Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều

Có đủ cả năm giáo án Word + Powerpoint môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách cánh diều. Bản word và Powerpoint là đồng bộ với nhau. Giáo án có thể tải về để tham khảo. Thao tác tải đơn giản, dễ dàng. Hi vọng, bộ giáo án sẽ giúp thầy cô giảm tải công việc và nhẹ nhàng hơn khi bước vào năm học mới.

Xem chi tiết hơn:

Xem mẫu Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều

Click vào hình ảnh dưới để xem rõ giáo án

Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

Về bộ sách giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều:

Sách của nhà xuất bản đại học Huế

Tổng chủ biên: Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Chủ biên: Phạm Việt Thắng. Thành viên: Phạm Thị Hồng Điệp, Dương Thị Thúy Nga, Trần Thị Diệu Oanh, Nguyễn Nhật Tân, Trần Văn Thắng, Hoàng  Thị Thinh, Hoàng Thị Thuận.

Có đủ bài giáo án word kì 1, kì 2:

Giáo án soạn đầy đủ các bài trong chương trình học:

Chủ đề 1. Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

Chủ đề 2. Thị trường và cơ chế thị trường

Chủ đề 3. Ngân sách nhà nước và thuế

Chủ đề 4. Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Chủ đề 5. Tín dụng và các dịch vụ tín dụng

Chủ đề 6. Lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯƠC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 11: CÔNG DÂN VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cấu trúc, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
  • Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị ở Việt Nam.
  • Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng: Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống về thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh ảnh, video, hình vẽ có liên quan đến nội dung bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK tr.66 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định tên các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

+ Hình 1: Đảng Cộng sản Việt Nam.

à Là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

+ Hình 2: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

à Là cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính: Lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

+ Hình 3: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

à Là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

+ Hình 4: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

à Là chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Tổ chức được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là "cánh tay nối dài" của nhà nước.

- GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi quốc gia đều có một hệ thống chính trị gồm nhiều thành tố được liên kết với nhau thông qua các cơ chế vận hành nhằm thực thi quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, hệ thống chính trị, ngoài những đặc điểm cấu trúc chung, cũng có những đặc trưng thể hiện bản sắc chính trị riêng. Để tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam, biết phế  phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị ở Việt Nam và thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tài liệu khác:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam; đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án kinh tế pháp luật 10 trong chương trình:giáo án word kinh tế pháp luật 10 cánh diều  và giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 cánh diều . Không chỉ riêng bộ giáo án kinh tế pháp luật10 chân trời, kenhgiaovien triển khai giáo án tất cả các bộ sách lớp 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1a SGK tr.66 và trả lời câu hỏi: Hệ thống chính trị là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát bảng SGK tr.67 và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

+ Hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam. 

- GV chốt lại: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1-4 trong mục 1b và trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam.

- GV chốt lại: Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm

+ Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

+ Được xây dựng trên nền tảng lí luận của CNXH Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

- Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam (đính kèm bên dưới hoạt động).

- Trình bày hiểu biết về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam: là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

·        Các tổ chức xã hội nghề nghiệp: là tổ chức xã hội tập hợp những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, được thành lập nhằm hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Ví dụ: Đoàn luật sư; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam.

·        Các tổ chức phi chính phủ: là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào, tuy nhiên sống nhờ chính phủ nào thì ủng hộ chính phủ đó. Bao gồm các tổ chức Phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và hàng trăm tổ chức Phi chính phủ Việt Nam. Ví dụ Hội thầy thuốc trẻ, Hội sinh vật cảnh,...

·        Các tổ chức tôn giáo: là tổ chức tôn giáo có đăng kí, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền các cấp xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội, cùng chung tay với nhà nước cứu trợ thiên tai, chăm lo giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hóa,...Ví dụ Phật giáo, Công giáo, Tin lành,...

b. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam:

+ Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

+ Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận: Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Cả ba bộ phận đều có chung mục tiêu là đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên CNXH; xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Hệ thống chính trị ở VN gồm nhiều tổ chức có tính chất, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

+ Tất cả các các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của  nhân dân.

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam:

+ Là hạt nhân của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng lãnh đạo thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

+ Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.  

Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK tr.69 và trả lời câu hỏi:

+ Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai?

+ Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

- GV chốt lại: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Đảm bảo tính pháp quyền.

+ Đảm bảo tính tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ.

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

Hoạt động 3: Tìm hiểu thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các nghĩa vụ của công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, đọc tình huống 1, 2 SGK tr.68, 69 và trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét về suy nghĩ và hành động của bạn S. Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học.

+ Em học được điều gì từ những hành động của bạn A.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam

- Trường hợp 1:

+ Nhận xét về suy nghĩ và hành động của bạn S:

·        Không tích cực, tự giác tham gia góp ý cho báo cáo của Đoàn trường.

·        Có ý nghĩ sai lệch, không có trách nhiệm vì cho rằng đây là việc Ban chấp hành chi đoàn và đã có nhiều bạn khác phát biểu.

à Đây là suy nghĩ và hành động cần phê phán.

+ Cần góp ý với bạn S để bạn S thấy trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học:

·        Đưa ra các ý kiến cho Đại hội Đoàn trường là trách nhiệm không chỉ của riêng BCH Chi đoàn mà còn là của tất cả các thành viên trong chi đoàn.

·        Việc đưa ra ý kiến đóng góp vào báo cáo còn là quyền lợi của mỗi học sinh. 

- Trường hợp 2:

+ Hành động của bạn A: Tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động do Đoàn thanh niên phát động.

+ Những hành động của A thể hiện bạn là người có trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của HS, nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đoàn.  

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, vận dụng – liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.70.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1.

Gợi ý:

- Câu đúng: A, D, E.

- Câu sai: B, C

=> Năm học 2023-2024, chương trình Kinh tế pháp luật 11 có thay đổi. Chính vì thế Kenhgiaovien đã triển khai soạn các bộ giáo: giáo án Word , giáo án Powerpoint  đầy đủ cả năm của kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Chương trình giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều cũng được hệ thống biên soạn cả năm chi tiết. Ngoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

Câu 2.

 

  1. Nhận xét về hành vi của M: Hành vi sai trái vì đã đồng tình với những lời nói xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước.
  2. Nếu là K em sẽ:

- Giải thích cho bạn đây là hành vi sai trái, đáng lên án và phê phán.

- M cần gỡ ngay nút thích trên một nội dung đó và hủy bỏ theo dõi các trang mạng đó.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi phần Vận dụng.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, vận dụng – liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi 2, 3 phần Vận dụng SGK tr.70.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 2.

Gợi ý:

Với tất cả sự khiêm tốn của người Cộng sản, có thể nói, Đảng Cộng sản Việt Nam thật vĩ đại! Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là lãnh tụ của giai cấp, của dân tộc, xứng đáng là chính đảng cách mạng duy nhất được giai cấp, dân tộc trao cho sứ mệnh lịch sử.

Điều 4 Hiến pháp năm 2013 chế định rõ:

- Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

- Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị-xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn.

Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề chiến lược có tính nguyên tắc, bởi vậy, cần kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng tiếp tục tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng; không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới.

Câu 2.

Gợi ý

- Truyên truyền về chủ trương, nội dung xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức các hoạt động tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn.

- Thanh niên tham gia phát triển kinh tế nông thôn.

- Tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa nông thôn.

- Thanh niên xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn.

- Tổ chức kết nghĩa giữ các đơn vị Đoàn trực thuộc và các xã điểm xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền ở nông thôn.

- HS tiếp nhận, thực hành nhiệm vụ tại nhà.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 cánh diều

KHỞI ĐỘNG

  • Hãy xác định tên các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức sau:
  • Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Bài 11:

CÔNG DÂN VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
  4. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  5. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

Hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

  1. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát bảng SGK tr.67 và thực hiện nhiệm vụ sau:

Hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

Hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam. 

- Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:

Hệ thống chính trị Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam

MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội

+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp

+ Các tổ chức phi chính phủ

+ Các hội nghề nghiệp

+ Các tổ chức tôn giáo

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam: là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp: là tổ chức xã hội tập hợp những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Các tổ chức phi chính phủ: là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào, tuy nhiên sống nhờ chính phủ nào thì ủng hộ chính phủ đó. Bao gồm các tổ chức Phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và hàng trăm tổ chức Phi chính phủ Việt Nam.

Các tổ chức tôn giáo: là tổ chức tôn giáo có đăng kí, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền các cấp xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới,...

  • HS đọc thông tin 1- 4 trong mục 1b và trả lời câu hỏi:
  • Nêu đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam.
  1. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam:

  • Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam:

  • Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận:
  • Mục tiêu chung: đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên CNXH; xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam:

  • Hệ thống chính trị ở VN gồm nhiều tổ chức có tính chất, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
  • Tất cả các các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
  1. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam:

Là hạt nhân của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng lãnh đạo thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

  1. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • HS đọc mục 2 SGK tr.69 và trả lời câu hỏi:
  • Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai?
  • Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

- Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ.

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

  1. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam

Có Powerpoint sinh động

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  • Nhận xét về suy nghĩ và hành động của bạn S? Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?
  • Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?

- Suy nghĩ và hành động của bạn S:

  • Không tích cực, tự giác tham gia góp ý cho báo cáo của Đoàn trường.
  • Có ý nghĩ sai lệch, không có trách nhiệm vì cho rằng đây là việc Ban chấp hành chi đoàn và đã có nhiều bạn khác phát biểu.

- Cách góp ý:

  • Đưa ra các ý kiến cho Đại hội Đoàn trường là trách nhiệm không chỉ của riêng BCH Chi đoàn mà còn là của tất cả các thành viên trong chi đoàn.
  • Việc đưa ra ý kiến đóng góp vào báo cáo còn là quyền lợi của mỗi học sinh.
  • Hành động của bạn A: Tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động do Đoàn thanh niên phát động.

ðBạn A là người có trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của HS, nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đoàn.

LUYỆN TẬP

  1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
  2. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.
  4. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.
  5. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới đảm bảo và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
  6. Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị.
  7. Em hãy xử lí tình huống sau:

Lợi dụng việc nhiều người dân thích theo dõi các trang mạng xã hội như F, Y,.. Các thế lực thù địch sử dụng tính năng quảng cáo để thực hiện hoạt động quảng cáo chính trị, phát tán nội dung xuyên tạc sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước. K vô tình phát hiện M có vào các trang mạng đó để theo dõi, thậm chí còn ấn nút “thích” ở một số nội dung.

  1. Em có nhận xét như thế nào về hành vi của M?
  2. Nếu là K, em sẽ làm gì để anh M từ bỏ các hành vi đó?

LUYỆN TẬP

  1. Em hãy xử lí tình huống sau:
  2. Hành vi sai trái vì đã đồng tình với những lời nói xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước.
  3. Nếu là K em sẽ:

- Giải thích cho bạn đây là hành vi sai trái, đáng lên án và phê phán.

- M cần gỡ ngay nút thích trên một nội dung đó và hủy bỏ theo dõi các trang mạng đó.

Được hỗ trợ thêm phần trắc nghiệm giáo dục kinh tế và phát luật 10 cánh diều + 1 số đề thi để hỗ trợ tốt giảng dạy

VẬN DỤNG

  1. Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.
  2. Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức tọa đàm về hoạt động của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Hoàn thành bài tập phần vận dụng.

Ôn lại nội dung kiến thức bài học.

Học và chuẩn bị bài 12 – Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay