Giáo án đạo đức 3 kì 1 kết nối tri thức
Dưới đây là giáo án bản word môn đạo đức lớp 3 kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức ", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án đạo đức 3 kì 1 kết nối tri thức
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG TRONG KHÔNG GIAN
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được bốn phương chính trong không gian theo quy ước.
- Thực hành xác định được các phương chính dựa trên phương Mặt trời mọc, lặn hoặc la bàn.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
- Năng lực tự nhiên xã hội:
- Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Chỉ được các phương chính bắc, nam, đông, tây trên hình. Chỉ được phương Mặt trời mọc và lặn hằng ngày. Nêu và chỉ được kim và các phương trên la bàn. Nêu được các bước xác định các phương bằng la bàn.
- Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Nêu được thời gian Mặt trời mọc và lặn hằng ngày. Xác định được một cách thành thạo các phương dựa vào Mặt trời mọc, lặn.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Tranh ảnh SGK phóng to.
- La bàn.
- Đối với học sinh
- SGK Tự nhiên xã hội 3.
- La bàn (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 SGK tr.102 và trả lời câu hỏi: Nếu đứng trước cửa nhà của mình như bạn trong hình 1, em thấy Mặt Trời mọc ở phía nào: bên trái, bên phải, trước mặt hay sau lưng em?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề Trái đất và bầu trời là một nội dung vô cùng thú vị và hấp dẫn. Bài học đầu tiên trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về bốn phương chính trong không gian theo quy ước và thực hành xác định được các phương chính dựa trên phương Mặt trời mọc, lặn hoặc la bàn. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 26: Xác định các phương trong không gian (Tiết 1). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kể tên các phương trong không gian. a. Mục tiêu: HS chỉ và nêu được các phương chính trên hình 2. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 SGK tr.102 và thực hiện nhiệm vụ: + Chỉ các phương chính: bắc, nam, đông, tây trên hình. + Các phương nào nằm trên cùng một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau.
- GV mời 3-4 HS lên bảng, chỉ hình và trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Theo quy ước, trong không gian có bốn phương chính là phương bắc, phương nam, phương đông, phương tây. Hoạt động 2: Hằng ngày, Mặt trời mọc và lặn vào lúc nào? a. Mục tiêu: HS nêu được thời gian mọc và lặn hằng ngày; chỉ được phương Mặt trời mọc và Mặt trời lặn trên hình. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm thực tế để trả lời câu hỏi: Hằng ngày, Mặt trời mọc và lặn vào lúc nào? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 3 SGK tr.103: Chỉ và nói phương Mặt trời mọc, Mặt trời lặn.
- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Mặt trời mọc ở phương đông, lặn ở phương tây. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to thông tin mục Em có biết SGK tr.103: Nước ta có đường bờ biển dài và phần lớn nằm ở phía đông. Vì vậy, nếu đứng ở bờ biển vào sáng sớm, chúng ta có thể thấy Mặt trời như nhô lên từ biển. THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS xác định được một cách thành thạo các phương dựa vào Mặt trời mọc, lặn. b. Cách tiến hành Chuẩn bị - GV chọn một khoảng trống, bằng phẳng trong sân trường. - GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm tại sân trường vào buổi sáng khi Mặt trời đang lên. - GV dùng phấn kẻ một hình chữ thập lên giữa khoảng trống trên sân. Số hình chữ thập bằng số nhóm. Các hình chữ thập cách nhau khoảng 3 mét. - GV làm mẫu trước lớp: + Bước 1: Quan sát để xác định phương Mặt trời mọc vào buổi sáng, phương Mặt trời lặn vào buổi chiều. + Bước 2: GV đứng dang hai tay ngang vai. Từ từ xoay người sao cho tay phải chỉ về hướng Mặt trời mọc, tay trái hướng về phương Mặt trời mọc. + Bước 3: Xác định các phương: đông (phía tay phải), tây (phía tay trái), bắc (phía trước mặt), nam (phía sau lưng).
- GV yêu cầu từng nhóm HS thực hành, xác định phương hướng theo các bước như GV hướng dẫn. Từng HS trong nhóm lần lượt đứng vào tâm chữ thập để xác định, các HS khác đứng quan sát và nhận xét. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). - GV nhận xét, đánh giá. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại nội dung Tiết 1. + Chuẩn bị la bàn cho tiết học sau. |
- HS quan sát hình 1.
- HS trả lời: Nếu đứng trước cửa nhà của mình như bạn trong hình 1, em thấy Mặt Trời mọc ở đằng sau lưng em. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS quan sát Hình 2 và thực hiện nhiệm vụ.
- HS chỉ hình và trả lời câu hỏi: + Có các phương chính là bắc, nam, đông, tây. + Các phương nằm trên cùng một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau: phương bắc với phương nam, phương đông với phương tây. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: Hằng ngày, Mặt trời mọc vào buổi sáng, lặn vào lúc chiều tối.
- HS quan sát Hình 3.
- HS trả lời: Mặt trời mọc từ phía đông – phía biển, lặn ở phía tây.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS đọc bài; các HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS chia theo các nhóm.
- HS lắng nghe GV làm mẫu.
- HS thực hành, xác định phương hướng theo các bước.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện.
|
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV mời HS cùng lắng nghe và nhún nhảy theo giai điệu của bài hát “Ông mặt trời”. https://www.youtube.com/watch?v=pksThuzD0fQ - GV cho HS xem video clip cảnh tàu thuyền chạy trên biển. https://www.youtube.com/watch?v=TxbBfyIIyJI - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi đi biển, các tàu thủy làm thế nào để xác định phương hướng khi không thấy được Mặt trời? - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Khi không thể xác định các phương dựa vào Mặt trời mọc, ta phải sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là Mặt trời. Để nhận biết công dụng của la bàn, biết cách mô tả la bàn và biết cách sử dụng la bàn để xác định các phương trong không gian, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 26: Xác định các phương trong không gian (Tiết 2). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chỉ và nhận xét về kim la bàn a. Mục tiêu: HS chỉ và nắm được các phương trên la bàn; Nhận xét về màu sắc và vị trí của kim la bàn (kim nam châm có màu đỏ chỉ phương Bắc). b. Cách tiến hành - GV giới thiệu cho HS: La bàn là dụng cụ để xác định các phương trong không gian. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 5 SGK tr.105 và trả lời câu hỏi: Đọc thông tin về la bàn và chỉ các phương trên la bàn.
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát la bàn và trả lời câu hỏi: Nhận xét về màu sắc và vị trí của kim la bàn. - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Các bước xác định phương trong không gian bằng la bàn a. Mục tiêu: HS nêu được các bước xác định phương trong không gian bằng la bàn. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát hình 6-8 SGK tr.104 và hướng dẫn cho HS các bước xác định phương trong không gian bằng la bàn. + Bước 1: Đặt la bàn nằm ngang, trên lòng bàn tay và giữ cố định cho kim la bàn dừng lại hẳn. + Bước 2: Xoay la bàn sao cho chữ N khớp với màu đỏ của kim la bàn. + Bước 3: Xác định các phương bắc, nam, đông, tây. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt cách sử dụng la bàn. THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS tự tin sử dụng được la bàn để xác định được phương hướng. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. Số nhóm bằng số la bàn. - GV hướng dẫn HS: Đặt la bàn nằm ngang trên mặt bàn và nhắc nhở các em để các đồ dùng học tập bằng sắt cách xa la bàn.
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ các bước cầm la bàn để xác định các phương trong không gian và làm theo để biết cách sử dụng. - GV gọi 2-3 nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS tự tin xác định được các phương dựa vào phương Mặt trời mọc, lặn hoặc la bàn. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm. - GV nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm: + Mỗi nhóm chọn một vị trí để xác định phương hướng dựa vào Mặt trời hoặc la bàn như: cổng trường, cửa lớp, trước cửa các phòng chức năng. + Mỗi nhóm có thể xác định phương dựa vào Mặt trời hoặc la bàn.
- Sau khi xác định đúng phương hướng, GV yêu cầu HS đứng quay mặt về từng phương và kể tên các vật nằm ở phương đó. - GV nhận xét, đánh giá tin thần làm việc nhóm của HS. * ĐÁNH GIÁ - GV phát cho HS phiếu học tập: Viết các phương cho phù hợp vào các vị trí 1, 2, 3, 4. - GV đánh giá HS theo các mức: + Hoàn thành tốt: Nếu HS điền đúng 4 phương (1) bắc, (2) đông, (3) tây, 4 (nam). + Hoàn thành: Nếu HS điền đúng 2, 3 phương. + Chưa hoàn thành: Nếu HS điền đúng 1 phương hoặc không đúng phương nào. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV cho HS tự đọc nội dung chốt của logo Ông mặt trời:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ ai, họ đang làm gì? + Em có thể xác định phương hướng của nhà mình giống như Hoa không?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhắc nhở HS về xác định phương hướng của nhà mình và báo cáo trước lớp vào tiết học sau. - GV nhắc nhở HS chuẩn bị để mang đến lớp trong giờ học sau: + Hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở các đới khí hậu. + Bút màu. |
- HS lắng nghe và nhún nhảy theo giai điệu của bài hát.
- HS xem video clip về cảnh tàu thuyền chạy trên biển.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quán sát Hình 5 và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: Các phương trên la bàn là phương bắc, phương nam, phương đông, phương tây.
- HS trả lời: Trên mặt la bàn có kim chỉ phương. Một đầu kim luôn chỉ về phía bắc và được kí hiệu bằng màu sắc nổi bật, thường là màu đỏ.
- HS quan sát hình 6-8 và lắng nghe GV hướng dẫn các bước xác phương trong không gian la bàn.
- HS trình bày trước lớp.
- HS chia theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hành theo các bước đã hướng dẫn.
- HS báo cáo trước lớp.
- HS chia thành các nhóm. - HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ và thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS nhận phiếu, đọc và tìm hiểu yêu cầu.
- HS tự đọc nội dung ghi nhớ.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời: Tranh vẽ Hoa và bố. Hoa đang hỏi bố về phương của nhà mình mà Hoa thử xác định dựa vào Mặt trời. Bố khen Hoa đã xác định đúng. - HS thực hiện. - HS thực hiện.
|
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: giáo án đạo đức 3 kì 1, giáo án đạo đức 3 kì 1 kết nối tri thức, giáo án đạo đức lớp 3 kì 1 KNTT, giáo án môn đạo đức 3 kì 1 kết nốiTài liệu giảng dạy môn Đạo đức tiểu học
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)