Kênh giáo viên » Lịch sử 10 » Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Lịch sử 10 chân trời sáng tạo

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; biết vận động mọi người cùng hành động bảo vệ các di sản.
  • Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học đối với một số ngành, nghề trong công nghiệp văn hoá; vai trò và tác động qua lại của Sử học với phát triển du lịch và việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác được tư liệu 4.1 đến 4.5 để tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại; Khai thác được tư liệu 4.6 đến 4.13 để tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với các ngành nghề thuộc công nghiệp văn hoá và tác động của các ngành nghề này với việc quảng bá truyền thống lịch sử và giá trị văn hoá của dân tộc; Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá; Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể; Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học với sự phát triển của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá: du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận động được các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, hiểu biết về các giá trị lịch sử - văn hoá, có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần phát huy giá trị di sản lịch sử, văn hoá.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV trình chiếu Hình 4.1 – Đoan Môn, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) và nêu vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về mối quan hệ giữa Sử học với di sản văn hóa Hình 4.1.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 4.1 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết Hình 4.1 nói đến di sản nào của Việt Nam?

+ Theo em, Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với di sản văn hóa ấy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

+ Hình 4.1 nói về di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

+ Di sản lịch sử văn hoá là cầu nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản có phải là việc làm quan trọng, cần thiết của riêng khoa học lịch sử.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã tạo dựng được nhiều di sản cỏ giá trị to lớn; nhiều di sản và di tích đã được phân loại, xếp hạng, nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Điều đó đặt ra nhiệm vụ gì cho công tác bảo tồn, phát huy giả trị di sản? Sử học đóng góp gì cho công tác này cũng như cho công nghiệp văn hoá và du lịch ngày nay? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Khai thác được tư liệu 4.1 đến 4.5 để tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học với sự phát triển của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá: du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

- Vận động được các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần phát huy giá trị di sản lịch sử, văn hoá.

Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá tư liệu 4.1 đến 4.4, để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- GV chia HS thành 4 - 8 nhóm chuyên gia, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức cho

các em tìm hiểu, khám phá thông tin tư liệu 4.1 đến 4.4. HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV.

  1. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá tư liệu 4.1 đến 4.4, để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- GV chia HS thành 4 - 8 nhóm chuyên gia, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá thông tin tư liệu 4.1 đến 4.4.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

 

Nhóm 1, 2:

+ Di sản văn hoá là gì?

+ Sử học có vai trò như thế nào với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?

+ Các hình 4.2 đến 4.4 là những di sản nào của Việt Nam?

Nhóm 3, 4:

+ Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải

là di sản văn hoá hay không?

+ Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?

Nhóm 5, 6:

+ Quan sát Hình 4.4 và giải thích vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?

+ Vì sao chúng ta phải ngăn chặn việc phá huỷ các di tích lịch sử, văn hoá?

Nhóm 7, 8:

+ Việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì?

+ Hãy nêu một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- GV tổ chức cho HS tách nhóm chuyên gia, tham gia vào nhóm mảnh ghép theo số bốc thăm hoặc màu sắc sao cho các nhóm mảnh ghép phải có đủ thành viên từ các nhóm chuyên gia.

- Các chuyên gia lần lượt nêu vấn đề và trình bày kết quả hoạt động, các thành viên khác

góp ý, bổ sung. Thành viên nhóm mảnh ghép tổng hợp kết quả vòng 1 và tìm câu trả lời cho nhiệm vụ vòng 2. Nhóm nào tổng hợp kết quả nhanh nhất sẽ xung phong trình bày.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu, khám phá tư liệu 4.1 đến 4.4, để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- HS chia thành 4 - 8 nhóm chuyên gia tìm hiểu, khám phá thông tin tư liệu 4.1 đến 4.4.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- GV mời các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi, nêu ý kiến (nêu chưa rõ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Hình 4.1-4.4).

Sử học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật,... trong lịch sử xã hội loài người, góp phần phục dựng lại bức tranh lịch sử.

à Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị những di sản của thế hệ trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.

à Có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Bảo tồn không phải là xây mới, hiện đại hoá di tích. Nếu làm sai sẽ tàn phá các di sản, di tích, thậm chí làm mất giá trị di tích, có tội với tổ tiên, quốc gia và dân tộc.

Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

+ Đầu tư xây dựng, tôn tạo các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

+ Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng.

+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hoó, di sản thiên nhiên.

+ …..

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Thuật ngữ “Lịch sử”
  2. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
  3. Sử học - Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản
  4. Một số phương pháp cơ bản của sử học
  5. Thuật ngữ “Lịch sử”

Phiếu học tập số 1 (ô K, W)

K: Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ “lịch sử” có nghĩa là gì? Nhờ đâu em có thể biết được thông tin lịch sử về một quốc gia, dân tộc, một di tích, một trường học, một lĩnh vực văn hoá,...?

W: Các em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến lịch sử của ngôi trường mình học, quê hương nơi mình sinh ra hoặc quốc gia nơi mình sinh sống?

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Bộ trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì 

A. Sử học nghiên cứu lích sử của tất cả các ngành khoa học khác.

B. Sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu lịch sử.

C. Sử dụng các ngành khoa học khác nghiên cứu một vấn đề.

D. Các ngành khoa học khác hỗ trợ thông tin cho nghiên cứu lịch sử.

 

Câu 2: Quan hệ sử học với các ngành khoa học xa hội nhân văn là mối quan hệ tương tác mấy chiều?

A. Một chiều

B. Hai chiều

C. Ba chiều

D. Bốn chiều

 

Câu 3: Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học là

A. Bồi dưỡng giáo dục nhân cách con người.

B. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại, và dự báo sự vận động phát triển.

C. Giúp nhận ra được sự kì diệu của tự nhiên.

D. Làm sáng tỏ được quá trình phát sinh, phát triển và tác động trong văn minh nhân loại.

 

Câu 4: Ngành nào thuộc ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Triết học.

B. Toán học

C. Kiến trúc

D. Khảo cổ học

 

Câu 5:  Hai chức năng cơ bản của Sử học là

 

A. chức năng khoa học và chức năng xã hội.

B. chức năng chính trị và chức năng xã hội.

C. chức năng chính trị và chức năng kinh tế.

D. chức năng khoa học và chức năng kinh tế.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Bộ đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TTChương/ chủ đềNội dung/ Đơn vị kiến thứcMức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVậndụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại 1 1     
Bài 6. Văn minh Ai Cập1 1    

 

 

Bài 7. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại 1 1     
Bài 8. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại1 1     
Bài 9. Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại2 2  1  
Bài 10. Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng2 2     
2Các cuộc cách mạng công nghiệpBài 11. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại2 2     
Tổng số câu hỏi1201200101
Tỉ lệ30%30%20%20%

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Đến thời đại đồ kim khí, Nhà nước và chữ chiết ra đời, nhân loại đã bước vào thời kì

A. nguyên thủy.
B. văn minh.
C. dã man.
D. văn hóa.

Câu 2. Đến thiên niên kỉ IV TCN, nhân loại đã bước vào thời kì văn minh với trung tâm chính ở khu vực

A. Đông u và Nam u.
B. đông bắc châu Phi và Tây Á.
C. Tây u và Đông Nam Á.
D. Nam u và đông bắc châu Á.

Câu 3. Người Ai Cập cổ đại là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
B. Vườn treo Babylon.
C. Bộ luật Hammurabi.
D. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Câu 4. Tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại do nhu cầu

A. chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.
B. tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.
C. tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.
D. sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Câu 5. Thành tựu kĩ thuật nào dưới đây không thuộc “tứ đại phát minh” của cư dân Trung Quốc thời cổ - trung đại?

A. Đồng hồ.
B. Kĩ thuật in.
C. La bàn.
D. Thuốc súng.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?

A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.

Câu 7. Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời kì cổ - trung đại?

A. Vườn treo Ba-bi-lon.
B. Kim tự tháp Kê-ốp.
C. Vạn lí trường thành.
D. Chùa hang A-gian-ta.

Câu 8. Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn minh bằng con đường

A. chính trị.
B. quân sự.
C. chiến tranh.
D. hoà bình.

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, soạn Lịch sử 10 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay