Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 10 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ tranh phong cảnh
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10 bộ sách Kết nối tri thức Bài 2: Thực hành vẽ tranh phong cảnh. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 10 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: THỰC HÀNH VẼ TRANH PHONG CẢNH
(6 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết lựa chọn chất liệu để thể hiện phong cảnh.
Nắm được phương pháp vẽ tranh phong cảnh. Hiểu và vận dụng được cách vẽ màu trong vẽ tranh phong cảnh.
Có khả năng trưng bày, giới thiệu về bài thực hành tranh phong cảnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về tranh phong cảnh.
Năng lực riêng:
Lựa chọn được họa tiết, chất liệu để thực hành vẽ tranh phong cảnh.
3. Phẩm chất
Có hiểu biết về tranh phong cảnh, từ đó có cảm xúc trong học tập, thực hành.
Cảm nhận được vẻ đẹp của SPMT tranh phong cảnh và ứng dụng trong cuộc sống.
Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
Một số ảnh chụp, bài mẫu trang tranh phong cảnh, SPMT của HS.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 10.
Đồ dùng học tập, giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ, bút màu,…
Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
Hoạt động: Tìm hiểu về dụng cụ, màu vẽ, bề mặt vẽ và đặc tính của một số chất liệu màu vẽ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có kiến thức về dụng cụ, chất liệu màu, bề mặt vật liệu (giấy, vải,…) trong thực hành vẽ tranh phong cảnh.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu dụng cụ, màu vẽ, đặc tính của màu vẽ và cách chuẩn bị bề mặt để vẽ tranh phong cảnh.
- GV nhắc lại những kiến thức HS đã được học ở cấp học trước.
- HS quan sát và thảo luận các hình ảnh trong SGK tr.57-60 (hoặc dụng cụ, vật liệu do GV chuẩn bị).
- GV hướng dẫn HS cách kiểm tra dụng cụ, vật liệu và cách bồi giấy vẽ chuẩn bị bài tập thực hành vẽ tranh phong cảnh.
c. Sản phẩm học tập:
- HS hiểu vai trò của từng dụng cụ trong bài tập thực hành vẽ tranh phong cảnh.
- HS có kiến thức về chất liệu màu: màu bột, màu nước, màu gouache (hoặc chất liệu phù hợp) dùng trong thực hành vẽ tranh phong cảnh.
- Hình thành được ý tưởng thể hiện SPMT.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát dụng cụ mẫu liên quan tới bài học: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết cách sử dụng những dụng cụ trên. - GV hướng dẫn HS lựa chọn, sử dụng đồ dùng học tập: cỡ bút, giấy vẽ, cách sử dụng bảng, giá vẽ,… Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh hoặc dụng cụ thật, tìm hiểu về cách sử dụng các dụng cụ. - HS lựa chọn dụng cụ theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về cách sử dụng một số dụng cụ: bút vẽ, giá và bảng vẽ, xô nước, bảng pha màu,… - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và kết luận về dụng cụ trong thực hành vẽ tranh phong cảnh. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình ảnh và một số sản phẩm màu vẽ.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày một số lưu ý khi sử dụng các chất liệu màu bột, màu nước, màu gouache, màu acrylic. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, một số sản phẩm màu vẽ, kết hợp đọc thông tin kênh chữ SGK tr.58 để tìm hiểu về một số lưu ý khi sử dụng các chất liệu màu bột, màu nước, màu gouache, màu acrylic. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về một số lưu ý khi sử dụng các chất liệu màu bột, màu nước, màu gouache, màu acrylic. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số lưu ý khi sử dụng các chất liệu màu bột, màu nước, màu gouache, màu acrylic. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Bề mặt để vẽ tranh thường bằng giấy, vải, gỗ,…thông dụng nhất là vẽ trên giấy. + Giấy vẽ có nhiều loại, từ mỏng đến dày, mỗi loại giấy có đặc tính riêng. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày các bước bồi giấy.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, tìm hiểu về các bước bồi giấy. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các bước bồi giấy. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 4 ........................................... | Tìm hiểu về dụng cụ, màu vẽ, bề mặt vẽ và đặc tính của một số chất liệu màu vẽ 1. Dụng cụ - Bút chì. - Giá và bảng vẽ. - Xô nước. - Bảng pha màu.
2. Màu vẽ - Màu bột: + Là màu ở dạng bột. + Khi vẽ cần nghiền màu với keo (hồ) và nước trên bảng pha màu để dễ vẽ. Màu bột có thể pha trộn nhiều màu với nhau và có thể vẽ lớp mỏng hoặc dày tùy ý. - Màu nước: + Là màu đã luyện với keo đóng vào hộp hay ống (tuýp), khi vẽ phải hoà với nước sạch. + Màu nước thường vẽ mỏng, các mảng màu tan trong nhau không có ranh giới rõ ràng. Màu nước có gốc nước nên khô rất nhanh. - Màu gouache: + Đa dạng về màu sắc và cho độ chuẩn màu. + Màu vẽ có độ sánh và mịn vừa đủ, độ phủ tốt. Màu được pha keo sẵn nên có độ bám dính tốt và không thám ra mặt sau của giấy. Màu khô nhanh và bền màu. - Màu acrylic: + Là chất liệu thông dụng, khi để nguyên chất thêm ít nước thì nó giống với các loại màu bột hoặc màu vẽ sơn dầu. + Pha loãng với nước, màu acrylic giống với các loại màu nước.
3. Chuẩn bị bề mặt để vẽ (giấy, vải,…) - Chuẩn bị bảng gỗ và bôi hồ vào bốn cạnh phía ngoài khổ bài định vẽ 2 – 3 cm. - Đặt giấy vẽ lên bảng gỗ. - Thấm ướt đều mặt giấy và vuốt nhẹ cho giấy dính sát mặt bảng. - Đợi giấy khô tự nhiên. => Việc bồi giấy giúp cho bức tranh khi vẽ xong không bị quăn góc, cong phồng, lượn sóng ở mặt tranh. Để có được màu trong, sắc độ tươi sáng, việc thay nước thường xuyên và lau bút sạch, khô rất quan trọng. Hiện nay, trên thị trường đã có một số loại giấy có thể vẽ trực tiếp, không cần phải bồi.
4. Đặc tính của một số chất liệu màu vẽ ........................................... |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 10 kết nối tri thức đủ cả năm