Giáo án gộp Đạo đức 3 chân trời sáng tạo kì I

Giáo án học kì 1 sách Đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 của Đạo đức 3 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TUÂN THỦ QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 1: An toàn giao thông khi đi bộ

Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: HAM HỌC HỎI

Bài 3: Em ham học hỏi

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Bài 4: Tích cực hoàn thiện nhiệm vụ ở nhà

Bài 5: Tích cực hoàn thiện nhiệm vụ ở lớp, ở trường

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: GIỮ LỜI HỨA

Bài 6: Em giữ lới hứa

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: QUAN TÂM ĐẾN HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG

Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng


BÀI MẪU

CHỦ ĐỀ: HAM HỌC HỎI

BÀI 3: EM HAM HỌC HỎI

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

  • Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

  • Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi. 

2. Năng lực

  • Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố, mở rộng hiểu biết. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi. Đưa ra được cách thức giải quyết vấn đề trong một số tình huống thể hiện việc ham học hỏi. 

  • Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những việc làm thể hiện ham học hỏi; không đồng tình với những việc làm không thể hiện ham học hỏi. 

  • Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự ham học hỏi. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

  •  Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.

  • Video clip bài hát Trang sách em yêu, bộ tranh, giấy A2, bông hoa bằng giấy, bút lông, hồ dán, phiếu Bài tập Em khám phá thế giới xung quanh, phiếu rèn luyện.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

b. Đối với học sinh

  • SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.

  • Thẻ mặt cười, mặt buồn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc tích cực, dẫn nhập vào chủ đề bài học Em ham học hỏi.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời HS cùng lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát “Trang sách em yêu” (nhạc và lời Lê Vĩnh Phúc).

https://www.youtube.com/watch?v=wPrEieUHjDM

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sách đã đem lại cho bạn nhỏ điều gì?

 

BÀI MẪU

 

 

 

 

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trình bày trước lớp:

+ Chia sẻ những điều hay mà em đã học được từ những trang sách?

+ Cảm xúc của em như thế nào khi học những điều hay đó?

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ham học hỏi là sự yêu thích, say mê công việc học tập, tìm tòi, nghiên cứu. Vậy biểu hiện của việc ham học hỏi là gì? Lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của chúng ta như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Em ham học hỏi. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc truyện Cậu bé ham học và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu

- Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi. 

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc to câu chuyện Cậu bé ham học SGK tr.14, 15 trước lớp. 

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền?

+ Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền đạt được những kết quả gì?

GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- GV nhận xét đánh giá.

- GV cho HS liên hệ bản thân: Từ cách học của Nguyễn Hiền, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. 

- GV nhận xét, đánh giá. 

Hoạt động 2: Quan sát tranh và cho biết bạn nào ham học hỏi

a. Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. 

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1-4 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Bạn nào thể hiện được việc ham học hỏi? 

BÀI MẪU

 

 

 

 

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở tình huống trong Hình 1:

+ Việc không chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài có thể dẫn đến điều gì?

+ Em sẽ làm gì nếu có bạn bắt chuyện với em trong lúc thầy cô đang giảng bài?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, bổ sung.

 

 

- GV yêu cầu HS suy nghĩ: Kể thêm các biểu hiện khác của sự ham học hỏi. 

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, bổ sung.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Việc ham học hỏi được thể hiện qua lời nói, việc làm cụ thể và quà tinh thần, thái độ học tập hằng ngày của em. 

Hoạt động 3: Quan sát tranh và cho biết lợi ích của việc ham học hỏi 

a. Mục tiêu: Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình. 

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.16.BÀI MẪU

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc lời thoại và cho biết: Nêu lợi ích của việc ham học hỏi. 

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày ý kiến. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá. 

- GV chia HS thành các nhóm 4-5 HS. GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A2 và những bông hoa cắt sẵn. 

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Viết lợi ích của việc ham học hỏi vào mỗi bông hoa và dán lên giấy A2. 

+ Trang trí sản phẩm thành một vườn hoa mang tên “Lợi ích của việc ham học hỏi”. 

- GV mời các nhóm chia sẻ, bổ sung ý kiến lẫn nhau.

 

 

 

 

 

 

- GV kết luận: Ham học hỏi giúp chúng ta mở mang kiến thức và tiến bộ hơn từng ngày. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?

a. Mục tiêu

- Đồng tình với việc làm thể hiện ham học hỏi.

- Không đồng tình với việc làm không thể hiện ham học hỏi. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1-4 SGK tr.16, xác định nội dung tranh và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao? BÀI MẪU

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ HS mô tả tình huống trong tranh.

+ Bày tỏ ý kiến về việc làm của bạn nhỏ trong tranh bằng cách sử dụng thẻ mặt cười (đồng tình), mặt buồn (không đồng tình).

GV mời đại diện 4 HS (mỗi HS trả lời 1 hình) trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Với tình huống 1, nếu là Bin, em sẽ làm gì?

GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- GV kết luận: Khi có vấn đề thắc mắc, em nên hỏi bố mẹ, thầy cô, người thân xung quanh, bạn bè...hoặc tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu internet. 

Hoạt động 2: Đưa ra lời khuyên cho các bạn trong các tình huống sau

a. Mục tiêu: HS luyện tập, củng cố các việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành nhóm 4 HS.

- GV giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: Đưa ra lời khuyên thích hợp cho một trong ba tình huống được đề xuất:

+ Tình huống 1: Khi ở bảo tàng, Cốm mải nói chuyện riêng trong khi các bạn chăm chú nghe thuyết minh.

+ Tình huống 2: Bin đòi mẹ mua siêu nhân rồi mới chịu đọc sách.

+ Tình huống 3: Tin dành nhiều thời gian lên mạng để tìm hiểu thông tin về một nhân vật ảo trong trò chơi điện tử. 

GV mời HS bốc thăm tình huống (mỗi tình huống có ít nhất 2 nhóm thảo luận). 

- GV tổ chức cho các nhóm nêu ý kiến trước lớp. Mỗi nhóm trình bày một tình huống, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý. 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Chúng ta nên thường xuyên thực hiện việc ham học hỏi và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc ham học hỏi đúng cách. 

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: HS rèn luyện và thực hành các việc làm thể hiện sự ham học hỏi.  

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa tình huống 1, 2 SGK tr.17.BÀI MẪU

 

 

 

 

 

- GV mời 1-2 HS lần lượt giới thiệu từng tranh. 

 

 

 

 

- GV chia HS thành các nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho HS: Sắm vai xử lí tình huống SGK đề xuất. 

- GV quan sát, kịp thời tư vấn, hướng dẫn cho HS trong quá trình thảo luận nhóm.

- GV tổ chức cho 1-2 nhóm thực hành sắm vai xử lí tình huống trước lớp. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét, bổ sung. 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có cách xử lí tình huống phù hợp và nhắc nhở HS thường xuyên thường xuyên thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự ham học hỏi. 

a. Mục tiêu: Liên hệ được những việc bản thân đã làm thể hiện sự ham học hỏi.

b. Cách tiến hành

- GV giao nhiệm vụ rèn luyện và thực hiện các việc làm thể hiện sự ham học hỏi theo Phiếu rèn luyện ở Vở bài tập Đạo đức 3BÀI MẪU

 

 

 

 

 

 

- GV phối hợp với phụ huynh HS để giúp HS rèn luyện tích cực và thường xuyên.

- GV tạo điều kiện để HS chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự ham học hỏi.

- GV tuyên dương, khen ngợi HS đã có những việc làm thể hiện sự ham học hỏi. 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Làm sổ tay đọc sách

a. Mục tiêu: Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về những cuốn sách đã đọc theo gợi ý:

+ Cuốn sách đó tên gì? Tác giả là ai?

+ Cuốn sách đó nói về điều gì?

+ Em thích nhất điều gì trong cuốn sách đó?

+ Em học được điều gì từ cuốn sách đó?

- GV mời một số HS xung phong chia sẻ trước lớp.

- GV hướng dẫn HS viết tên những cuốn sách muốn đọc vào sổ tay đọc sách. 

- GV dặn dò HS về nhà tìm những cuốn sách mà mình muốn đọc, đã được ghi trong sổ tay đọc sách, khuyến khích HS tiếp tục duy trì việc đọc thêm nhiều cuốn sách khác để làm dài thêm danh sách các cuốn sách đã đọc. 

Hoạt động 3: Quan sát và đặt các câu hỏi “ Vì sao? Như thế nào? Làm cách nào?

a. Mục tiêu: Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

b. Cách tiến hành

- GV chuẩn bị sẵn sách báo, tài liệu theo các chủ đề. Thực vật và động vật; Trái Đất và bầu trời; Con người và sức khoẻ... Mỗi chủ đề được bố trí thành một góc học tập nhỏ ở trong lớp.

- GV yêu cầu HS thực hiện vào Vở bài tập Đạo đức 3. 

- GV hướng dẫn HS viết câu hỏi để khám phá về các chủ đề trên. Mỗi HS cần viết đủ cả 3 loại câu hỏi, khuyến khích đặt câu hỏi ở nhiều chủ đề khác nhau.

- GV tổ chức cho HS di chuyển đến các góc học tập để cùng xem tài liệu, tìm câu trả lời. HS viết câu trả lời vào phiếu bài tập.

- GV tổ chức cho một vài HS chia sẻ những điều mình đã ghi nhận được trong phiếu bài tập. 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích HS. 

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

a. Mục tiêu: Hệ thống lại kiến đã học, thường xuyên thực hiện những việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

- GV cho HS đọc câu tục ngữ cuối SGK tr.17 và yêu HS trả lời câu hỏi: Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?BÀI MẪU

 

- GV tổ chức cho HS nêu cảm nhận sau bài học.

- GV dặn dò HS thường xuyên thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự ham học hỏi, hoàn thành phiếu rèn luyện, gửi lại ý kiến nhận xét cho GV.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và hát theo bài hát. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Sách đã đem lại cho bạn nhỏ rất nhiều điều mới lạ như:

+ Cuộc phiêu lưu của dế mèn trong truyện "Dế mền phiêu lưu kí".

+ Câu chuyện về trí khôn của loài người.

+ Truyện cổ tích “Tấm Cám”, “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”.

Truyện “Thần đồng đất Việt”.

 

 

- HS trả lời: 

+ Những điều hay mà em đã học được từ những trang sách:

  • Em học được rất nhiều kiến thức mới vô cùng bổ ích.

  • Em học được cách phân biệt đúng, sai, cách đối xử với mọi người xung quanh.

  • Em học được cách chia sẻ, cảm thông, cách tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn,...

+ Cảm xúc của em khi học được những điều đó: hào hứng, vui vẻ, biết ơn.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

HS đọc trước lớp; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền: đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ; bắt đom đóm thả vào vỏ trứng làm đèn để học; dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài. 

+ Việc ham học đã giúp Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi – là vị trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta. 

- HS trả lời: Từ cách học của Nguyễn Hiền, em thấy cần phải ham học hỏi, say mê học tập hơn nữa. 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát Hình 1-4. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Tranh 2: Một bạn nữ đang ngồi đọc sách tại thư viện.

Tìm hiểu thêm kiến thức ngoài SGK.

+ Tranh 3: Bin đang ngắm bể cá và trò chuyện với bố. Bạn hỏi bố tại sao cá sống được ở dưới nước.

Tò mò, muốn tìm hiểu về những điều xung quanh

+ Tranh 4: Trong giờ ra chơi, một bạn nữ nói với bạn cùng lớp “Tớ chưa hiểu bài, cậu giải thích lại giúp tớ”. 

Giúp đỡ bạn, để bạn cùng tiến bộ.

 

 

- HS trả lời: 

+ Việc không chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài có thể dẫn đến việc không hiểu bài, làm bài sai.

+ Nếu có bạn bắt chuyện với em trong lúc thầy cô đang giảng bài, em sẽ nhắc nhở bạn không nói chuyện riêng (hẹn bạn giờ ra chơi sẽ nói chuyện).

- HS trả lời: Các biểu hiện khác của sự ham học hỏi:

+ Dù trời mưa hay nắng vẫn chăm chỉ đến trường không nghỉ một ngày nào.

+ Tích cực tham gia các hoạt động mà thầy cô tổ chức: tham quan viện bảo tàng, tham quan di tích chiến tranh,...

+ Mượn vở của bạn để chép bù bài khi nghỉ học, hỏi bạn hoặc thầy cô để được giảng giải thêm.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình. 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân. 

 

- HS trình bày ý kiến: Lợi ích của việc ham học hỏi được thể hiện trong tranh:

+ Tranh 1: Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

+ Tranh 2: Được thầy cô giáo khen ngợi.

 

- HS chia thành các nhóm, nhận giấy và bông hoa. 

- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. 

 

 

- HS chia sẻ kết quả làm việc nhóm: Một số lợi ích khác của việc ham học hỏi:

+ Duy trì và phát triển tính sáng tạo.

+ Giúp chúng ta theo kịp với sự phát triển thời đại, không ngừng cập nhật cái mới.

+ Tạo được ấn tượng tốt trong mắt người khác.

+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1-4. 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 1: Mẹ giới thiệu với Bin một quyển sách hay, nhưng Bin vẫn mải xem hoạt hình. Mắt không rời màn hình, bạn đáp: “Con không thích đọc sách đâu” Không đồng tình.

+ Hình 2: Giờ ra chơi, Na chạy lên nhờ cô giáo hướng dẫn lại bài toán khó Đồng tình.

+ Hình 3: Khi đi ngang qua một cánh đồng lúa, bạn nhỏ hỏi: “Mẹ ơi, sao thân cây lúa lại mềm?” Đồng tình.

+ Hình 4: Cốm và Tin cùng nhau tìm hiểu về lá cây trong vườn trường Đồng tình. 

- HS trả lời: Nếu là Bin, em sẽ:

+ Tạm dừng hoặc tắt ti vi đi.

+ Tập trung vào quyển sách mà mẹ giới thiệu và hứng thú, tìm hiểu về cuốn sách. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm. 

- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. 

 

 

 

 

- HS bốc thăm tình huống. 

- HS trình bày ý kiến:

+ Tình huống 1: Khuyên Cốm nên chú ý lắng nghe thuyết minh để mở mang thêm kiến thức.

+ Tình huống 2: Khuyên Bin nên tự giác đọc sách để có thêm hiểu biết, không nên đòi mẹ mua đồ chơi rồi mới chịu đọc sách.

+ Tình huống 3: Khuyên Tin không nên lãng phí thời gian lên mạng tìm hiểu thông tin về một nhân vật ảo trong trò chơi điện tử, mà nên dành thời gian tìm hiểu về những điều hữu ích khác để mở mang kiến thức. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa tình huống. 

 

 

 

 

- HS giới thiệu tranh:

+ Tin đang đọc sách, Bin rủ Tin đi chơi. 

+ Tình huống 2: Một bạn nam và một nữ sang nhà A Pó, rủ A Pó đi học, nhưng A Pó lại nói: “Trời mưa, gió lạnh lắm. Tớ nghỉ học thôi”. 

- HS sắm vai, xử lí tình huống. 

 

 

- HS thực hành sắm vai, xử lí tình huống trước lớp:

+ Tình huống 1: Tin có thể giới thiệu với bạn quyển sách mình đang đọc, những điều hay của cuốn sách và rủ Bin cùng đọc sách với mình.

+ Tình huống 2: Giải thích cho A Pó hiểu sự cần thiết phải đến lớp, lợi ích của việc đi học đều, khuyên A Pó mặc áo ấm bên trong và khoác áo mưa bên ngoài để không bị lạnh trên đường đến trường. 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc Phiếu rèn luyện và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp. 

Ví dụ:

+ Nhờ bạn bè, thầy cô giảng lại những chỗ mà mình chưa hiểu trong bài.

+ Sau giờ học: đến thư viện để đọc sách 30 phút.

+ Hỏi bố mẹ, người thân, bạn bè xung quanh khi muốn được giải đáp một điều gì đó mới mẻ.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp. 

- HS viết vào sổ tay đọc sách. 

 

- HS thực hiện tại nhà. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS thực hiện vào vở. 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

 

- HS cả lớp thực hiện. 

 

- HS chia sẻ: 

Ví dụ: 

+ Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam Cực?

Trả lời: vì chúng có bộ lông và lớp mỡ dày, giúp chống chọi được với cái lạnh.

+ Giấy được tạo ra như thế nào?

Trả lời: Giấy được tạo ra từ gỗ của các loài cây như linh sam, cây dương,... Trải qua quá trình ngâm trong nước và hoá chất, chúng ta sẽ thu được bột giấy. Sau đó tiếp tục thực hiện các công đoạn như làm trắng, ép, xử lí và làm khô để có được giấy thành phẩm.

 

 

 

 

…………………………………………………….

- HS trả lời. 

 

 

 

- HS trả lời: Ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. 

+ Muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, phải học hỏi từ trường lớp, bạn bè, thầy cô cho đến cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh. Kiến thức của mỗi người là mỗi khác nhau, chúng ta học từ mỗi người một ít thì sẽ bù lại những phần mà bản thân còn thiếu.

+ Việc chủ động tìm hiểu và học hỏi là cách nhanh nhất để mình trở nên thông thái hơn.

- HS nêu cảm nhận.

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐẠO ĐỨC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TUÂN THỦ QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG

Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 1: An toàn giao thông khi đi bộ
 Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 3: Em ham học hỏi

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 5: Tích cực hoàn thiện nhiệm vụ ở lớp, ở trường

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: GIỮ LỜI HỨA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: QUAN TÂM ĐẾN HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG

 Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 11: Em xử lí bất hòa với bạn

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐẠO ĐỨC 3 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay