Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn địa lí lớp 4 bộ sách "kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ vị trí địa lí và một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,…) của vùng Duyên hải miền Trung.
  • Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, tranh ảnh, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Duyên hải miền Trung.
  • Nêu được một số tác động của môi trường thiên nhiên đối với đời sống và hoạt động sản xuất trong vùng.
  • Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.
  • Thể hiện được thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức đặc điểm thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet trong học tập.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: áp dụng kiến thức về đặc điểm thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung vào những tình huống cần thiết.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Địa lí 4.
  • Lược đồ địa hình vùng Duyên hải miền Trung.
  • Trảnh, ảnh thể hiện đặc điểm và tác động của các điều kiện tự nhiên đối với sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình cho HS quan sát hình 1 SHS tr.65 và giới thiệu cho HS: Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam, có con đường Trường Sơn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta và đã đi vào thơ ca , âm nhạc như một niềm tự hào dân tộc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (đã sưu tầm trước): Em hãy trình bày một câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn mà em biết.  

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn:

+ Câu thơ:

Em Và Anh cùng vượt Dãy Trường Sơn

Anh hơn tuổi , trên đường anh vượt trước

Hai Anh Em với tinh thần yêu nước

Anh Vượt rồi , Em tiếp bước theo sau.

+ Câu hát: Ta vượt trên miền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 15 – Thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

- Đọc được tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 2 SHS tr.66 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.

+ Đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chỉ trên lược đồ vị trí của vùng Duyên hải miền Trung; 1 – 2 HS đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung. Các HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Vùng Duyên hải miền Trung:

+ Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

+ Tiếp giáp với các quốc gia: Lào, Cam-pu-chia; tiếp giáp với các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và nêu lưu ý:

+ Vùng Duyên hải miền Trung có vị trí là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta.

+ Ngoài phần lãnh thổ đất liền, vùng có phần biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa), có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của nước ta.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về địa hình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được trên lược đồ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Nêu được đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 2 SHS tr.66 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định trên lược đồ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Nêu đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung.

- GV hướng dẫn HS hiểu về các đối tượng cần xác định trên lược đồ:

+ Trường Sơn là dãy núi lớn ở vùng; là dãy núi dài nhất nước ta (khoảng 1 100 km).

+ Dãy Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn, có hướng tây - đông, đâm ngang ra biển; là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc - Nam nước ta.

+ Đèo Hải Vân là đèo chạy trên dãy núi Bạch Mã, có độ dài gần 20 km, cao trung bình 500m so với mực nước biển.

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm tại tỉnh Quảng Bình; là hệ thống hơn 400 hang động, các sông ngầm và hệ thực, động vật.

+ Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đà Nẵng, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên vùng biển rộng khoảng 160 000 – 180 000 km2.

- GV mời đại diện các cặp đôi chỉ trên lược đồ và trả lời câu hỏi. Các HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Đặc điểm ở vùng Duyên hải miền Trung là nhỏ và hẹp.

- GV hướng dẫn HS tiếp tục khai thác lược đồ, chỉ ra cho HS thấy địa hình của vùng có sự khác biệt từ Tây sang Đông:

+ Phía Tây là địa hình đồi núi.

+ Phía Đông là các dải đồng bằng nhỏ hẹp.

+ Ven biển có cồn cát, đầm phá.

- GV mở rộng kiến thức: Ở vùng Duyên hải miền Trung có một số nhánh núi đâm ngang ra biển (dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã,...), chia cắt đồng bằng ở ven biển.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về cồn cát, đầm phá ở vùng Duyên hải miền Trung, kết hợp đọc thông tin mục Em có biết và hình 3 SHS tr.67.

https://www.youtube.com/watch?v=qoRe8X7Sm8w

(2p13 - 4p50).

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về khí hậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những đặc điểm chính về khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 2b SHS tr.67 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những đặc điểm chính của sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung.

+ GV hướng dẫn HS ghi ra giấy các từ khóa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Khu vực phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã có sự khác nhau về nhiệt độ:

●       Phần phía bắc có 1 đến 2 tháng nhiệt độ dưới 20°C do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

●       Phần phía nam có nhiệt độ cao quanh năm do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Vùng có mưa lớn và bão vào mùa thu - đông; vào mùa hạ, phía bắc có gió Tây Nam khô nóng, phía nam có hiện tượng hạn hán.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SHS tr.67, cho HS quan sát thêm hình ảnh về dãy Bạch Mã và giải thích:

Gió mùa Đông Bắc trong quá trình di chuyển từ bắc xuống nam bị suy yếu dần, đến dãy Bạch Mã hầu như bị chặn lại. Vì vậy, có sự khác biệt về khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về sông ngòi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu được những đặc điểm chính của sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình 2, đọc thông tin mục 2c SHS tr.67 và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên và chỉ trên lược đồ một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung.

+ Nêu những đặc điểm chính của sông ngòi vùng Duyên hải miền Trung.

- GV quan sát, hướng dẫn HS khai thác lược đồ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Đặc điểm chính của sông ngòi miền Trung:

+ Vùng có nhiều sông, phần lớn là sông ngắn và dốc.

+ Mùa mưa thường có lũ lụt, lũ quét, mùa khô có tình trạng thiếu nước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được tác động tích cực và tiêu cực của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung.

- Nêu được một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát hình 4 – 7 SHS tr.69 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu tác động tích cực và tiêu cực của môi trường thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Duyên hải miền Trung.

+ Nêu một số biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung.

 

- GV tổ chức cho các nhóm làm việc và trình bày kết quả.

- GV lưu ý các nhóm: Với nhiệm vụ 2, mỗi nhóm nêu ra một biện pháp phòng, chống thiên tai ở vùng. Nhóm phát biểu sau không được trùng với ý nhóm phát biểu trước.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tác động tích cực:

●       Phát triển các ngành kinh tế biển như: đánh bắt và nuôi trồng hải sản; giao thông đường biển, du lịch biển, sản xuất muối,...

●       Phát triển trồng lúa và cây công nghiệp hàng năm ở đồng bằng ven biển, trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc ở vùng đồi núi phía tây.

●       Có tiềm năng phát triển thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.

+ Tác động tiêu cực:

●       Thường xuyên xảy ra các thiên tai. Mùa mưa có mưa lớn, bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất,... gây thiệt hại về người và tài sản, mùa khô có hiện tượng hạn hán, gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

●       Khu vực ven biển có hiện tượng cát bay, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.

+ Một số biện pháp phòng chống thiên tai:

●       Đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng.

●       Dự báo kịp thời diễn biến của các loại thiên tai.

●       Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu bài tập  SHS tr.69 và thực hiện nhiệm vụ:

Chọn ý ở cột A sao cho phù hợp với ý ở cột B và ghi kết quả vào vở.

A

B

1. Địa hình

a) Đường bờ biển dài và vùng biển rộng mang lại nhiều giá trị kinh tế.

2. Khí hậu

b) Phía tây là vùng đồi núi; phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi

3. Sông ngòi

c) Có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã.

4. Biển

d) Có khá nhiều sông ngòi, chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.

- GV gọi lần lượt HS ghép nối các thành phần tự nhiên 1 – 4 với các đặc điểm tương ứng a – d. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những thái độ cảm thông, sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:

Hãy nêu những việc em có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra.

- GV mời 4 – 5 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS và nêu có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở vùng Duyên hải miền Trung khi có thiên tai xảy ra: quyên góp quần áo, đồ ăn, đồ uống; gửi tặng sách vở,....

- GV giáo dục HS có thái độ cảm thông và sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

+ Sẵn sàng có hành động chia sẻ với người dân gặp thiên tai.

+ Đọc trước Bài 16 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung (SHS tr.70).

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe thông tin về dãy Trường Sơn.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

- HS chỉ trên lược đồ và trả lời câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS quan sát trên lược đồ, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS quan sát hình ảnh, video về cồn cát, đầm phá ở vùng Duyên hải miền Trung.

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

- HS nêu ý kiến.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 4 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án địa lí 4 chân trời sáng tạo, giáo án word địa lí 4 sách kết nối, tải giáo án địa lí 4 KNTT, GA địa lí 4 kết nối 2023

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay