Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản

Giáo án chuyên đề bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản sách chuyên đề học tập mĩ thuật 10 kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản
Giáo án chuyên đề mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản

Xem toàn bộ:

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VẼ HÌNH HỌA 1 (15 TIẾT)

BÀI 1: YẾU TỐ TẠO HÌNH TRONG NGHIÊN CỨU KHỐI CƠ BẢN

 (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân loại được một số khối cơ bản và đặc điểm, tính chát của khối cơ bản trong không gian.
  • Mô phỏng, sắp xếp được mẫu vẽ trên trang giấy và thực hiện được các bước vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  • Hiểu được yếu tố tạo hình, mối quan hệ giữa ánh sáng và khối trong không gian nghiên cứu khối cơ bản.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản.
  • Năng lực riêng: Biết quan sát và thực hành nghiên cứu khối cơ bản.
  1. Phẩm chất
  • Nhận thức được tầm quan trọng của bài nghiên cứu khối cơ bản trong vẽ hình họa.
  • Có nhận thức thẩm mĩ đúng đắn, trân trọng và yêu quý những giá trị và vẻ đẹp trong cuộc sống.
  • Hình thành thái độ tích cực trong việc cảm nhận và đánh giá bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Một số ảnh chụp, bài mẫu thực hành vẽ khối cơ bản, SPMT của HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, que đo, dây dọi,…
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Yếu tố tạo hình trong nghiên cứu khối cơ bản.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình, khối cơ bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được đặc điểm, nhận biết hình khối cơ bản và mối quan hệ giữa hình và khối.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thảo luận về hình cơ bản và khối cơ bản.

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK, trang 6, 7 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị).

- GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận nội dung hình cơ bản và khối cơ bản liên quan đến chủ đề trong SGK, trang 6, 7.

  1. Sản phẩm:

- HS có kiến thức về hình và khối cơ bản.

- HS hiểu biết về mối quan hệ giữa hình và khối.

  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV trình chiếu các hình, khối cơ bản SGK tr.6, 7, yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau:

Hãy cho biết:

+ Đặc điểm để nhận biết về hình, khối cơ bản.

+ Mối quan hệ giữa hình và khối.

- GV trình chiếu cho HS quan sát, tham khảo thêm một số hình ảnh về hình, khối cơ bản:

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng  thành viên trong nhóm, tìm hiểu về đặc điểm để nhận biết về hình, khối cơ bản và mối quan hệ giữa hình và khối. Sau đó, cả nhóm trao đối, thảo luận và thống nhất đáp án.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo các nội dung:

+ Đặc điểm để nhận biết về hình, khối cơ bản.

+ Mối quan hệ giữa hình và khối.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm nhận biết và mối quan hệ giữa hình và khối.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu hình, khối cơ bản

- Khối là một vật thể có hình dáng nhất định, chiếm chỗ trong không gian, có hình dạng ba chiều (chiều dài, chiều cao và chiều sâu).

- Khối cơ bản trong vẽ hình hoạ gồm:

+ Khối đa diện: khối chóp tam giác, khối lập phương, khối lục giác,...

à Có các diện là mặt phẳng.

+ Khối có diện tròn: khối cầu, khối trụ, khối chóp nón,...

à Được tạo nên bởi các đường cong và cho cảm giác về sự chuyển động.

- Mỗi dạng khối sẽ cho chúng ta cảm nhận khác nhau về các diện và sự thay đổi sóng - tối

ở mỗi diện khi có ánh sóng chiếu vào.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có kiến thức về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  2. Nội dung:

- GV trình chiếu HS quan sát các hình ảnh trong SGK, trang 8 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị).

- GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận nội dung liên quan đến nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản trong SGK, trang 8.

  1. Sản phẩm: HS nhận thức, có kiến thức về nét vẽ trong nghiên cứu khối cơ bản.
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại những kiến thức HS đã được học ở cấp học trước về nét trong vẽ khối cơ bản.

- GV trình chiếu HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.8:

- GV thị phạm cho HS cách vẽ nét và các kiểu đan nét vẽ.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh về nét trong vẽ khối cơ bản.

- HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày nội dung liên quan đến về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về nét trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

Mật độ nét dày, nét thưa tạo độ đậm – nhạt trong diễn tả ánh sáng của cấu trúc khối.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về đậm - nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số nguyên lí cơ bản của đậm – nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về sáng - tối và một số nguyên lí đậm - nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  3. Sản phẩm: HS hiểu biết về đậm – nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận về kiến thức đậm - nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản đã được học ở cấp học trước.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh thể hiện độ đậm – nhạt của khối cơ bản trong SGK.tr .9 và một số SPMT khác:

- GV tô chức cho HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu về sáng – tối và một số nguyên lí đậm – nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh thể hiện độ đậm – nhạt của khối cơ bản.

- HS làm việc cá nhân, tìm hiểu về sáng – tối và một số nguyên lí đậm – nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản. Sau đó, HS trao đổi, thảo luận theo cặp đôi và thống nhất đáp án.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày về đậm - nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đậm - nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu về đậm - nhạt trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

- Trong hình hoạ, sáng - tối hoặc độ chuyển đậm - nhạt, đề cập đến việc sử dụng các bóng đổ, ánh sáng, bóng tối.

- Sáng - tối trực tiếp liên quan đến tương phản.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có kiến thức về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  3. Sản phẩm: HS hiểu biết về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh SGK và thảo luận về hướng nhìn khác nhau với cùng  một khối.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát GV trình chiếu hình ảnh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu về không gian trong vẽ nghiên cứu khối cơ bản

Khi vẽ, ta cần chú ý đến đặc điểm trên để các cạnh chiều cao, chiều ngang của khối trong bài vẽ nằm trong không gian.

Hoạt động 5: Tìm hiểu về tư thế và cách cầm bút

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có kiến thức về tư thế và cách cầm bút.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu về tư thế và cách cầm bút.
  3. Sản phẩm: HS hiểu biết về tư thế vẽ và cách cầm bút.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh minh họa về tư thế ngồi vẽ, cách cầm que đo, cách cầm bút SGK tr.11.

+ Tư thế ngồi vẽ:

+ Cách cầm que đo:

+ Cách cầm bút:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm hiểu về tư thế và cách cầm bút.

- GV hướng dẫn HS thực hành về cách sử dụng bút vẽ và tư thế vẽ.

Bước 2: HS tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và thực hành, tự chỉnh sửa cho nhau cách sử dụng bút vẽ, tư thế vẽ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS mô tả kết hợp thực hiện trực tiếp trước lớp cách sử dụng bút vẽ, tư thế vẽ.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Tìm hiểu về tư thế và cách cầm bút

- Tư thế ngồi vẽ:

+ Không nên ngồi sát bảng vẽ, cần giữ một khoảng cách càn thiết để dễ quan sát và so sánh.

+ Bảng vẽ nên đặt sao cho có một độ nghiêng vừa phải so với mắt nhìn.

- Cách cắm que đo:

+ Nếu cầm bút tay phải thì

đo bằng tay trái, một mắt nheo để đưa mẫu về hình phẳng.

+ Trong quá trình đo, luôn thẳng tay và cầm đứng que đo, ngón cái và ngón út nằm trong, ba ngón giữa nằm ngoài. Sử dụng ngón cái để xác định đơn vị đo được và không được di chuyển tay để giữ khoảng

cách luôn có định.

- Cách cầm bút:

+ Cách cầm bút chì khi vẽ những chi tiết nhỏ.

+ Cách cầm bút chì tạo được các góc độ dài và rộng trong khi vẽ.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị dụng cụ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thấy được sự cần thiết của mỗi loại dụng cụ trong thực hành vẽ khối cơ bản.
  2. Nội dung:

- HS quan sát các hình SGK tr.12.

- GV hướng dẫn, kiểm tra dụng cụ học tập của HS và yêu cầu HS cho biết vai trò của từng dụng cụ với bài tập thực hành vẽ khối cơ bản.

  1. Sản phẩm: HS hiểu được vai trò của từng dụng cụ với bài tập thực hành vẽ khối cơ bản.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu một số hình ảnh về dụng cụ với bài tập thực hành vẽ khối cơ bản SGK tr.12.

+ Bút:

 

 

+ Tẩy:

+ Bảng vẽ:

+ Giấy vẽ:

 

 

- GV cho HS quan sát trực tiếp dụng cụ mẫu liên quan tới bài học.

- GV hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ học tập: các kí hiệu trên bút chì, cỡ bút, cách sử dụng tẩy,…

- GV thị phạm, làm rõ sự khác nhau về độ đậm của các loại chì và cách sử dụng tẩy.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, quan sát trực tiếp dụng cụ mẫu liên quan đến bài học.

- HS quan sát GV hướng dẫn kết hợp thị phạm về các sử dụng các dụng cụ trong thực hành vẽ khối cơ bản.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV kiểm tra dụng cụ học tập của một số HS và yêu cầu HS cho biết vai trò của từng dụng cụ với bài tập thực hành vẽ khối cơ bản.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Bút chì:

  • Bút chì có nhiều loại khác nhau, loại cứng (H), loại mềm (B).
  • Nét của bút chì cứng mảnh và nhạt, còn nét của bút chì mèm to và đậm.
  • Khi vẽ, cần chuẩn bị nhiều loại bút khác nhau để có thể thay đổi tuỳ trường hợp.

+ Tẩy:

  • Là dụng cụ không chỉ dùng để tẩy xoá mà còn dùng để chỉnh sửa hình vẽ rất hiệu quả.
  • Khi vẽ, ta thường dùng loại tẩy mềm và có độ đàn hồi tốt để có thể uốn thành mọi hình dạng khác nhau, sử dụng một cách linh hoạt.

+ Bảng vẽ: Bảng vẽ thông thường được làm bằng gỗ dán ép, kích thước 40 x 60 cm, 50 x 70 cm hoặc 60 x 80 cm.

+ Giấy vẽ

  • Có nhiều loại khác nhau: giấy mịn, giấy mịn vừa và giấy thô. Không nên chọn các loại giầy quá mỏng, quá bóng để vẽ.
  • Chất liệu và màu sắc của giấy vẽ đem lại các hiệu quả không giống nhau.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Gợi ý các bước thực hiện vẽ khối cơ bản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các bước thực hiện vẽ khối cơ bản.
  2. Nội dung:

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK, trang 13, 14 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị).

- GV hướng dẫn hoặc thị phạm để HS quan sát và biết các bước thực hiện.

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập thực hành.

  1. Sản phẩm:

-  HS hiểu được các bước thực hiện vẽ khối cơ bản như khối lập phương, khối cầu.

- HS vẽ được một khối cơ bản tự chọn bằng chất liệu chì.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK, trang 13, 14.

- GV hướng dẫn kết hợp thị phạm cho HS quan sát và nhận biết các bước thực hiện:

+ Khối lập phương:

  • Bước 1: Dựng hình và xác định bóng đổ.
  • Bước 2: Thể hiện bóng đổ theo dạng của hình lập phương
  • Bước 3: Xác định diện thể hiện đậm – nhạt
  • Bước 4: Thể hiện sắc độ của bóng đổ, độ chuyển sắc độ trên diện khối lập phương và hoàn thiện sản phẩm.

+ Khối cầu:

  • Bước 1: Dựng hình bằng các nét phác dài.
  • Bước 2: Thể hiện các diện sáng – tối
  • Bước 3: Tiếp tục thể hiện các diện và bóng đổ
  • Bước 4: Thể hiện chi tiết các diện đậm – nhạt
  • Bước 5: Hoàn thiện

- GV lưu ý HS:

Sự khác nhau trong các bước thực hiện ở hai bài:

+ Khối lập phương dựng bằng các đường thẳng có điểm tụ.

+ Khối cầu ghép các đường thẳng thành đường cong.

- GV yêu cầu HS thực hiện bài thực hành: Hãy vẽ một khối cơ bản tự chọn bằng chất liệu chì.

- GV hướng dẫn HS:

+ Lựa chọn khối để vẽ: khối cầu/ khối trụ/ khối lập phương.

+ Thực hiện bài vẽ hình hoạ khối cơ bản bằng chát liệu chì.

+ Dụng cụ cần chuẩn bị: giấy vẽ hình hoạ khổ A3, chì, tẩy, que đo, dây dọi, bảng gỗ, kẹp sắt, băng dính,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn, thị phạm trực tiếp các bước thực hiện vẽ khối cơ bản.

- HS làm bài thực hành theo hướng dẫn của GV

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS hoàn thành sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị sản phẩm để chuẩn bị cho hoạt động trưng bày.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét, phân tích được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát SMPT.

- HS thảo luận theo gợi ý trong SGK tr.15.

  1. Sản phẩm: Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện đề trưng bày theo hình thức nhóm.

+ Vẽ khối lập phương.

+ Vẽ khối trụ.

+ Vẽ khối cầu.

- GV yêu cầu HS khai thác gợi ý hướng dẫn SGK tr.15 và định hướng cho HS nhận xét theo gợi ý:

+ Đặc điểm để nhận biết về hình, khối cơ bản.

+ Yếu tố tạo hình cơ bản trong bài vẽ khối.

+ Các bước thực hiện bài vẽ khối cơ bản.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo một số SPMT vẽ khối cơ bản:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo gợi ý hướng dẫn SGK.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét hoặc đặt câu hỏi khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- GV biểu dương những SMPT đẹp.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS, sử dụng được độ đậm – nhạt của một màu để vẽ khối cơ bản.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS lựa chọn độ đậm – nhạt của một màu để vẽ khối cơ bản.
  4. Sản phẩm: HS hiểu được cách thực hiện sản phẩm.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát một số SPMT vẽ đậm -  nhạt của khối cơ bản trong Phần tham khảo trong SGK tr.16.

 

 

 

 

 

     - GV hướng dẫn HS lựa chọn độ đậm - nhạt của một màu để vẽ khối cơ bản (thực hiện ở nhà).

- GV thị phạm, hướng dẫn HS quan sát và biết các bước thực hiện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát GV thị phạm mẫu.

- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận bài học:

+ Hình họa là môn học dùng đường nét, mỏng, hình, khối, sáng - tối,.. để mô tả đối tượng khách quan mà mắt ta quan sát được, tạo ra ảo ảnh ba chiều của đối tượng đó trên mặt phẳng hai chiều. Không gian trong hình hoạ có thể là một màu hoặc nhiều màu.

 

+ Có nhiều cách gọi khác nhau về hình hoạ, tuỳ theo mức độ, điều kiện nghiên cứu, như: hình hoạ, vẽ theo mẫu, vẽ tả thực,...

- GV kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Một số khối cơ bản và đặc điểm, tính chất của khối cơ bản trong không gian.

+ Yếu tố tạo hình, mối quan hệ giữa ánh sáng và khối trong không gian  nghiên cứu khối cơ bản.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2 – Thực hành vẽ khối cơ bản.

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN

 (6 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sắp xếp được các khối cơ bản có bố cục hợp lí trên trang giấy.
  • Hiểu được cách thể hiện một số khối cơ bản trong mẫu vẽ.
  • Thực hiện được các bước vẽ khối cơ bản.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Biết phương pháp xây dựng hình vẽ từ tổng thể đến chi tiết, từ đơn giản đến phức tạp và cách kiểm tra, so sánh các mảng, hình trong toàn bộ bài vẽ.
  1. Phẩm chất
  • Nhận thức được tầm quan trọng của bài nghiên cứu khối cơ bản trong vẽ hình họa.
  • Có nhận thức thẩm mĩ đúng đắn, trân trọng và yêu quý những giá trị và vẻ đẹp trong cuộc sống.
  • Hình thành thái độ tích cực trong việc cảm nhận và đánh giá bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Một số ảnh chụp, bài mẫu thực hành vẽ khối cơ bản, SPMT của HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, que đo, dây dọi,…
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài thực hành.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách lựa chọn, chuẩn bị dụng cụ vẽ khối cơ bản.

- Nắm được các bước thực hiện một bài vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS lựa chọn và cách sử dụng dụng cụ vẽ.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu cách đặt mẫu, chọn góc vẽ và sắp xếp bố cục khối cơ bản trên giấy vẽ.

- GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận vẻ những nội dung liên quan đến cách đặt mẫu, chọn góc về và cách sắp xép bố cục hình, khối cơ bản trên giấy vẽ,... trong SGK trang 19, 20.

  1. Sản phẩm:

- HS có kiến thức về dụng cụ vẽ khối cơ bản.

- HS biết cách lựa chọn, sử dụng dụng cụ vẽ trong thực hành vẽ khối cơ bản.

- HS biết cách đặt mẫu, chọn góc vẽ và sắp xếp bố cục trên giấy.

- Hình thành được ý tưởng thể hiện SPMT.

  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát về một số dụng cụ vẽ khối cơ bản trong SGK tr.17, 18.

 

- GV hướng dẫn HS lựa chọn và cách sử dụng dụng cụ vẽ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát về một số dụng cụ vẽ khối cơ bản trong SGK tr.17, 18.

- HS lựa chọn dụng cũ vẽ hợp lí.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV kiểm tra dụng cụ học tập của một số HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm tìm hiểu cách đặt mẫu, chọn góc và sắp xếp bố cục khối cơ bản trên giấy vẽ.

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình minh họa SGK tr.20 và trả lời câu hỏi: Theo em, bố cục nào hợp lí nhất? Vì sao?

Bước 2: HS quan sát, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh trong SGK.

- HS thảo luận về những nội dung liên quan đến cách đặt mẫu, chọn góc và cách sắp xếp bố cục hình, khối cơ bản trên giấy vẽ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về cách đặt mẫu, chọn góc và sắp xếp bố cục khối cơ bản trên giấy vẽ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các bước thực hiện một bài vẽ nghiên cứu khối cơ bản.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Quan sát và nhận thức

Chuẩn bị dụng cụ vẽ khối đơn giản

- Bút chì:

+ Lựa chọn:

·        Số H càng lớn, ruột chì càng cứng và nhạt màu, thích hợp cho phác nét.

·        Số B càng lớn, ruột chì càng mềm và đậm màu, thích hợp cho vẽ đậm nhạt.

+ Cách sử dụng: chuốt đầu chì theo từng mục đích sử dụng (nhọn, tù) bằng dao hoặc gọt bút chì.

- Tẩy:

+ Lựa chọn:

·        Tẩy thô: dùng để tẩy sạch chỗ đã vẽ đậm hay lấy sáng trong tối.

·        Tẩy mềm: dùng để tẩy sạch nét chì khi dựng hình mà không làm hại mặt giấy.

+ Cách sử dụng tẩy:

·        Cắt tẩy theo đường chéo để được hai cục tẩy có các góc nhọn.

·        Dùng góc nhọn để xoá các chi tiết nhỏ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bước thực hiện một bài vẽ nghiên cứu khối cơ bản

- Bước 1: Đặt mẫu ở vị trí có ánh sáng rõ về nguồn sáng – tối.

- Bước 2:

+ Vị trí đặt bảng vẽ theo nguyên tắc: tay thuận là bảng vẽ và bên không thuận là mẫu vẽ.

+ Khi phác hình, cần chú ý không nên vẽ những đường ngắn mà nên vẽ những đường dài để

nét vẽ thoáng.

+ Có thể vẽ nhiều nét rồi chọn lấy một nét đúng nhất.

- Bước 3:

+ Khi sử dụng que đo cần thẳng cánh tay, nhắm một bên mắt và xác định một độ dài trên mẫu làm chuẩn bằng khoảng cách đầu que và ngón cái.

+ So sánh chiều dài các cạnh khác so với cạnh chuẩn, nếu nhỏ hay lớn hơn thì cần xác định xem bằng bao nhiêu phần.

- Bước 4: Sử dụng dây dọi để xác định các điểm thẳng hàng của mẫu vẽ theo trục đứng, tránh tình trạng đổ hình khi vẽ.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các bước vẽ nghiên cứu kết hợp các khối cơ bản.
  3. Nội dung:

- HS quan sát các hình trong SGK tr.21-23.

- GV hướng dẫn, thị phạm để HS quan sát và biết các bước thực hiện.

  1. Sản phẩm: HS hiểu các bước thực hiện vẽ nghiên cứu kết hợp các khối cơ bản.
  2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK tr.21-23.

- GV hướng dẫn, thị phạm để HS quan sát và biết các bước thực hiện bài vẽ nghiên cứu kết hợp các khối cơ bản.

+ Bước 1: Chọn chỗ vẽ.

  • Chọn chỗ vẽ hợp lí, thoải mái, có góc nhìn rõ ràng và bố cục mẫu đẹp.
  • Có đủ ánh sáng, không bị che khuất tầm nhìn, từ chỗ ngồi đến mẫu phải đảm bảo khoảng cách để dễ quan sát.

+ Bước 2: Quan sát và nhận xét mẫu.

  • Quan sát mẫu để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, độ đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu.
  • Tìm bố cục hình vẽ trên tờ giấy cho hợp lí, thuận mắt.

+ Bước 3: Bố cục hình vẽ trên giấy.

  • So sánh chiều cao với chiều ngang của mẫu để ước lượng tỉ lệ khung hình trên giấy vẽ.
  • Vẽ phác khung hình sao cho cân đối, thuận mắt với tờ giấy (không to, không nhỏ hay quá lệch về một bên).

+ Bước 4: Vẽ hình.

  • Phác hình theo những đường hướng lớn, tránh đi ngay vào những chi tiết nhỏ, hình dễ bị méo và không đúng với tương quan, tỉ lệ thực của mẫu vẽ.
  • Ðo, chia tỉ lệ từng khối.
  • Tìm tỉ lệ chiều sâu của diện mỗi khối.
  • Tiến hành đo lại tỉ lệ, kiểm tra các đường hướng của trục ngang, trục dọc đảm bảo cho hình vẽ không bị đổ, chỉnh lại hình phác cho đúng với mẫu và trong suốt quá trình vẽ.

 

            

+ Bước 5: Vẽ đậm nhạt

  • Tìm hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu, phân biệt các phần sáng - tối trên mẫu.
  • Vẽ phác mảng hình đậm - nhạt theo hình khối của mẫu, so sánh sự khác nhau giữa các độ đậm - nhạt để diễn tả sao cho gần với mẫu thực.
  • Đẩy sâu thêm về chi tiết theo cáu tạo của mẫu. Phân tích kĩ tương quan sáng - tối. Đảm bảo tương quan đậm - nhạt giữa các vật mẫu và giữa mẫu với nền.

+ Bước 6: Hoàn chỉnh bài vẽ

  • Sửa lại hình cho chính xác, phân tích kĩ lại các độ đậm - nhạt của mẫu, không làm mát đi tính bao quát chung của mẫu vẽ.
  • Đẩy sâu dần các chi tiết của bài vẽ.

- GV yêu cầu HS thực hành: Thực hành bài vẽ với hai hoặc ba khối cơ bản tự chọn.

- GV hướng dẫn:

+ HS vẽ trên giấy khổ A3, chất liệu chì.

+ Giấy vẽ hình hoạ, bút chì, tẩy, que đo, dây dọi, bảng vẽ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn, thị phạm trực tiếp các bước thực hiện bài vẽ nghiên cứu kết hợp các khối cơ bản.

- HS làm bài thực hành theo hướng dẫn của GV

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS hoàn thành sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị sản phẩm để chuẩn bị cho hoạt động trưng bày.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày, nhận xét, phân tích được những sản phẩm của cá nhân và các bạn.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS trung bày SPMT.

- GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận theo gợi ý SGK tr.23.

  1. Sản phẩm: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày, nhận xét, phân tích được sản phẩm của cá nhân và của bạn.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT.

- GV hướng dẫn HS quan sát và thảo luận theo gợi ý SGK tr.23.

  1. Sản phẩm: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và của bạn.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày thco hình thức nhóm.

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Bố cục của bài vẽ: sự cân đối, tỉ lệ của nhóm khối mẫu.

+ Hình vẽ:

  • Tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc nhóm khối mẫu.
  • Độ chính xác của từng hình so với mẫu, thể hiện ở đặc điểm khối, các trục ngang và trục dọc.

+ Độ đậm - nhạt:

  • Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu so với mảng đậm - nhạt của hình trên bài vẽ.
  • Tương quan giữa độ sáng - tối trên mẫu vẽ và độ đậm - nhạt trên bài vẽ.
  • Tương quan về đậm - nhạt giữa nhóm khối hình với nền.

+ Mức độ hoàn chỉnh của bài vẽ: bố cục chung, hình, mảng đậm - nhạt, không gian bải vẽ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công từng thành viên thảo luận các nội dung theo hướng dẫn SGK.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét sản phẩm theo hướng dẫn SGK.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- GV biểu dương những SMPT đẹp.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học để sắp xếp bố cục và thể hiện nhiều khối cơ bản.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS lựa chọn bài mẫu để sắp xếp bố cục và thể hiện nhiều khối cơ bản.

- HS hiểu về cách thực hiện để tạo ra sản phẩm.

  1. Sản phẩm: HS sắp xếp bố cục thể hiện nhiều khối cơ bản.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh sản phẩm trong SGK tr.25.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn bài mẫu để sắp xếp bố cục và thể hiện nhiều khối cơ bản.

- GV thị phạm, hướng dẫn để HS quan sát và biết các bước thực hiện.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn mẫu vẽ phù hợp với thực tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh SGK tr.25 và các mẫu vẽ thực tế.

- HS thực hành sắp xếp bố cục và thể hiện nhiều khối cơ bản.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, mô tả, thể hiện cách sắp xếp bố cục và thể hiện khối cơ bản.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét và  kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Sắp xếp các khối cơ bản có bố cục hợp lí trên trang giấy.

+ Thể hiện một số khối cơ bản trong mẫu vẽ.

+ Thực hiện các bước vẽ khối cơ bản.

- Đọc và chuẩn bị trước bài Trưng bày và đánh giá.

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TRƯNG BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ

 (1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết tuyển chọn các sản phẩm tiêu biểu.
  • Biết cách hợp tác cùng nhóm trưng bày sản phẩm trong không gian lớp học.
  • Thảo luận, trao đổi về nội dung và mục tiêu bài học đã đề ra.
  • Phát triển kĩ năng trình bày các nhận thức về nhận thức mĩ thuật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
  • Năng lực riêng:
  • Áp dụng được kết quả học tập trong chuyên đề 1 vào trang trí phòng trưng bày, triển lãm.
  • Tổ chức thảo luận được về các nội dung đã học.
  • Phát triển kĩ năng trình bày về nhận thức mĩ thuật.
  1. Phẩm chất
  • Cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích các sản phẩm mĩ thuật tiêu biểu.
  • Thêm yêu thích và có hứng thú hơn với môn học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Các SPMT tiêu biểu theo chủ đề, bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các sản phẩm đã thực hiện trong học chuyên đề 1 và tổ chức trưng bày trong lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Trưng bày các SPMT tiêu biểu trong Chuyên đề 1

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được hoạt động sắp xếp các SMPT tiêu biểu trong chuyên đề 1.
  2. Nội dung: HS trưng bày, triển lãm các SMPT theo nhóm.
  3. Sản phẩm: Lựa chọn và trưng bày được các SPMT tiêu biểu trong Chuyên đề 1.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện, tìm hiểu trước khi đến lớp một số tiêu chí lựa chọn sản phẩm tiêu biểu:

+ SPMT có các yếu tố hài hòa, cân đối, nhịp điệu,….tạo thu hút khi xem.

+ SPMT có nội dung thể hiện theo chuyên đề đã học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, tìm hiểu trước khi đến lớp một số tiêu chí lựa chọn sản phẩm để lựa chọn được các sản phẩm tiêu biểu.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lựa chọn được những sản phẩm tiêu biểu theo những tiêu chí đã đặt ra.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Thảo luận và chia sẻ theo nội dung và mục tiêu bài học đề ra

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thảo luận và chia sẻ được theo nội dung và mục tiêu bài học đề ra.
  2. Nội dung: Thông qua hoạt động, HS hoạt động theo nhóm, các thành viên trong nhóm thực hiện thảo luận, chia sẻ về các SPMT đã thực thiện trong chuyên đề 1.
  3. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của các nhóm.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, chia sẻ các nội dung theo gợi ý sau:

+ Trong chuyên đề 1, bạn đã làm được những SPMT nào? Sản phẩm này thuộc thể loại nào?

+ SPMT của bạn đã đáp ứng những tiêu chí nào, chưa đáp ứng được những tiêu chí nào?

+ Giới thiệu ngắn gọn (khoảng 5-8 câu) giới thiệu về vẻ đẹp của SPMT/

+ Bạn dự định trưng bày sản phẩm của mình ở đâu trong không gian nội thất?

+ SPMT có phù hợp với không gian nội thất không?

+ Hãy nêu 3 điểm phù hợp giữa không gian nội thất và SPMT của bạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo nội dung gợi ý của GV.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc nêu ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- GV biểu dương những SMPT đẹp.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Trưng bày SPMT ở không gian nội thất của gia đình.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 1 (Chuyên đề 2) – Trang trí và nguyên tắc tạo hình trong trang trí.

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ:

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay