Kênh giáo viên » Tiếng Việt 5 » Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều

Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều. Bài tập tự luận chia 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 7: CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ

( 12 câu )

I.   NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Đại từ là gì?

Trả lời:

Đại từ là những từ dùng để xưng hô hoặc để hỏi, để thay thế các từ ngữ khác.

Câu 2: Có mấy loại đại từ?

Trả lời:

Có các loại đại từ sau:

 - Đại từ xưng hô

 - Đại từ nghi vấn

 - Đại từ thay thế

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Hãy chỉ ra đại từ có trong câu dưới đây:

Chúng ta hãy cùng nhau tập văn nghệ nhé!

Trả lời:

Đại từ là: Chúng ta

Câu 2: Gạch chân dưới các đại từ trong các câu dưới đây, và cho biết các đại từ đó có chức năng ngữ pháp gì?

  • a. Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!
  • b. Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất?
  • c. Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn.
  • d. Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả.

Trả lời

a. Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!

=> Chủ ngữ

b. Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất?

=> Chủ ngữ

c. Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả.

=> Trạng ngữ

Câu 3: Em hãy chỉ ra đại từ có trong đoạn thơ sau:

 - Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

Trả lời:

Các đại từ xuất hiện trong bài thơ là: ta, mình

Câu 4: Đọc các câu sau và tìm đại từ xưng hô:

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin:

 - Xin ông thả châu ra.

Sói trả lời:

 - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?

(Theo Lép Tôn- xtôi)

Trả lời:

Các đại từ xuất hiện trong đoạn hội thoại là: ông, ta, mày, chúng mày.

Câu 5: Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng ta, nó, chúng nó, cậu, bạn… Theo em, nhận định trên đúng hay sai?

Trả lời:

Theo em, nhận định trên là đúng.

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại:

  • a. Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
  • b. Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
  • c.

Câu 2: Em hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết từ in đậm có phải đại từ không? Dùng để chỉ ai?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

Trả lời:

Các từ in đậm trong đoạn thơ trên là đại từ và dùng để chỉ Bác Hồ.

Câu 3:  Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:

  • a. Tôi đang học bài thì Nam đến.
  • b. Người được nhà trường biểu dương là tôi.
  • c. Cả nhà rất yêu quý tôi.
  • d. Anh chị tôi đều học giỏi.

Trả lời:

a. Chủ ngữ

b. Vị ngữ

c. Bổ ngữ

d. Định ngữ

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Xác định các đại từ xưng hô trong đoạn văn dưới đây và cho biết những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

 - Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ Bia giận dữ:

 - Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

Trả lời:

 - Đại từ trong đoạn văn: chị, chúng tôi, ta, các người, chúng.

 - Chỉ người nói: ta, chúng tôi.

 - Chỉ người nghe: chị, các người.

 - Chỉ chỉ người hay vật được nhắc tới: chúng.

Câu 2: Đọc đoạn văn ở câu 1 và cho biết cách xưng hô của mỗi nhân vật thể hiện thái độ, tình cảm gì?

Trả lời:

 - Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?

=> Thái độ tôn trọng, lịch sự.

-  - Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.

=> Thái độ kiêu căng, coi thường người khác.

Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Các câu tự luận có nhiều mức độ, có đáp án
  • Đã có đủ kì I, đang cập nhật liên tục để đến 30/12 có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 150k/học kì - 200k/cả năm

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều, bài tập Tiếng Việt 5 CD, bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay