Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều
Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Tiếng Việt 5 cánh diều.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 6: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ
BÀI ĐỌC 1: CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ
(19 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện chiếc đồng hồ nhỏ diễn ra vào năm nào?
- A. 1950.
- B. 1954.
- C. 1955.
- D. 1957.
Câu 2: Hoàn cảnh diễn ra Câu chuyện về chiếc đồng hồ nhỏ như thế nào?
- A. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi.
- B. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa bắt đầu.
- C. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang rất ác liệt.
- D. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sắp kết thúc.
Câu 3: Khi các cán bộ đang dự hội nghị, thì cấp trên có lệnh gì?
- A. Rút bớt một số người sang học lớp bồi dưỡng chuyên sâu.
- B. Bổ sung thêm một vài cán bộ vào dự hội nghị.
- C. Rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản thủ đô.
- D. Giữ nguyên số lượng cán bộ ở lớp tiếp quản thủ đô.
Câu 4: Bác Hồ nói chuyện về vấn đề gì khi đến thăm hội nghị?
- A. Nói chuyện về tình hình chiến sự.
- B. Nói chuyên về vấn đề văn hóa, xã hội.
- C. Nói chuyện về tình hình thời sự.
- D. Nói chuyện về tình hình sức khỏe.
Câu 5: Nói đến nhiệm vụ trong lúc này, Bác rút ra thứ gì trong túi?
- A. Một chiếc khăn tay.
- B. Một quyển sổ.
- C. Một chiếc đồng hồ quả quýt.
- D. Một cây bút.
Câu 6: Đâu không phải câu hỏi Bác hỏi các cán bộ trong bài đọc Câu chuyện chiếc đồng hồ?
- A. Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- B. Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- C. Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng nhất?
- D. Chiếc đồng hồ này có giá bao nhiêu tiền?
Câu 7: Bác đã kết luận điều gì về chiếc đồng hồ?
- A. Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng.
- B. Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng, đã là nhiệm vụ thì đều quan trọng.
- C. Các bộ phân của chiếc đồng hồ đều quan trọng.
- D. Chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng.
Câu 8: Câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho mọi người như thế nào?
- A. Ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng.
- B. Mọi người đều tỏ ra khó chịu.
- C. Ai nấy đều khó hiểu và không hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- D. Mọi người đều vui vẻ khi nghe câu chuyện.
Câu 9: Khi nghe có lệnh rút bớt một số người sang lớp tiếp quản Thủ đô, mọi người đã phản ứng như thế nào?
- A. Không ai muốn đi cả.
- B. Chỉ có những người quê Hà Nội mới háo hức muốn đi.
- C. Ai cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội.
- D. Ai cũng lo lắng, sợ hãi khi phải sang lớp tiếp quản thủ đô.
Câu 10: Khi bước vào hội nghị, Bác Hồ được miêu tả như thế nào?
- A. Bác hiền từ nhìn khắp hội trường.
- B. Bác mỉm cười vẫy tay chào mọi người.
- C. Bác từ tốn nhìn khắp hội trường.
- D. Bác chậm rãi tiến bước vào hội trường.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao mọi người háo hức nhất là những người quê Hà Nội khi có lệnh của cấp trên?
- A. Vì ai cũng muốn chuyển công tác đến nơi tốt hơn.
- B. Vì mọi người đều không thích làm việc ở chỗ cũ.
- C. Vì mọi người cảm thấy công việc hiện tại rất khó khăn.
- D. Vì mọi người xa nhà nhiều năm, đây là dịp để trở về công tác.
Câu 2: Chiếc đồng hồ và nhiệm vụ cách mạng có liên quan gì đến nhau?
- A. Đồng hồ để đo thời gian hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
- B. Đồng hồ có nhiều bộ phận kết hợp với nhau để có thể hoạt động chính xác, các nhiệm vụ cách mạng cũng vậy, nhiệm vụ nào cũng quan trọng, không thể tách rời.
- C. Đồng hồ có nhiều mốc thời gian giống như cách mạng có nhiều gian đoạn.
- D. Đồng hồ có nhiều bộ phận giống như cách mạng có nhiều lực lượng cùng tham gia.
Câu 3: Tại sao Bác Hồ lại đặt ra nhiều câu hỏi như thế?
- A. Để làm khó người nghe.
- B. Vì Bác không tìm kiếm câu trả lời.
- C. Vì Bác muốn mọi người tự suy ngẫm và dần hiểu ra vấn đề.
- D. Vì Bác muốn mọi người trả lời nhiều câu hỏi nhất có thể.
Câu 4: Bác đã làm thế nào để giúp mọi người “đánh tan những thắc mắc riêng tư”?
- A. Bác đã thẳng thắn phê phán.
- B. Bác đã diễn giải về chiếc đồng hồ và các nhiệm vụ cách mạng.
- C. Bác kể câu chuyện về nguồn gốc của chiếc đồng hồ.
- D. Bác kể câu chuyện về tầm quan trọng của thời gian khi làm cách mạng.
Câu 5: Ai là nhân vật chính trong bài đọc Câu chuyện về chiếc đồng hồ nhỏ?
- A. Bác Hồ.
- B. Các cán bộ.
- C. Bác Hồ và các cán bộ.
- D. Người kể chuyện.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Từ Câu chuyện về chiếc đồng hồ, em thấy Bác Hồ là một người như thế nào?
- A. Bác Hồ là một người sâu sắc và đáng kính.
- B. Bác Hồ là một người hài hước, hóm hỉnh.
- C. Bác Hồ là một người nghiêm khắc, kiên quyết.
- D. Bác Hồ là một người lạc quan, yêu đời.
Câu 2: Nhận xét về cách Bác Hồ liên hệ từ chiếc đồng hồ đến các nhiệm vụ cách mạng:
- A. Đây là cách liên hệ hài hước, hóm hỉnh.
- B. Đây là cách liên hệ mới mẻ, sáng tạo.
- C. Đây là cách liên hệ sâu sắc, có sức lay động.
- D. Đây là cách liên hệ truyền thông, xưa cũ.
Câu 3: Nhận xét về giọng điệu của văn bản đọc Câu chuyện chiếc đồng hồ
- A. Hài hước, hóm hỉnh.
- B. Sâu lắng, nhiều suy tư, triết lý.
- C. Nhẹ nhàng, thiết tha.
- D. Giàu cảm xúc, xúc động.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Theo em, thông điệp lớn nhất được gợi ra từ bài đọc Câu chuyện chiếc đồng hồ là gì?
- A. Mỗi chúng ta cần sống giản dị, tiết kiệm.
- B. Chúng ta cần quý trọng sức lực và coi trọng thời gian của bản thân.
- C. Mỗi chúng ta cần phải hoàn thành tốt công việc của mình.
- D. Chúng ta cần sống và làm việc có trách nhiệm, bất cứ nhiệm vụ nào cũng quan trọng và phải hoàn thành thật tốt.
B. ĐÁP ÁN
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
1. B | 2. A | 3. C | 4. C | 5. C | 6. D | 7. B | 8. A | 9. C | 10. A |
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
1. D | 2. B | 3. C | 4. B | 5. A |
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
1. A | 2. C | 3. B |
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
1. D |
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều, đề trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 5 cánh diều