Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn kinh tế pháp luật lớp 11 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cạnh tranh.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  • Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  • Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân, vai trò của cạnh tranh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyệ, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong kinh tế.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện cạnh tranh; đồng tình, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  • Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong quan hệ cạnh tranh.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về cạnh tranh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về cạnh tranh; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến cạnh tranh.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm trong các mối quan hệ cạnh tranh.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế,... về cạnh tranh;
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc to nội dung phần Mở đầu trong SGK, tr.6: Trên thị trường, một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể cùng sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó.

+ Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Mặt hàng quần áo có thể được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưng có sự khác biệt về chất lượng, màu sắc, giá cả,… Các chủ thể sản xuất tạo ra sự khác biệt như vậy là để tăng giá trị cho sản phẩm.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Hiểu rõ về cạnh tranh giúp chúng ta tham gia các hoạt động kinh tế tích cực, lành mạnh, góp phần xây dựng kinh tế xã hội văn minh, giàu đẹp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.
  2. Nội dung: Đọc trường hợp mục 1 - SGK tr.6, thảo luận nhóm đôi và tìm hiểu khái niệm cạnh tranh.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

b. Theo em, những hoạt động đó có phải là cạnh tranh không? Vì sao?

- Từ đó, GV yêu cầu HS: Hãy nêu khái niệm về cạnh tranh.

- GV có thể lấy thêm một số ví dụ về những sự cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay.

+ Cạnh tranh giữa Apple và Samsung.

+ Cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ ăn nhanh: KFC, Lotteria, McDonald’s,…

- GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là CocaCola và Pepsi:

https://youtu.be/Del3_UGkBz8 (0:05 - 2:24)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp SGK tr.6 và trả lời câu hỏi.

- HS theo dõi video.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

- HS đưa ra khái niệm về cạnh tranh.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm cạnh tranh

- Câu a: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động sau để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình:

+ Tìm hiểu văn hóa, khẩu vị người Việt Nam để quảng bá sản phẩm.

+ Quảng cáo phù hợp với văn hóa, truyền thống của Việt Nam.

+ Tạo hương vị đặc trưng, hình ảnh sản phẩm độc đáo,…

- Câu b: Hoạt động đó là cạnh tranh vì:

Các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát luôn tranh đua nhau trong việc lựa chọn và phát triển sản phẩm để nhằm giảm chi phí sản xuất, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và thu lại lợi nhuận cao.

- Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

  1. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu 2 trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm (2 nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu trường hợp trong SGK trang 7 và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 3: Trường hợp 1.

+ Nhóm 2, 4: Trường hợp 2.

Câu hỏi:

a. Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến trong các trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

b. Vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong mục 2 SGK.

- Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 -  2 nhóm trả lời câu hỏi số 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV tiếp tục mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi số 2. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

- Câu a:

+ Trường hợp 1:

·        Các chủ thể sản xuất được nhắc đến: hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền thống, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại.

·        Các chủ thể đó có sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,…

+ Trường hợp 2:

·        Các chủ thể sản xuất được nhắc đến: doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam.

·        Các chủ thể đó có sự khác biệt về nguồn vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệp, nhu cầu đáp ứng.

- Câu b:

+ Các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng vì để thu hút người tiêu dùng với những sản phẩm do mình tạo ra, từ đó có thể thu về lợi nhuận tốt.

+ Những yếu tố giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng:

·        Chất lượng

·        Mẫu mã

·        Giá cả

·        ……

- Kết luận nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh:

+ Các chủ thể kinh tế có sự khác biệt về hình thức sở hữu nguồn lực.

+ Các chủ thể kinh tế tồn tại độc lập với nhau.

+ Các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích của mình.

à Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.

+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

  1. Mục tiêu: HS phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc trường hợp mục 3 trong SGK trang 8 để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Khi thực hiện cạnh tranh, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Với những biện pháp cạnh tranh lành mạnh, đúng với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức,... cạnh tranh có vai trò động lực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu cạnh tranh lành mạnh có vai trò tạo động lực phát triển như thế nào.

- GV chia lớp làm 4 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc, nghiên cứu trường hợp trong SGK, trang 8 và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Trường hợp 1.

+ Nhóm 3, 4: Trường hợp 2.

Câu hỏi:

a. Doanh nghiệp H đã làm gì để giành thắng lợi trong cạnh tranh? Điều này có tác dụng gì đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

b. Cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?

- GV tiếp tục yêu cầu HS: Qua việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong nền kinh tế?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong mục 3 SGK trang 8.

- Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời từng câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

- Câu a:

+ Doanh nghiệp H đã giành chiến thắng trong cạnh tranh bằng việc đầu tư máy móc hiện đại hơn, sử dụng dây chuyền công nghệ mới, tự động hóa một số công đoạn sản xuất.

+ Tác dụng:

·        Rút ngắn được thời gian sản xuất

·        Giảm lượng nhân công vận hành

·        Giảm chi phí nhân công

·        Tăng năng suất lao động

- Câu b:

Cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi mang lại giá cả và tiết kiệm được chi phí đi lại cho người tiêu dùng.

- Kết luận vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế:

+ Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

+ Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lí à Nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn.

+ Nhờ có cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng linh hoạt và hiệu quả

à cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cạnh tranh không lành mạnh

  1. Mục tiêu: HS phê phán các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu trường hợp trong SGK trang 9 để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được biểu hiện và tác hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc, nghiên cứu các trường hợp trong SGK – tr.9 và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 4: Trường hợp 1.

+ Nhóm 2, 3: Trường hợp 2.

Câu hỏi:

a. Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh tranh như thế nào? Hành vi đó vi phạm điều gì trong nguyên tắc cạnh tranh? Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?

b. Từ các trường hợp trên, em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

c. Theo em, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh?

- GV có thể tiếp tục mời 1 - 2 HS nêu ví dụ biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, tác hại của hành vi này trong đời sống xã hội và những biện pháp để hạn chế, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- GV cho cả lớp theo dõi video về một số dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến và cách xử lí khi xảy ra các trường hợp này:

https://youtu.be/MA9Q-opNFPg

- Từ đó, GV đi đến kết luận như nội dung trong hộp ghi nhớ SGK trang 10.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu trường hợp trong SGK trang 9.

- HS thảo luận nhóm, suy nghĩ câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời từng câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

4. Cạnh tranh không lành mạnh

- Câu a:

+ Hành vi của doanh nghiệp B: thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc, họa tiết gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp A à cạnh tranh không lành mạnh.

+ Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả: gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp A.

- Câu b:

+ Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

+ Ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, của toàn xã hội và đặc biệt là của nhà nước.

- Câu c:

Các chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện những hành động sau để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh:

+ Đưa ra thông tin độc quyền về sản phẩm của mình.

+ Khiếu nại những sự việc gây thiệt hại, giả mạo sản phẩm của doanh nghiệp.

+ …

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến cạnh tranh.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận, thực hiện yêu cầu.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập SGK trang 9, 10.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1.  Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh là một trong những?

  1. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh B. Tính chất cạnh tranh
  2. Nguyên nhân của sự giàu nghèo D. Nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa

Câu 2. Dòng nào sau đây là việc làm được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?

  1. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao
  2. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh
  3. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất
  4. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất

Câu 3. Yếu tố nào dưới đây không phải mặt tích cực của cạnh tranh?

  1. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển.
  2. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
  3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
  4. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái.

Câu 4. Gia đình G bán bún phở, gần đây do có nhiều quán bún phở gần đó nên gia đình G đã đầu tư vào chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Nhờ vậy, lượng khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán nhờ thế mà khá lên. Vậy, gia đình G đã vận dụng nội dung của:

  1. Cạnh tranh không lành mạnh. B. Cạnh tranh lành mạnh.
  2. Chiêu thức trong kinh doanh. D. Cạnh tranh tiêu cực.

Câu 5. Vì quán cà phê của mình vắng khách trong khi quán đối diện của nhà anh H khách lại rất đông nên anh K đã thuê kẻ xấu ngày nào cũng quậy phá quán của anh H. Vậy, gia đình G đã:

  1. cạnh tranh tiêu cực. B. cạnh tranh lành mạnh.
  2. chiêu thức trong kinh doanh. D. cạnh tranh không lành mạnh.

 

Nhiệm vụ 2: Làm bài tập phần Luyện tập SGK trang 10, 11

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập theo hướng dẫn:

Bài 1. Em hãy cho biết các nhận định sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế là đúng hay sai? Vì sao?

- GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi lần lượt từng quan điểm hoặc có thể chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm một quan điểm.

Bài 2. Em hãy chỉ ra những nhận định đúng về nguyên nhân cạnh tranh trong các câu sau và giải thích tại sao.

- GV chia lớp học thành 8 nhóm để hai nhóm thảo luận một trường hợp. Sau khi một trong hai nhóm trình bày ý kiến của mình, GV mời nhóm còn lại bổ sung, các nhóm khác nêu thêm ý kiến.

Bài 3. Em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế qua những trường hợp sau.

- GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu và phân tích vai trò của cạnh tranh trong một trường hợp.

- Sau khi các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bài 4. Nhận xét tình huống

- GV cho HS làm việc cá nhân, đọc và nghiên cứu tình huống trong SGK, trang 11 và cho biết: Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của giám đốc H trong tình huống? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi trắc nghiệm, làm bài tập phần Luyện tập SGK trang 10, 11.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

C

D

B

D

- HS hoàn thành các bài tập:

Bài 1:

  1. Sai, vì cạnh tranh là các chủ thể sản xuất kinh doanh phải tìm ra cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực, công nghệ,… để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
  2. Đúng, vì cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường để giành được điều kiện tốt nhất trong sản xuất kinh doanh để thu về lợi nhuận cao nhất.
  3. Sai, vì cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập để có được những điều kiện thuận lợi nhất để đạt được lợi ích cao nhất.
  4. Đúng, vì cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh độc lập để có được những điều kiện thuận lợi nhất để đạt được lợi ích cao nhất.
  5. Đúng, vì cạnh tranh là để các chủ thể sản xuất kinh doanh tìm ra những cách sản xuất, kinh doanh tốt nhất để giảm thiểu chi phí sản xuất đồng thời nâng cao được năng suất, hiệu quả kinh doanh.

Bài 2:

- Các nhận định đúng: A, B, D.

- Giải thích: vì các nguồn lực có hạn, các điều kiện sản xuất, mua bán, tiêu dùng là khác nhau nên các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh để thực hiện được lợi ích của mình.

Bài 3: Vai trò của cạnh tranh

  1. Cạnh tranh giúp đáp ứng tốt về mẫu mã, chất lượng, nhu cầu tiêu dùng của các gia đình dịp Tết.
  2. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp tận dụng tốt các kĩ thuật sản xuất tiên tiến, từ đó sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng tốt.
  3. Cạnh tranh giúp nâng tầm chất lượng sản phẩm trái cây tươi và sản phẩm chế biến từ trái cây nhiệt đới từ Việt Nam ở thị trường thế giới.
  4. Cạnh tranh giúp làng dệt lụa truyền thống tỉnh H quảng bá được độ phổ biến của mình với khách du lịch trong và ngoài nước.

Bài 4:

Em không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H vì cạnh tranh là để gia tăng giá trị, chất lượng sản phẩm chứ không phải cắt giảm chi phí sản xuất bằng nguyên vật liệu chất lượng kém, có nguồn gốc không rõ ràng.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến cạnh tranh.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập phần Vận dụng SGK trang 11.
  4. Sản phẩm học tập: Sản phẩm thiết kế và bài học của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và nêu yêu cầu:

+ Nhóm 1, 3 - Nhiệm vụ 1: Em và các bạn đóng vai người bán cùng một mặt hàng. Hãy thuyết phục để người mua lựa chọn sản phẩm của em.

+Nhóm 2, 4 - Nhiệm vụ 2: Em hãy thiết kế sản phẩm để phê phán các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh và chia sẻ thông điệp với các bạn trong lớp.

- GV hướng dẫn các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm chuẩn bị ở nhà, trình bày sản phẩm trên lớp vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong SBT.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường.

 

Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều, giáo án word kinh tế pháp luật 11 sách Cánh diều, tải giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, GA kinh tế pháp luật 11 cánh diều 2023

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay