Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời CĐ 3 Bài 3: Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 3: Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Hoạt động 3: Một số bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

  1. Mục tiêu : Thông qua hoạt động HS :

- Nêu được những điểm chung và nội dung cơ bản của các hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013. Hiểu được những điểm cơ bản của Hiến pháp năm 2013.

  1. Nội dung: GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận, chuẩn bị nội dung thuyết trình các vấn đề sau:

+ Nhóm 1: Từ mục “Em có biết” trang 56 và nội dung phần IIl.1 trang 57 hãy khái quát khái niệm “hiến pháp” là gì? Bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp từ năm 1946 đến nay có những điểm chung nào? Các bản hiến pháp đó có những đặc điểm chung gì?

 

+ Nhóm 2: So sánh nội dung và ý nghĩa lịch sử của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp đã thể hiện nhiệm vụ cơ bản nào trong từng giai đoạn phát triển của Việt Nam?

+ Nhóm 3: Em hãy chứng minh: Hiến pháp năm 2013 là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở

- Những điểm chung về bối cảnh ra đời, vị trí, pháp lí, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Những điểm cơ bản của Hiến pháp năm 1946, 1992, 2013.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 3 nhóm thảo luận, yêu cầu các nhóm HS chuẩn bị nội dung thuyết trình trước các vấn đề sau:

+ Nhóm 1: Từ mục “Em có biết” trang 56 và nội dung phần III.1 trang 57 hãy khái quát khái niệm “hiến pháp” là gì? Bối cảnh ra đời của các bản hiến pháp từ năm 1946 đến nay có những điểm chung nào? Các bản hiến pháp đó có những đặc điểm chung gì?

+ Nhóm 2: So sánh nội dung và ý nghĩa lịch sử của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp đã thể hiện nhiệm vụ cơ bản nào trong từng giai đoạn phát triển của Việt Nam?

+ Nhóm 3: Em hãy chứng minh: Hiến pháp năm 2013 là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và thống nhất đáp án cho nội dung được phân công tìm hiểu.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Nhóm 1:

·        Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lí đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước và chế độ. Là đạo luật cơ bản (luật gốc) của nhà nước, hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật.

(Em có biết - Sách chuyên đề trang 56)

·        Hiến pháp: Bộ luật cơ bản của một nước trong đó xác định tên nước, quốc kì, quốc ca, thủ đô, thể chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

(Sổ tay thuật ngữ lịch sử phổ thông, Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB Giáo dục, Bình Thuận, 1993, trang 50)

·        Hiến pháp: Luật lệ căn bản của nhà nước quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

(Từ điển tiếng Việt, GS Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2019, trang 552)

+ Nhóm 2:

·        Hiến pháp năm 1946 thực hiện nhiệm vụ cấp bách là xây dựng nền dân chủ nhân dân.

·        Hiến pháp năm 1992 đẩy mạnh công cuộc Đổi mới đất nước được Đảng đề ra từ năm 1986.

·        Hiến pháp năm 2013 ra đời đáp ứng yêu câu hội nhập quốc tế sâu rộng và xu thế hợp tác, phát triển của đất nước.

+Nhóm 3:

·        Điều 12. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

·        Điều 52: Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lí nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của 3 nhóm.

- GV kết luận, chốt lại kiến thức :

+ Những điểm chung về bối cảnh ra đời, vị trí, pháp lí, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

+ Những điểm cơ bản của Hiến pháp năm 1946, 1992, 2013.

 

3. Một số bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

3.1. Những điểm chung của các bản hiến pháp từ năm 1946 đến nay

a. Bối cảnh ra đời các bản hiến pháp

- Hiến pháp năm 1946: ra đời trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập, việc xây dựng nền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách.

 

- Hiến pháp năm 1959: ra đời trong bối cảnh đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược.

- Hiến pháp năm 1980: ra đời khi đất nước đã thống nhất, cả nước bước vào thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Hiến pháp năm 1992: được sửa đổi từ Hiến pháp năm 1980 đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hiến pháp năm 2013: ra đời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và xu thế hợp tác, phát triển của đất nước.

b. Điểm chung của các bản hiến pháp Việt Nam

- Về vị trí:

+ Là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực của nhà nước.

+ Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất liên quan đến lợi ích của mọi giai cấp trong xã hội.

- Về pháp lí:

+ Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

+ Là nền tảng cho các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước:

+ Theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Quyền lực NN là tập trung, thống nhất, không phân chia các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

3.2. Hiến pháp năm 1946

- Bối cảnh ra đời: Ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 9 - 11 - 1946, tại kì họp thứ hai, Quốc hội khoá l đã thông qua bản Hiến pháp năm 1946.

- Nội dung: gồm Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều.

à Quy định về chính thể dân chủ cộng hoà; quy định nghĩa vụ và quyền lợi của công dân; quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gồm các cơ quan Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Hành chính và Toà án.

- Ý nghĩa:

+ Là sự ghi nhận thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, ghi nhận quyền bình đẳng, nghĩa vụ công dân và hiến định cơ cấu chính trị của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

+ Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hình thức chính thể cộng hoà được xác lập, nhân dân Việt Nam được đảm bảo quyền tự do, dân chủ.

3.3. Hiến pháp năm 1992

- Là hiến pháp trong thời kì đầu của tiến trình đổi mới, tạo cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

- Là bước hoàn thiện chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; củng cố việc tổ chức, phân công và phối hợp các nhánh quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

3.4. Hiến pháp năm 2013

- Bối cảnh ra đời: được Quốc hội phê chuẩn ngày 28/11/2013.

- Nội dung:

+ Thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ về kinh tế và chính trị.

+ Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

- Ý nghĩa:

+ Là bản hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới.

+ Thể hiện rõ sự tiến bộ về tư tưởng dân chủ, cơ cấu nhà nước và kĩ thuật lập pháp.

·        Tư tưởng dân chủ: cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

·        Cơ cấu nhà nước: quy định rõ thẩm quyền của các nhánh quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

·        Kĩ thuật lập hiến: các quy định được diễn đạt rõ ràng, minh bạch theo ngôn ngữ pháp lí.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Chat hỗ trợ
Chat ngay