Giáo án điện tử bài 1: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Bài giảng điện tử lịch sử 10 chân trời sáng tạo.Giáo án powerpoint bài 1: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời sáng tạo
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
Luật chơi:
- Có 6 từ hàng ngang tương ứng với 6 câu hỏi gợi ý bất kỳ.
- Các em dựa vào gợi ý và tìm từ hàng ngang tương ứng với số ô chữ của mỗi hàng.
- Ai tìm được ô chữ hàng dọc nhanh và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.
- Các em có thể lựa chọn thứ tự câu hỏi bất kì.
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Thuật ngữ “Lịch sử”
- Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
- Sử học - Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản
- Một số phương pháp cơ bản của sử học
- Thuật ngữ “Lịch sử”
Phiếu học tập số 1 (ô K, W)
K: Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ “lịch sử” có nghĩa là gì? Nhờ đâu em có thể biết được thông tin lịch sử về một quốc gia, dân tộc, một di tích, một trường học, một lĩnh vực văn hoá,...?
W: Các em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến lịch sử của ngôi trường mình học, quê hương nơi mình sinh ra hoặc quốc gia nơi mình sinh sống?
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.
- Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
- Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào?
- Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?
- Hiện thực lịch sử
- Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958.
- Là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện “Trận chiến trên sông Bạch Đằng” trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba.
- Giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.
- Hiện thực lịch sử
- Mô hình phục dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời kì văn hoá Hoà Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ,...
- Giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa.
Hiện thực lịch sử là gì?
Hiện thực lịch sử : là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
à Lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được.
Đọc, khai thác thông tin tư liệu từ 1.3, mục Em có biết và trả lời câu hỏi:
- Lịch sử được con người nhận thức như thế nào? (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa).
- Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…).
- Nhận thức lịch sử
- Câu chuyện về Con ngựa gỗ thành Tơ-roa: con người tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh thành Troy, thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
- Tư liệu 1.2:
- Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn hoá Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời.
- Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hoá,... của Trung Quốc trước khi có giấy viết.
Nhận thức lịch sử là gì?
Nhận thức lịch sử: là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách thức khác nhau.
L: Hãy tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngôi trường mà em đã học hoặc đang học. Điều gì khiến em tự hào về ngôi trường đó
H: Qua các hoạt động, em hãy phân biệt điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Nêu ví dụ cụ thể.
- Sử học - Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1
- Giải thích khái niệm Sử học. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì?
- Theo em, việc nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ có cần thiết cho hiện tại và tương lai không?
Nhóm 2
- Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông, em hiểu như thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
Nhóm 3
- Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học.
- Khi nghiên cứu lịch sử, cần đảm bảo các nguyên tắc nào? Vì sao?
Nhóm 4
- Sử liệu là gì? Có mấy loại sử liệu?
- Các hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào?
- Những nội dung lịch sử nào được phản ánh trong từng sử liệu đó?
- Khái niệm Sử học
Sử học: Là khoa học nghiên cứu về lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử, tái hiện lại quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ.
à Khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử.
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học
Đối tượng nghiên cứu: Là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
à Mang tính toàn diện.
à Việc nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kì cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách quan, đúng quy luật, tránh phải những sai lầm của quá khứ.
- Chức năng, nhiệm vụ của sử học
- Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.
- Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai.
- Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.
Nhiệm vụ
- Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại.
- Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.
- Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
- Nguyên tắc cơ bản của Sử học
Khách quan: phải khách quan khi nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển.
Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử, tránh xuyên tạc, bóp méo.
Tiến bộ: lịch sử là một khoa học, góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp.
Toàn diện: Khi nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo:
- Tính liên tục
- Tính toàn diện
- Tính chi tiết
- Khái quát về các nguồn sử liệu
- Sử liệu: là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
- Có hai loại sử liệu cơ bản:
- Sử liệu trực tiếp: nguồn sử liệu ra đời cùng thời điểm diễn ra sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu - sử liệu gốc.
- Sử liệu gián tiếp: nguồn sử liệu phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua thông tin gián tiếp như hồi kí, kể chuyện lịch sử,....
à Sự phân loại sử liệu dù theo quan điểm nào thì cũng chỉ mang tính tương đối.
- Một số phương pháp cơ bản của sử học
- Có hai phương pháp cơ bản của sử học:
- Phương pháp lịch sử: là xem xét các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể (ra đời, phát triển, kết thúc).
- Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.
Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống và khác nhau như thế nào?
PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ
- Giai đoạn lịch sử của sự vật, hiện tượng: ra đời, phát triển, kết thúc
- Quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của sự vật, hiện tượng
- Mối quan hệ tác động qua lại của sự vật, hiện tượng với các nhân tố khác
- Nguyên tắc cơ bản: tính biên niên, tính toàn diện, tính chi tiết
PHƯƠNG PHÁP LOGIC
- Tính trừu tượng
- Tính bản chất
- Tính quy luật
- Nguyên tắc cơ bản: tránh máy móc, áp đặt, không tách rời lịch sử
Mở rộng kiến thức
- Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng.
- Phương pháp lịch đại và đồng đại:
- Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).
- Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).
- Phương pháp liên ngành: vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công nghệ).
LUYỆN TẬP
Câu 1. Hiện thực lịch sử là tất cả những:
- Điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
- Điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
- Hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.
- Nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Câu 2. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?
- Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
- Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
- Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.
- Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
Câu 3. Trong nghiên cứu Sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?
- Lịch sử và logic
- Lịch sử và cụ thể
- Khách quan và toàn diện
- Trung thực và tiến bộ
Câu 4. Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu Sử học nào?
- Phân kì
- Thống kê
- So sánh đồng đại
- So sánh lịch đại
Câu 5. Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp:
- Phân kì
- Thống kê
- So sánh đồng đại
- So sánh lịch đại
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống nhau và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu ví dụ và giải thích.
VẬN DỤNG
Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy của các nguồn sử liệu ấy.
- Xác định đối tượng nghiên cứu: Di tích lịch sử địa phương.
- Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm sử liệu:
- Phương pháp lịch sử nghiên cứu các giai đoạn lịch sử phát triển của di tích: tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác, đầy đủ nhất: mô tả quá trình hình thành, phát triển và xếp loại, đặc điểm của di tích với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, theo đúng trình tự thời gian như nó đã từng diễn ra.
- Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm sử liệu:
- Phương pháp logic nghiên cứu di tích lịch sử ở địa phương: thời gian xây dựng, đặc điểm và thông tin cơ bản về di tích, giá trị của di tích,...
- Phỏng vấn nhân chứng lịch sử, người dân địa phương, ban quản lí di tích.
- Chọn lọc, phân loại, mô tả, đánh giá và thẩm định nguồn sử liệu.
- Xác định độ tin cậy, tính xác thực, giá trị thông tin của nguồn sử liệu đã thu thập (nguồn gốc, thời điểm ra đời, tác giả, nội dung,...).
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại kiến thức đã học.
Làm bài tập Bài 1 - Sách bài tập Lịch sử 10.
Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời sáng tạo