Giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương

Giáo án Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo (bản 1). Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 11 chân trời sáng tạo (bản 1). Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 1) Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận ra ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân.
  • Đánh giá được thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.
  • Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
  • Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát.
  • Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát.
  • Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Biết chủ động thực hiện những việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh cảnh quan thiên nhiên địa phương.
  • Tự chủ và tự học.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  • Có ý thức tự giác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy A0, tập giấy nhỏ, các dụng cụ để gắn, dán.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Hưởng ứng phong trào Vì môi trường xanh.
  • Báo cáo kết quả khảo sát về thực trạng môi trường.
  • Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Triển lãm ảnh về danh lam thắng cảnh ở địa phương.
  • Thảo luận về các nguồn tài nguyên ở địa phương và cách bảo vệ.
  • Phát động phong trào làm đồ tái chế.
  • ...

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh tại địa phương; chỉ rõ được nhứng việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua câu chuyện, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho cả lớp xem video về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thnagws cảnh đang bị ô nhiễm:

https://www.youtube.com/watch?v=g4668QxL_B8&t=205s

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương để đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và có hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS nêu hiểu biết về chủ đề bài học.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SGK tr.76 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.75:

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 9?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 9 giúp chúng ta có nhận thức về việc tìm hiểu việc bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương:

  • Nhận diện ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của con người.
  • Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.
  • Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
  • Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường.
  • Kiến nghị bảo vệ môi trường ở địa phương.
  • Tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên.
  • Tự đánh giá kết quả hoạt động.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang thực hiện những việc làm ý nghĩa (nhặt rác, thu dọn rác) trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên ngay bờ biển.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của con người. Tuy nhiên, do hoạt động khai thác tài nguyên, lao động sản xuất và các thói quen trong sinh hoạt,... làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ. Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương? Chủ đề này sẽ giúp chúng ta xác định được ý nghĩa của môi trường và cảnh quan thiên nhiên đối với cuộc sống con người, đánh giá được thực trạng môi trường, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và đề xuất được các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn và quảng bá cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Để biết rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 9: Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Nhận diện ý nghĩa của môi trường và cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của con người

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện về ý nghĩa của môi trường và cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của con người. Từ đó, hướng tới những hành động tích cực, thiết thực để bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện được ý nghĩa của môi trường và cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của con người.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận và xác định ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bảng sau bằng cách ghi ít nhất 3 từ thể hiện cảm xúc ứng với mỗi cảnh quan.

Gợi ý: (bảng đính kèm phía dưới hoạt động)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để thảo luận theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả bảng thể hiện cảm xúc với cảnh quan thiên nhiên.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Nhận diện ý nghĩa của môi trường và cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của con người

a. Thảo luận và xác định ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc của con người

Cảnh quan thiên nhiên là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người, giúp mang lại những khoảng thời gian thư giãn có ý nghĩa.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cảm xúc của em trước cảnh quan thiên nhiên tại địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục chọn ít nhất một cảnh quan thiên ở địa phương và chia sẻ cảm xúc của các em trước cảnh quan đó.

- GV gợi ý cho mỗi nhóm chọn một cảnh quan ở địa phương (chụp hình) như: con sông, hồ nước, cánh đồng, công viên, khu rừng, bãi biển,...

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của các thành viên trong nhóm.

Gợi ý:

Tên cảnh quan

(Tên, địa điểm, mô tả tình trạng)

Cảm xúc

(Chia sẻ cảm xúc trước cảnh quan đó)

Tên: Cánh đồng lúa

Địa điểm: Thôn A, xã B,...

Mô tả tình trạng: Cánh đồng lúa xanh mướt, xa xa có đàn cò bay lượn, kênh mương sạch sẽ, nước trong xanh, hoàn toàn không có rác thải,...

Cảm thấy vui vẻ, phấn khởi, thoải máu trước vẻ đẹp yên bình, thoáng đãng của đồng lúa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi theo nhóm, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Chia sẻ cảm xúc của em trước cảnh quan thiên nhiên tại địa phương

Cảnh quan thiên nhiên có thể đem lại cho con người nhiều cảm xúc tích cực hoặc giúp họ giảm bớt buồn phiền, căng thẳng; tạo hứng thú cho công việc; kích thích sự sáng tạo, khám phá,...



Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 1

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1 - 5

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6 - 9

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1 - 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6 - 9

Chat hỗ trợ
Chat ngay