tư tưởng Việt Nam từng bước phát triển với nhiều nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của dân tộc trong từng thời kì. Chủ nghĩa yêu nước là cơ sở để tiếp thu có chọn lọc và dân tộc hóa các tư tưởng, học thuyết, tôn giáo lớn của phương Đông và phương Tây. 

Lịch sử kinh tế

- Đối tượng nghiên cứu: các phương thức sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là quyết định nhất.

- Phạm vi nghiên cứu: quá trình hình thành, phát triển chuyển biến kinh tế qua các thời kì lịch sử (gồm cơ sở nền tảng, cơ cấu kinh tế, hoạt động kinh tế). 

- Thời tiền sử (trước thế kỉ VII TCN): từ kinh tế tự nhiên chuyển sang kinh tế sản xuất.

- Thời dựng nước (thế kỉ VII TCN – năm 179 TCN) + Thời Bắc thuộc (179 TCN + 905): kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hóa bước đầu phát triển.

- Thời quân chủ độc lập (905 – 1858): kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, từng bước mở rộng và trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước. 

- Thời cận đại (1858 – 1945): hình thành cơ cấu kinh tế công – nông – thương, tư bản nước ngoài nắm độc quyền, kinh tế dân tộc bị kìm hãm. 

- Thời hiện đại (1945 – nay): nền sản xuất lớn, cơ cấu toàn diện; phát triển kinh tế đối ngoại, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. 

Lịch sử xã hội

- Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ cấu trúc và đời sống xã hội.

- Phạm vi nghiên cứu: quá trình hình thành, phát triển, thay đổi xã hội và đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại. 

- Thời kì dựng nước: kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc, cấu trúc làng xã truyền thống.

- Thời kì chống Bắc thuộc (179 TCN – 905): kinh tế nông nghiệp. Cấu trúc xã hội có sự du nhập những yếu tố mới. Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn.

- Thời kì quân chủ độc lập (905 – 1858): kinh tế phong kiến. Tổ chức xã hội theo mô hình quân thần. Tư tưởng nho giáo thống trị. Văn hóa làng xã chiếm vị trí quan trọng. 

- Thời kì cận đại (1858-1945): cơ cấu kinh tế chuyển biến du nhập quan ệ sản xuất mới. Mâu thuẫn xã hội phát triển, hệ tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam. Văn hóa truyền thống chuyển biến. 

- Thời kì hiện đại (1945 – nay): kinh tế phát triển toàn diện trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, KHCN.

- Cấu trúc xã hội hiện đại, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập thế giới.

- Xây dựng nền dân chủ mới, nền văn hóa dân tộc khoa học đại chúng. 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức căn bản, đã học về các lĩnh vực của sử học; kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức. 

- Chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV thiết kế.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.17; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các lĩnh vực của sử học để trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm:

- Lí giải tại sao thông sử được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử.

- Mối quan hệ giữa các lĩnh vực của sử học. Lí giải tại sao có mối quan hệ này. 

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.17:

+ Tại sao thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử?

+ Trình bày mối quan hệ giữa các lĩnh vực của sử học. Lí giải tại sao có mối quan hệ này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các lĩnh vực của sử học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

+ Tại sao thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử?

 

  • Thông sử là lối trình bày lịch sử một cách có hệ thống về mọi mặt sinh hoạt xã hội từ xa xưa cho đến nay của thế giới, quốc gia, dân tộc. Thông sử ghi chép tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lịch sử (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, quân sự, ngoại giao,...), các nhân vật lịch sử (vua chúa, lãnh tụ,...), những chuyện xảy ra trong lịch sử (các lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội),...
  • Do ưu điểm trình bày nhiều trí thức tổng quan, toàn diện, đẩy đủ về quá trình lịch sử, nên thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

+ Trình bày mối quan hệ giữa các lĩnh vực Sử học. Lí giải tại sao lại có mỗi quan hệ ấy?

 

  • Lịch sử được trình bày theo nhiều lĩnh vực (hay thể loại), trong đó có một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,... Mỗi lĩnh vực hay thể loại lại có thể phân ra nhiều loại như lịch sử luật pháp, lịch sử nghệ thuật, lịch sử quân sự, lịch sử tôn giáo, lịch sử triết học,... hoặc thành các chủ đề cụ thể (lịch sử kinh tế có lịch sử nông nghiệp, lịch sử thương mại, lịch sử công nghiệp,....).
  • Việc phân chia lịch sử thành các lĩnh vực cho thấy mọi lĩnh vực đều có lịch sử hình thành và phát triển, mỗi lĩnh vực là một dòng chảy tri thức muôn màu, muôn vẻ hợp thành lịch sử. Biên soạn lịch sử theo lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu chuyên sâu về một lĩnh vực trong quá khứ, giúp bổ sung và làm phong phú hơn tri thức tổng quát về lịch sử.

 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố, mở rộng kiến thức căn bản; kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức.

- Vận dụng tri thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).

- Phát triển NL thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế. 

- Chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV thiết kế.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.27; HS tìm hiểu, sưu tầm thông tin, tư liệu về một số sự kiện lịch sử, kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  2. Sản phẩm:

- Sự kiện lịch sử trình bày theo cách biên niên.

- Tư liệu về kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới. 

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện:

+ Hãy lựa chọn một số sự kiện lịch sử và trình bày theo cách biên niên.

+ Sưu tầm tư liệu về kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu, sưu tầm thông tin, tư liệu về một số sự kiện lịch sử, kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo kết quả thực hiện vào tiết học sau. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học trong chuyên đề:

+ Một số cách trình bày lịch sử truyền thống, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới; khái niệm, nội dung của thông sử và việc phân chia các lĩnh vực của lịch sử. 

+ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, những nét chính trong tiến trình phát triển các lĩnh vực chủ yếu của lịch sử Việt Nam: lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế. 

- Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.17.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay