Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài giảng điện tử lịch sử 10 chân trời sáng tạo.Giáo án powerpoint bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Giáo án điện tử bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN LỊCH SỬ

KHỞI ĐỘNG

Luật chơi:

  • Có 5 từ hàng ngang tương ứng với 5 câu hỏi gợi ý bất kỳ.
  • Các em dựa vào gợi ý và tìm từ hàng ngang tương ứng với số ô chữ của mỗi hàng.
  • Ai tìm được ô chữ chủ đề nhanh và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.
  • Các em có thể lựa chọn thứ tự câu hỏi bất kì.
  • Ô chữ chủ đề (ô màu vàng): BÀI HỌC LỊCH SỬ
  • Một trong những giá trị quan trọng của khoa học lịch sử.

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
  2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
  3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
  4. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
  5. Vai trò

Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá, giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.

à Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hoá.

Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, niềm tự hào, điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

à Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại.  Giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

Kết luận

- Việc dạy và học lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

à Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

à Tìm hiểu lịch sử thế giới giúp chúng ta có thêm những kiến thức về tinh hoa văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và dự báo tương lai.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Đọc thông tin mục I.2, quan sát Hình 2.1, 2.2 và trả lời câu hỏi:

  • Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tượng và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
  • Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc?
  1. Ý nghĩa của tri thức lịch sử
  • Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người có nhu cầu tìm hiểu về bản thân và xã hội.
  • Khoa học - kĩ thuật càng phát triển, con người càng nhận thức chính xác, đầy đủ hơn về lịch sử xã hội loài người.
  • uá khứ đã để lại nhiều giá trị văn hoá, giá trị truyền thống, là cơ sở đề rút ra những kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho hiện tại.
  • Lịch sử là cái đã qua, quá khứ, hiện tại và tương lai gắn bó chặt chẽ với nhau.
  • Quá khứ luôn để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
  • Tìm hiểu, đúc rút và vận dụng những bài học lịch sử là nhu cầu của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình phát triển.

à Hiểu biết quá khứ giúp ta hiểu biết sâu sắc hiện tại để hành động tích cực hơn, từ đó tiền đoán sự vận động, phát triển sắp tới để tác động cho thắng lợi của tương lai.

  • Cuộc đời mỗi con người tính từ bất kì mốc thời gian nào cũng có quá khứ, hiện tại, tương lai.
  • Nghiên cứu quá khứ đề hiệu hiện tại và hướng tới tương lai. Quá khứ, hiện tại và tương lai gắn bó chặt chẽ với nhau.
  • Quá khứ luôn để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
  • Đối với mỗi quốc gia, dân tộc:
  • Lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
  • Khoa học lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại.
  • Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo trước tác động của di chúc đến lịch sử dân tộc, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
  • Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi, đất nước nhất định sẽ thống nhất.
  1. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
  2. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá

lịch sử suốt đời

Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

  • Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa đạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ.
  • Trong thực tế, tri thức lịch sử chưa bộc lộ hết những diễn biến và bản chất.

à Phải theo đuổi học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử đến cùng.

Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, khoa học lịch sử không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của con người.

à Nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục.

Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng

à Con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm, đời sống.

  1. Thu thập thông tin, sử liệu, làm

giàu tri thức lịch sử

Thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục II.2, quan sát Tư liệu 2.3, 2.4:

  • Tri thức lịch sử là gì?
  • Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
  • Tri thức lịch sử: gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,...

Hai dạng của tri thức lịch sử:

  • Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức: văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...
  • Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,...
  • Để hiểu biết sự thật lịch sử, phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó mới giải thích và đánh giá sự kiện.

à Muốn tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác, cần phải tìm kiếm và sưu tầm các nguồn sử liệu, những phát hiện mới để làm giàu tri thức cho nhân loại.

  1. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

Lịch sử cung cấp cho con người những kinh nghiệm quý báu của người xưa trong cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử là học được cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc từ những sự kiện, nhân vật lịch sử.

Lịch sử cho biết về những giá trị truyền thống và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc và nhắc nhở con người phải luôn nhớ về cội nguồn, để giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước.

Bảo tàng là nơi lưu giữ, tập trung các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử.

Một số hình ảnh minh hoạ

LUYỆN TẬP

Câu 1. Tri thức lịch sử là tất cả:

  1. Những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.
  2. Những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.
  3. Các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
  4. Hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.
  5. Các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người. Các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Câu 2. Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây?

  1. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng,...
  2. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...
  3. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,...
  4. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?

  1. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
  2. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
  3. Đề xuất phương pháp thực hiện.
  4. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

Câu 4. Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?

  1. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.
  2. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
  3. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
  4. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Câu 5. Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?

  1. Thư viện
  2. Bảo tàng
  3. Trung tâm lưu trữ
  4. Nhà văn hoá

VẬN DỤNG

Tìm hiểu một di tích lịch sử ở địa phương và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau.

Gợi ý: Tìm hiểu thông tin qua tư liệu, kiểm chứng và trình bày thông tin.

  • Giá trị: Vô giá.
  • Minh chứng duy nhất về sự tiến hoá của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á tại vùng Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ từ thế kỉ VII được tiếp nối đến thế kỉ XIX, XX.
  • Khu di tích duy nhất có bề dày lịch sử văn hoá trên 10 thế kỉ liên tục với vai trò là trung tâm quyền lực và kinh đô Quốc gia. Là không gian hội tụ đầy đủ 3 cơ sở sử liệu về nhận thức Thăng Long - Hà Nội: Tư liệu lịch sử, di tích trên mặt đất và di tích khảo cổ học trong lòng đất.
  • Giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kĩ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan độc đáo. Năm 2010, được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới.
  • Mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học:
  • Làm bài tập Bài 2 - Sách bài tập Lịch sử 10.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THAM GIA BUỔI HỌC, HẸN GẶP LẠI!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Chat hỗ trợ
Chat ngay