Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 15: Ôn tập giữa học kì II

Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều. Giáo án powerpoint Bài 15: Ôn tập giữa học kì II. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Giáo án điện tử bài này đang biên soạn... Xem trước bài mẫu hoàn chỉnh

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 cánh diều

BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Tiết 1

 

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Mỗi học sinh đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 95 – 100 tiếng hoặc

đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

B. Đọc và làm bài tập

Học sinh đọc: Một sáng thu xưa

HS trả lời các câu hỏi cuối bài:

  • Bài đọc này có nội dung gì?
  • Có những nhân vật nào trong bài đọc?
  • Bối cảnh của câu chuyện là gì?
  • Sự quan tâm của Bác đến các chiẽn sĩ được thể hiện như thế nào?
  • Theo em tại sao câu đầu tiên Bác hỏi là “Các chú có khỏe không?” mà không phải là một câu hỏi khác?
  • Buổi nói chuyện giữa Bác và các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong được diễn ra ở đâu?
  • Sự gần gũi của Bác với các chiến sĩ được thể hiện như thế nào?
  • Bác hỏi các chiến sĩ về đền thờ và các vị vua Hùng là có ngụ ý gì?
  • Bác đã căn dặn các chiến sỹ những gì?
  • Đó là lời dặn riêng các chiến sĩ hay chung cho cả nhân dân Việt Nam?
  • Tìm những từ ngữ miêu tả hành động, cử chỉ của Bác?
  • Tại sao từ “Bác” dù không đúng đầu dòng nhưng vẫn được viết hoa?
  • Theo lời Bác, các Vua Hùng có mối quan hệ như thế nào với đất nước Việt Nam?
  • Lời Bác dặn có ý nghĩa gì?

 

Tiết 2

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện viết

Kể lại đoạn em thích nhất trong câu chuyện Một sáng thu xưa bằng lõi của một chiến sĩ.

Gợi ý:

Em có thể bổ sung một số chi tiết sáng tạo như sau:

- Người chiến sĩ hồi hộp như thế nào khi lần đầu tiên được gặp Bác Hồ?

- Người chiến sĩ nhìn thấy Bác khoẻ mạnh, giản dị, thân tình như thế nào?

- Người chiến sĩ có cảm nghĩ gì khi nghe lời căn dặn của Bác?

Bài làm tham khảo:

Ngày hôm ấy, vào một sáng mùa thu dịu nhẹ, Bác Hồ đến thăm chúng tôi tại Đền Hùng. Tôi chưa từng được gặp Bác nên lần này lòng tôi hồi hộp, xao xuyến vô cùng. Bác nhìn rất khoẻ mạnh, giản dị và thân thiện. Bác mặc chiếc áo đã Bạc màu, đội chiếc mũ cối, khác hẳn so với trí tưởng tưởng của chúng tôi. Nếu như không nói, không ai biết đây là một vị lãnh tụ của đất nước. Bác dáng người cao, nước da nâu, có bộ râu dài, bước đi nhanh nhẹn. Đầu tiên Bác hỏi thăm sức khỏe của anh em chiến sĩ chúng tôi, bắt tay từng người. Sau đó Bác hỏi về Đền thờ và các Vua Hùng. Rồi Bác giải thích về công lao dựng nước của các Vua Hùng khiến tôi rất xúc động. Bác luôn ghi nhớ công lao của các vua Hùng và muốn con dân Việt Nam chúng ta không bao giờ được quên. Bác dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời nói ấy như in sâu vào trái tim tôi, nhắc nhở tôi về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn độc lập, tự do của dân tộc. Qua buổi gặp gỡ nói chuyện hôm đó, tôi càng thêm kính phục Bác hơn. Tôi thấy mình phải cố gắng hơn nữa, cống hiến chút sức lực nhỏ bé cho đất nước để đền đáp lại công lao của vua Hùng và của Bác. 

 

 

 

 

Tiết 3

 

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện từ và câu

Câu 1: Thay các kí hiệu * bằng cặp kết từ phù hợp để hoàn thiện mỗi câu ghép dưới đây:

a) * Đền Hùng là một di tích lịch sử nổi tiếng * rất nhiều người đến tham quan.

b) * ở các chiến sĩ chỉ gặp Bác Hồ một thời gian ngắn * họ sẽ nhớ mãi hình ảnh của Bác.

c) * em thích tìm hiểu về lịch sử * em nên đi thăm các viện bảo tàng.

Gợi ý:

a. Vì…nên….

b. Tuy…nhưng…

c. Nếu… thì…

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nói về một di tích lịch sử mà em biết, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Gợi ý: 

Chắc hẳn các bạn ai cũng biết đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nếu như thành nhà Hồ đại diện cho Vương triều Hồ thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám lại gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Di tích này đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 4

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện viết

Lập bảng tổng kết và cách viết bài văn tả phong cảnh theo gợi ý sau:

Gợi ý:

Các phần của bài văn

Cách viết

Mở bài

1. Mở bài trực tiếp: là cách mở bài giới thiệu thẳng vào vấn đề/ đối tượng mà bài viết hướng tới.

2. Mở bài dán tiếp:  là cách mở bài đi từ vấn đề này sang vấn đề khác rồi dẫn dắt khéo léo vào đề tài của bài văn.

Thân bài

Tả trình tự theo thời gian: Các buổi trong ngày, các mùa trong năm. 

Tả trình tự theo không gian: Từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cái bao trùm đến cái chi tiết. 

Kết bài

1. Kết bài mở rộng: Từ quan điểm chính của bài viết, người viết liên tưởng, vận dụng, đưa ra những ý kiến mở rộng, suy rộng ra các vấn đề khác. 2. Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét, khái quát chung về nội dung, ý nghĩa hoặc nói lên tình cảm của em với đối tượng được tả trong bài viết. 

 

 

 

Tiết 5

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện từ và câu 

Câu 1: Các điệp từ, điệp ngữ dưới đây có tác dụng gì?

a) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu!

b)

Con bướm vàng

Con bướm vàng

Bay nhẹ nhàng

Trên bờ cỏ

 

Em thích quá

Em đuổi theo

Con bướm vàng

Nó vỗ cánh

Vút lên cao

 

Em nhìn theo

Con bướm vàng

Con bướm vàng...

TRẦN ĐĂNG KHOA

 

Gợi ý:

- Đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối có những điệp ngữ nào?

- Mỗi điệp ngữ ấy diễn tả cảm xúc và cảm nhận của bạn nhỏ khi con bướm vàng bay đến và bay đi như thế nào?

Bài làm tham khảo:

a. Điệp từ “tre”: tạo nên sự nhấn mạnh về vai trò và ý nghĩa của cây tre.

b. Điệp từ “Con bướm vàng”: tạo tính nhịp điệu cho bài thơ, làm bài thơ trở nên sinh động hơn, tạo nên hình ảnh của con bướm vàng như một biểu tượng của sự nhẹ nhàng, tự do và hạnh phúc.

Câu 2: Viết một đoạn văn thể hiện ước mơ của em. Trong đó có sử dụng điệp từ , điệp ngữ. 

Gợi ý:

Ước mơ của em là được trở thành một bác sĩ. Khi làm bác sĩ, em có thể khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân. Khi làm bác sĩ, em sẽ tình nguyện lên các vùng sâu vùng xa để khám miễn phí cho bà con ở đó. Khi làm bác sĩ, em sẽ nghiên cứu cách tốt nhất để điều trị bệnh cho mọi người. Em sẽ học tập thật chăm chỉ, không ngừng cố gắng để đạt được ước mơ của mình.

 

 

 

 

Tiết 6

Bài luyện tập đọc hiểu

 

Hãy đọc bài thơ “Yêu tiếng Việt” trang 68 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai? 

a. Huỳnh Mai Liên

b. Phùng Hữu Nhân

c. Trần Đăng Khoa

d. Phương Thảo

Câu 2: Theo bài thơ, từ tiếng Việt đầu tiên mà em biết nói là gì?

a. Bà

b. Bố

c. Mẹ

d. a và c đúng

Câu 3: Có mấy điệp từ xuất hiện trong bài thơ?

a. 1

b. 2

c. 3

Câu 4: Bài thơ có nội dung gì?

a. Cách học Tiếng Việt

b. Vẻ đẹp của tiếng Việt

c. Tình yêu tiếng Việt

Câu 5: Khổ thơ cuối nói về điều gì?

a. Sự trân trọng, nâng niu tiếng Việt

b. Cách giữ gìn tiếng Việt

c. Cách học tiếng Việt

d. Cả 3 phương án trên.  

Tiết 7

(Bài luyện tập viết)

 

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Viết bài văn tả một cảnh đẹp của quê hương em.

2. Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.

Gợi ý:

Chọn đề 1. 

Nhà bà ngoại em nằm ở mé dòng sông Lam xanh biếc. Mỗi lần về chơi, em đều đi theo bà ra bờ sông ở cuối làng chơi. Nơi đó có cây đa già cội, có một bến đò. Với em, đó là khung cảnh đẹp nhất ở quê hương mình.

Cũng không rõ con sông có tự bao giờ, cũng không rõ nó chảy từ đâu và sẽ đi qua những miền đất nào nữa, chỉ biết từ khi ông bà sinh ra đã thấy nó chễm chệ ở đó. Con sông dài lắm, uốn lượn hai bên bãi ngô, em chỉ nhìn thấy hai đầu sông xa tít tắp không có điểm cuối. Dòng sông Lam khúc này có bên lở, bên bồi. Nước sông hơi đùng đục, không phải là bẩn đâu, mà là do chở đầy phù sa đó. Nhờ vậy, cây cối, vườn rau hai bên bờ sông lúc nào cũng tươi xanh mướt mắt. Ở bãi đất trống bà con lập một căn chòi để mọi người có thể dừng chân nghỉ mát. Trên mặt sông phẳng lặng, lâu lâu lại có cơn gió nhẹ tạt qua làm cho nước sóng sánh, đập vô hai bên bờ. Đôi khi em còn thấy những đàn cá ngoi lên khỏi mặt nước để hít thở. Thích nhất, là hình ảnh những chiếc thuyền, ghe đi đánh cá. Một người lái thuyền, một người ngồi đầu mui thuyền quảng cái lưới xuống, một lúc sau vớt cái lưới lên là nguyên một chùm cá nặng mắc vào lưới. Rồi cả những người đi bắt cua bắt ốc ở ven bờ. Người ngồi trên nói với xuống với những người bắt ốc, bắt cua phía dưới. Một khung cảnh yên bình đến lạ.  Chiều chiều gió mát, người dân trong làng thường ra bờ sông mua cá, tôm trên các thuyền ghe. Con nít thì chơi trò tắm sông, thi nhau nhảy rồi bơi lội. Tiếng cười, tiếng nói huyên náo cả một vùng sông. Chính nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường ấy, đã khiến em mê mẩn vẻ đẹp của con sông quê hương mình.

Dù đã được đi tham quan, du lịch nhiều nơi nhưng với em con sông quê ngoại là nơi em cảm thấy thích nhất và đẹp nhất. Chẳng nơi nào mang lại cho em cái cảm giác yên bình, vui vẻ như nơi đây.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì 1
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

PHÍ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 5

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 550k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 650k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 3000k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 50% đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 cánh diều

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay