Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 bộ sách "Chân trời sáng tạo" bản 1, soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1

Bản xem trước: Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI TIÊU PHÙ HỢP

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.
  • Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
  • Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.
  • Thực hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Biết lập kế hoạch chi tiêu khoa học và phù hợp với thu nhập của gia đình.
  • Biết phân bổ tài chính cá nhân một cách hợp lý.
  • Có ý thức tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • - Giấy A0, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,…
  • - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà.
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • - Thực hiện các nhiệm vụ trong SBT trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • - Tham gia buổi nói chuyện theo chủ đề chi tiêu phù hợp.
  • - Tham gia tọa đàm về trách nhiệm của cá nhân đối với việc tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
  • - Trao đổi về cách thực hiện hiệu quả kế hoạch tài chính cá nhân.
  • - Xây dựng kế hoạch chi tiêu ngày Tết phù hợp với thu nhập trong gia đình.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của quản lí tài chính cá nhân, chủ động trong cuộc sống và có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua thử thách và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hiểu thêm kế hoạch tài chính cá nhân và mục tiêu cần đạt được trong chủ đề 5.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị cho các nhóm tham gia thử thách “Bữa trưa vui vẻ”.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6HS), mỗi nhóm sẽ nhận được Phiếu đi chợ trị giá 100 000 đồng và thực hiện các yêu cầu của GV:

+ Lên kế hoạch cho một bữa ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia đình.

+ Tính toán các thực phẩm, gia vị cần thiết để chế biến.

+ Tính toán cách chi tiêu để mua đủ những nguyên liệu cần thiết.

- GV chuẩn bị bảng giá các nguyên liệu cần thiết cho bữa ăn phù hợp với địa phương.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung - SGK tr.40 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.39:

- GV gọi 2 – 3 bạn đọc nội dung cần thực hiện của chủ đề.

- GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 5?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ về thực đơn của nhóm mình.

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 5 là:

Ÿ Tìm hiểu kế hoạch chi tiêu của cá nhân và gia đình.

Ÿ Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên.

Ÿ Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

Ÿ Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

Ÿ Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

Ÿ Tự đánh giá kết quả hoạt động.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Trong tranh hai bạn đang lên kế hoạch chi tiêu cá nhân.

Ÿ Bạn nam đang nghĩ đến việc đi du lịch với gia đình.

Ÿ Bạn nữ đang nghĩ đến việc mua máy tính mới.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chia sẻ với HS cách xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình.

- GV tổ chức cho HS liệt kê những việc học tập tiếp theo.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việc lập kế hoạch chi tiêu giúp cho bạn có cách chi tiêu khoa học và hợp lí hơn. Vậy để xây dựng kế hoạch chi tiêu như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu kế hoạch chi tiết của cá nhân và gia đình

  1. Mục tiêu: HS xác định được kế hoạch chi tiêu của bản thân và gia đình mình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và tìm hiểu kế hoạch chi tiết của cá nhân và gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kết quả ở hoạt động Khởi động, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành bảng khảo sát dưới đây về thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua.

(Bảng đính kèm cuối mục)

- GV yêu cầu HS thực hành tìm hiểu thực trạng chi tiêu trong sinh hoạt của gia đình mình.

- GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm (4 HS) và nêu nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy chọn bảng khảo sát của một bạn trong nhóm và thực hành đóng vai là các thành viên trong gia đình để nói về thực trạng chi tiêu của cá nhân và gia đình trong năm qua.

- GV đặt câu hỏi: Em thấy thực trạng chi tiêu của cá nhân gia đình mình trong năm qua đã hợp lý hay chưa? Tại sao?

- GV tổng kết về thực trạng chi tiêu chung hiện nay của các gia đình:

+ Có rất nhiều những khoản phải chi tiêu liên quan đến nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống với những khoản chi tiêu linh hoạt.

+ Hầu như các gia đình đã bắt đầu có ý thức hơn về việc tiết kiệm để phòng trừ những trường hợp rủi ro xảy ra, đặc biệt là trong cuộc sống nhiều biến động như dịch bệnh, thiên tai,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.41 và hoàn thành bảng khảo sát dựa vào tình hình chi tiêu của gia đình mình.

- HS thực hành đóng vai.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những đóng góp của em vào việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp: Em hãy chia sẻ với bạn cùng bàn về những đóng góp của bản thân cho việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua.

- GV gợi ý: Những đóng góp cụ thể dựa trên:

+ Giảm chi tiêu cá nhân và hạn chế xin tiền bố mẹ.

+ Tiết kiệm điện, nước bằng cách sử dụng hợp lí, vừa phải.

+ Tham gia lao động để góp phần chi trả cho sinh hoạt cá nhân.

+ Tự tạo nguồn thu nhập để hỗ trợ gia đình.

+ Chuẩn bị đồ ăn, uống vừa phải, không quá nhiều tránh lãng phí, đồng thời không đảm bảo an toàn sức khỏe.

- GV lưu ý: Các em cần chia sẻ ít nhất 3 đóng góp mình đã làm với bạn và nghe bạn chia sẻ để học tập.

- GV cho HS xem video sau để biết về 6 quy tắc chi tiêu thông minh: youtu.be/XYec-SBZE0Y

- GV đặt câu hỏi: Trong video đã nhắc đến 6 quy tắc chi tiêu thông minh. Em hãy liệt kê những quy tắc đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.41.

- HS xem video để rút ra bài học.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ về những đóng góp mà bạn mình đã làm được.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, ghi nhận những đóng góp của HS và khuyến khích những đóng góp có ích giúp cho việc chi tiêu của gia đình phù hợp hơn.

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân của em trong năm qua.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia tọa đàm “HS với việc chi tiêu hợp lí”.

- GV yêu cầu mỗi HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành một kế hoạch chi tiêu của cá nhân trong năm qua theo mẫu sau:

- GV chia nhiệm vụ cho các thành viên tham gia tọa đàm gồm:

+ Người dẫn chương trình.

+ Diễn giả tham gia tọa đàm.

+ Khách mời.

- GV hướng dẫn: Các em hãy chuẩn bị kế hoạch cho buổi tọa đàm, mời khách mời chia sẻ về kế hoạch chi tiêu cá nhân để cùng thảo luận, góp ý và chia sẻ.

- GV tổng kết:

+ Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình cần phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình, người thân.

+ Kế hoạch chi tiêu cá nhân góp phần tích cực trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu gia đình nói chung.

- GV cho HS xem video sau Shark Thái Vân Linh chia sẻ 5 mẹo chi tiêu hiệu quả:

youtu.be/tDaXm_SAwaU

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.41.

- HS xem video để rút ra bài học.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ về những đóng góp mà bạn mình đã làm được.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, ghi nhận những đóng góp của HS và khuyến khích những đóng góp có ích giúp cho việc chi tiêu của gia đình phù hợp hơn.

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

I. Tìm hiểu kế hoạch chi tiêu của cá nhân và gia đình

1. Tìm hiểu thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua

Gợi ý:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chỉ ra những đóng góp của em vào việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua.

- Tắt hết đèn điện trước khi ra khỏi nhà để tiết kiệm tiền điện.

- Khóa nước khi không sử dụng đến để tiết kiệm nước.

- Hạn chế ăn quà vặt ở cổng trường vừa tốn tiền vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tham gia các hoạt động lao động khi nghỉ hè để kiếm được một khoản thu nhập cá nhân.

- Trước khi muốn mua gì đó, cần phải xem xét xem đồ dùng đó có cần thiết hay không.

- Ăn sáng ở nhà hoặc nấu đồ ăn trưa mang đi để tiết kiệm được một khoản mua đồ ăn ngoài.

- Làm cho mình một ống heo hoặc một chú heo đất để tiết kiệm tiền, dù là một khoản nhỏ.

- Không mua và làm quá nhiều đồ ăn để tránh lãng phí tiền bạc và thức ăn.

- 6 quy tắc chi tiêu thông minh:

+ Quy tắc 1: Đặt ra ngân sách cụ thể cho từng khoản và tuân thủ nghiêm ngặt: Quy tắc 50 – 30 – 20.

+ Quy tắc 2: Quy tắc 24 giờ: Bạn có thực sự thích mua thứ đó hay không?

+ Quy tắc 3: Cân nhắc dùng tiền mặt nếu như chưa thể kiểm soát chi tiêu.

+ Quy tắc 4: Trước khi mua thứ gì, cần suy nghĩ xem món đồ đó phục vụ được nhiều mục đích hay không.

+ Quy tắc 5: Lên kế hoạch cụ thể mỗi dịp sale để tránh mua sắm lan man.

+ Quy tắc 6: Đặt ra những ngày “không chi tiêu”.

 

 

 

3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân của em trong năm qua.

 

Khoản chi tiêu

Mức chi phí thực tế (khoảng)

Khoản chi tiêu thiết yếu

Chi phí ăn uống

 

Chi phí điện, nước

 

Chi phí học hành

 

………

 

Khoản chi tiêu linh hoạt

Chi phí cho sức khỏe

 

Chi phí nhà cửa

 

Chi phí hiếu, hỉ

 

Chi phí du lịch

 

………

 

Chi phí tiết kiệm

Mua bảo hiểm

 

Gửi ngân hàng

 

Đầu tư

 

………

 

 

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên.

  1. Mục tiêu: HS xây dựng được một kế hoạch chi tiêu của gia đình hợp lí, phù hợp với thu nhập của các thành viên
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS xác định được các nguồn thu – chi và lập kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định nguồn thu và chi thường xuyên trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và đánh số chẵn, lẻ từng nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm chẵn: Thảo luận và xác định các nguồn thu trong gia đình theo mẫu sau:

+ Nhóm lẻ: Thảo luận và xác định các khoản chi trong gia đình theo mẫu sau:

- GV tổng kết:

+ Mỗi gia đình nên có đầy đủ nguồn thu cố định, không cố định.

+ Ngoài những khoản chi thiết yếu, linh hoạt, cần có những khoản chi cho tiết kiệm đề phòng trừ rủi ro, chuẩn bị cho tương lai.

+ Có rất nhiều nguồn thu, khoản chi trong cuộc sống nhưng cần chú ý những nội dung phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.41.

- Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Lập kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên và chia sẻ với các bạn.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình mình theo mẫu – SGK tr.42.

- GV cho HS xem video sau và nhắc lại để HS nhớ quy tắc 50/30/20: youtu.be/ZRBgImnfolw

+ 50%: dành cho nhu cầu thiết yếu như tiền nhà ở, tiền ăn uống, chi phí đi lại, hóa đơn điện nước, Internet, bảo hiểm y tế,…

+ 30%: dành cho nhu cầu cá nhân: học thêm, du lịch, mua sắm, giải trí, đọc sách, mua xe, mua điện thoại, cưới hỏi, sinh nhật,…

+ 20%: dành cho đầu tư và tiết kiệm: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng, tích lũy dự phòng, …

- GV tổng kết:

+ Tỉ lệ khoản chi/tổng thu nhập của gia đình chỉ nên chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của cả gia đình.

+ Chi tiêu trong gia đình cần phù hợp với thu nhập.

+ Mỗi gia đình có thu nhập khác nhau nên khoản chi tiêu cũng khác nhau, không so sánh giữa các gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 và quan sát bảng.

- HS điền vào bảng kế hoạch chi tiêu của gia đình với các bạn trong lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ về kế hoạch chi tiêu của gia đình với các bạn trong lớp.

- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến.

- GV ghi nhận hoạt động và nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện những việc làm và lời nói để người thân cảm thấy vui và hạnh phúc trong các trường hợp khác nhau.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

II. Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên

1. Xác định nguồn thu và chi thường xuyên trong gia đình.

Gợi ý:

- Các nguồn thu trong gia đình:

+ Nguồn thu cố định:

Ÿ Tiền lương cố định.

Ÿ Tiền cho thuê nhà.

Ÿ Nhuận bút hàng tháng.

Ÿ Tiền lương từ công việc bán thời gian.

Ÿ Tiền thưởng dự án.

Ÿ Tiền lãi ngân hàng.

+ Nguồn thu không cố định:

Ÿ Tiền làm thêm ngoài giờ.

Ÿ Kinh doanh.

Ÿ Hoàn tiền mua sắm.

Ÿ Nhuận bút hàng tháng.

Ÿ Khoản thu khác.

Ÿ Lợi nhuận đầu tư.

- Các khoản chi tiêu trong gia đình:

+ Chi tiêu thiết yếu:

Ÿ Thuê nhà

Ÿ Tiền ăn uống hàng tháng.

Ÿ Các hóa đơn cố định: tiền điện, nước, Internet,…

Ÿ Tiền trả nợ (nếu có).

Ÿ Tiền xăng, xe đi lại.

Ÿ Tiền đóng học hàng tháng.

+ Chi tiêu linh hoạt:

Ÿ Tiền mua sắm, giải trí.

Ÿ Tiền mua đồ dùng học tập.

Ÿ Tiền du lịch, xem phim.

Ÿ Tiền cho đám cưới, đám ma, sinh nhật, dịp lễ, quyên góp.

Ÿ Tiền quỹ công ty, gia đình.

Ÿ Tiền sửa chữa đồ dùng trong gia đình.

Ÿ Tiền khám bệnh, mua thuốc,…

+ Chi tiêu cho tiết kiệm:

Ÿ Gửi tiết kiệm ngân hàng

Ÿ Cho vay lấy lãi

Ÿ Đầu tư kinh doanh

Ÿ Đầu tư chứng khoán

Ÿ Mua cổ phiếu.

Ÿ Các khoản đầu tư khác

 

 

 

 

2. Lập kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên và chia sẻ với các bạn.

Gợi ý:

 

Hoạt động 3: Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

  1. Mục tiêu: HS xác định và thực hiện được các mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính của bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình vào năm mới.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận: Em hãy thảo luận và sáng tạo hình thức chia sẻ về mục tiêu tiết kiệm tài chính cho gia đình.

- GV gợi ý: Có thể trình bày thành: cây mục tiêu, sơ đồ tư duy, sử dụng sketchnote,…

- GV nêu gợi ý – SGK tr.42 để xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính:

+ Kì nghỉ chung của gia đình,…

+ Dịp kỉ niệm: ngày cưới bố mẹ, Tết, sinh nhật,…

+ Mua sắm: mua xe máy mới, thay mới đồ gia dụng,…

+ Trang trí, làm mới nhà cửa: sơn tường nhà, sơn cửa,…

- GV tổng kết:

+ Trong cuộc sống, ngoài những công việc hằng ngày bắt buộc phải làm để có nguồn thu nhập và chi tiêu hợp lí, thì việc xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính là vô cùng quan trọng để có thể có những giờ phút nghỉ ngơi bên gia đình và thay đổi cuộc sống.

+ Dù thu nhập ở mức độ khác nhau nhưng việc đặt ra mục tiêu tiết kiệm tài chính là cần thiết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.42.

- Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ về những mục tiêu tài chính nhóm đã đặt ra

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn mục tiêu, cách tiết kiệm tài chính phù hợp với bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cùng thảo luận về chủ đề “Tự cắm cây hoa ngày Tết cho gia đình với số tiền khoảng 500.000 đồng”:

- GV gợi ý cho HS một số cách tiết kiệm:

+ Tiết kiệm tiền từ người thân cho.

+ Tiền thưởng các cuộc thi (Học sinh giỏi, Năng khiếu,…)

+ Tiền từ công việc làm thêm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2, lắng nghe gợi ý của GV.

- HS lựa chọn mục tiêu cá nhân và tìm ra cách tiết kiệm tài chính để thực hiện được mục tiêu đó.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ về cách tiết kiệm tài chính phù hợp với bản thân

- Các HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về cách tiết kiệm tài chính của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Thực hiện tiết kiệm chi tiêu của gia đình và chia sẻ với các bạn về cách mà bản thân và gia đình đã tiết kiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức theo nhóm (4 – 6 HS): Em hãy chia sẻ với bạn về cách mà bản thân và gia đình đã tiết kiệm để thực hiện mục tiêu chi tiêu của gia đình.

- GV gợi ý:

+ Tiết kiệm trong tiêu dùng hàng ngày, tránh lãng phí.

+ Chỉ mua những thứ thật cần, tránh mua những thứ chỉ do ý thích.

+ Không mua những đồ hạ giá và hàng hóa do quảng cáo hấp dẫn.

+ Cố gắng tự làm những công việc gia đình.

- GV tổng kết:

+ Mỗi thành viên trong gia đình đều cần có ý thức để tiết kiệm chi tiêu.

+ Việc tiết kiệm chi tiêu phù hợp sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chi tiêu cho gia đình.

+ Có nhiều cách tiết kiệm chi tiêu mà mỗi người có thể lựa chọn thực hiện cho phù hợp với hoàn cảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 3 và gợi ý của GV.

- HS chia sẻ với bạn cách bản thân và gia đình đã tiết kiệm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ với nhóm bạn mình sau đó thống kê kết quả chia sẻ của các thành viên trong nhóm để hoàn thành những việc nên làm để tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.

- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về cách thực hiện tiết kiệm chi tiêu của HS.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

III. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

1. Xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình vào năm mới

Gợi ý:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Lựa chọn mục tiêu, cách tiết kiệm phù hợp với bản thân

Gợi ý 1:

- Mục tiêu: mua quà tặng mẹ nhân ngày 8/3.

- Cách tiết kiệm: Tiết kiệm tiền ăn sáng và tiền từ công việc làm thêm.

Gợi ý 2:

- Mục tiêu: mua quà tặng sinh nhật chị gái.

- Cách tiết kiệm: Tiết kiệm tiền mẹ cho.

Gợi ý 3:

- Mục tiêu: mua điện thoại mới.

- Cách tiết kiệm: Tiền thưởng từ cuộc thi Vẽ và tiền từ công việc làm thêm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu của gia đình và chia sẻ với các bạn về cách mà bản thân và gia đình em đã tiết kiệm.

Gợi ý:

- Lập ngân sách chi tiêu cho gia đình theo nguyên tắc 50/30/20 hoặc quy tắc 6 chiếc lọ.

- Lên danh sách những đồ cần mua trước khi đi chợ để không mua thừa và tránh lãng phí thức ăn.

- Tiết kiệm một khoản cố định hàng tháng và nếu không quá cần thiết thì không nên sử dụng.

- Ưu tiên ăn tại nhà và mang cơm đi làm/đi học sẽ giúp bản thân tiết kiệm được một khoản tiền.

- Thanh lý những món đồ không sử dụng.

- Tiết kiệm điện, nước.

 

Hoạt động 4: Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

  1. Mục tiêu: HS xác định được những việc làm cần tham gia trong lao động gia đình để góp phần thực hiện mục tiêu tài chính chung.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành Phiếu khảo sát sau: (đính kèm cuối mục)

- GV gợi ý:

+ Tự giác sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trong gia đình như chuẩn bị cơm, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa,… theo ngày, tuần,…

+ Chủ động hỗ trợ các thành viên trong gia đình hoàn thành việc nhà như bảo dưỡng, sửa chữa một số đồ dùng trong gia đình,…

+ Phụ thêm công việc có thu nhập cho gia đình như trồng rau, nuôi gà,…

- Sau khi hoàn thành Phiếu khảo sát, GV yêu cầu HS thực hiện: Em hãy chia sẻ theo nhóm về sự thể hiện của mình trong việc tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

- GV kết luận: Mỗi người cần chủ động tích cực, tự giác và có trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.43.

- HS hoàn thảnh Phiếu khảo sát và chia sẻ với bạn.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ theo nhóm về sự thể hiện của mình.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về việc làm của mỗi HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Tham gia hoạt động lao động phù hợp góp phần giảm chi phí sinh hoạt, gia tăng thu nhập cho gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm và thực hiện những hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.

- GV yêu cầu HS: Mỗi nhóm sẽ chọn, trình bày và chia sẻ cụ thể về một hoạt động lao động.

- GV gợi ý:

+ Làm đồ thủ công để bán.

+ Chăn nuôi gia cầm, gia súc.

+ Trồng hoa, rau củ quả theo mùa.

+ Tự sửa chữa một số đồ dùng trong nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2, lắng nghe gợi ý của GV.

- Các nhóm lựa chọn một hoạt động lao động, thảo luận và chia sẻ trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng chia sẻ.

- Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về tinh thần làm việc nhóm, cách trình bày của các thành viên trong nhóm

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ kết quả tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia “Ngày hội bàn tròn” theo nhóm (4 – 6 HS).

- GV nêu nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ cùng nhau chia sẻ về những kết quả tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

- GV hướng dẫn cách tổ chức:

+ Mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng để tổng kết lại ý kiến của các bạn.

+ Mỗi nhóm sẽ ngồi theo bàn tròn, lần lượt từng thành viên sẽ chia sẻ kết quả mà mình đã tham gia (dựa vào nhiệm vụ 2).

+ Nhóm trưởng ghi lại ý kiến của các bạn và kết quả tham gia những hoạt động của từng thành viên trong nhóm vào một bảng chung.

- Sau khi thảo luận xong, nhóm trưởng trình bày kết quả của từng thành viên trước lớp.

- GV kết luận: Những hoạt động lao động tốt nên phát huy, góp phần nâng cao sức khỏe vừa góp phần tiết kiệm, gia tăng nguồn thu nhập và giảm chi phí sinh hoạt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia Ngày hội bàn tròn, thảo luận theo nhóm.

- HS chia sẻ trong nhóm và nhóm trưởng ghi lại kết quả.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ.

- Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về tinh thần làm việc và kết quả của các nhóm.

- GV động viên khuyến khích và định hướng cho HS.

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

IV. Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

1. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

Phiếu khảo sát (đính kèm cuối mục)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tham gia hoạt động lao động phù hợp góp phần giảm chi phí sinh hoạt, gia tăng thu nhập cho gia đình.

Gợi ý:

- Trồng hoa, cây cảnh.

- Làm nghề phụ gia đình.

- Làm nghề thủ công truyền thống.

- Phụ công việc kinh doanh của gia đình.

- Nuôi trâu, bò, gà, vịt, cá, tôm,…

- Thanh lý quần áo, đồ dùng không sử dụng đến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia sẻ kết quả tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG

LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

Tên hoạt động

Mức độ tham gia

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

x

 

 

Bảo dưỡng, sửa chữa một số đồ trong gia đình.

 

 

x

Chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

x

 

 

Giúp bố mẹ trồng rau, nuôi gà,… để tiết kiệm chi tiêu.

 

x

 

Làm các công việc để có thêm thu nhập cho gia đình.

 

x

 

Bạn thấy mình đã chủ động và tích cực tham gia hay không?                Có ¨     Không ¨

 

Hoạt động 5: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

  1. Mục tiêu: HS thực hiện kế hoạch tài chính của riêng mình để góp phần tiết kiệm chi tiêu và gia tăng thu nhập
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách thực hiện kế hoạch tài chính của mình như thế nào là hợp lí.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm và thực hiện chủ đề: Em hãy thảo luận nhóm với chủ đề “Làm thế nào để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?”

- GV nêu gợi ý:

+ Luôn luôn ghi chép chính xác, rõ ràng, cụ thể các khoản thu chi vào sổ theo dõi.

+ Bám sát kế hoạch tài chính cá nhân, kiểm soát các khoản chi đảm bảo chi cho các khoản cần chi, không chi cho các khoản muốn chi.

+ Điều chỉnh kịp thời nếu nhận thấy có sự bất hợp lí trong các khoản thu chi, có sự khác biệt đáng kể giữa thực tiễn và kế hoạch dự kiến.

- GV nhấn mạnh: Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân hợp lí cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.44.

- HS thảo luận với chủ đề Làm thế nào để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ sau khi nhóm đã thảo luận và thống nhất

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sau thảo luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống để nhóm thảo luận và xây dựng tài chính cá nhân.

- GV nêu tình huống: H đang ở thời kì phát triển cơ thể, bạn muốn giảm cân lành mạnh (giảm mỡ, chắc cơ). Em hãy giúp H xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện được mục tiêu.

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận theo Bảng sau: (đính kèm cuối mục).

- GV hướng dẫn HS theo các bước – SGK tr.44, 45.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 và hoàn thành bảng Kế hoạch tài chính cá nhân.

- Các nhóm thảo luận và trình bày theo các bước trong bảng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, trình bày bảng xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí để thực hiện mục tiêu.

- Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Em hãy xây dựng và thực hiện bảng kế hoạch tài chính cá nhân dựa trên các bước đã hướng dẫn ở Nhiệm vụ 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ bảng kế hoạch tài chính cá nhân của mình.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ kết quả thực hiện Kế hoạch tài chính cá nhân.

- Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và góp ý về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân qua những hành động cụ thể trong thực tế

- GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

V. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

1. Thảo luận về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Gợi ý:

- Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt và thực hiện nghiêm ngặt để đạt được các mục tiêu đó.

- Cắt giảm chi tiêu những khoản không cần thiết hoặc chưa cần thiết.

- Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết và tuân thủ thực hiện rõ ràng, cụ thể.

- Theo dõi kế hoạch và xác định thời gian hoàn thành.

- Điều chỉnh nếu thấy các khoản thu chi chưa hợp lý.

- Cân nhắc những thói quen tiêu dùng không cần thiết như: đi tập thể hình, yoga,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Gợi ý: Bảng đính kèm cuối mục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

 

 

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Mục tiêu: Mua một chiếc máy tính xách tay trị giá 18.000.000 đồng

Các bước

Việc làm thực tế

Kết quả (dự kiến)

Bước 1: Xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính cá nhân.

- Số lì xì: 3.000.000

- Bố mẹ cho: 2.000.000

 

Bước 2: Tập hợp các khoản thu

- Làm đồ thủ công bán: 2.000.000

- Tiết kiệm tiền ăn sáng: 200.000

- Bán trà sữa: 2.000.000

- Làm đồ thủ công bán: 2.400.000

- Tiết kiệm tiền ăn sáng: 200.000

- Bán trà sữa: 1.500.000

Bước 3: Xác định các khoản chi

- Tiền ăn uống: 500.000

- Tiền sinh nhật bạn: 300.000

- Tiền đi du lịch: 2.000.000

- Tiền ăn uống: 600.000

- Tiền sinh nhật: 300.000

- Tiền đi du lịch: 2.500.000

Bước 4: Xác định các khoản tiết kiệm

- Bỏ ống tiết kiệm: 1.000.000

- Bỏ ống tiết kiệm: 1.000.000

Bước 5: Cân đối, điều chỉnh thu chi đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân đã đưa ra.

- Tiết kiệm điện, nước.

- Ăn cơm tại nhà.

- Mang đồ ăn trưa ở nhà đi học.

- Hạn chế mua sắm, săn khuyến mại.

 

Bước 6: Tiếp tục thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã đưa ra

- Tiết kiệm tiền bố mẹ cho.

 

 

PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO

Hoạt động 6: Tự đánh giá

  1. Mục tiêu: HS luôn ý thức đánh giá bản thân, sự tiến bộ về các kĩ năng liên quan đến chủ đề.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS tự đánh giá sau khi thực hiện các hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đánh giá đồng đẳng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức phân chia lớp theo nhóm, tổ.

- Các nhóm thu lại phiếu tự đánh giá và tổ chức đánh giá đồng đẳng theo vòng tròn:

+ Mỗi thành viên viết điểm đã thực hiện được của bạn bên trái, điều cần rèn luyện tốt hơn của bạn bên phải.

+ Tổ tập hợp phiếu tự đánh giá theo nhóm kĩ năng: những HS đã thực hiện được và những HS chưa thực hiện được.

+ Xác định việc cần làm cho những thành viên đã thực hiện được và những thành viên chưa thực hiện được.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm nêu kết quả đánh giá của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một vài HS thực sự tiến bộ lên bảng để ghi nhận và tuyên dương.

- GV yêu cầu HS ghi lại những ý kiến của GV và bạn vào SBT.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Khảo sát kết quả tự đánh giá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc từng nội dung trong Bảng tự đánh giá (đính kèm cuối mục) và hỏi HS theo các mức độ.

- GV ghi lại kết quả của HS.

- GV nhắc nhở: Chủ động tham gia các hoạt động nhằm tiết kiệm chi tiêu cho gia đình và đầu tư gia tăng nguồn thu nhập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá kết quả mình thực hiện được.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng kết khảo sát và ghi vào tài liệu của mình.

- GV tổng kết số liệu, ghi nhận và động viên, khích lệ HS tiếp thực hiện, rèn luyện những kĩ năng liên quan đến kĩ năng quản lí tài chính.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV động viên, khích lệ HS tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, rèn luyện bản thân và nhắc nhở HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cho giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiếp theo.

VI. Tự đánh giá

1. Đánh giá đồng đẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khảo sát kết quả tự đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Em xác định được việc thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình trong năm qua

 

 

 

2. Em xây dựng được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

 

 

 

3. Em thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình

 

 

 

4. Em tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình một cách tự giác và trách nhiệm.

 

 

 

5. Em thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.

 

 

 

 

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.
  • Đọc và tìm hiểu trước Nhiệm vụ 3, 4 – Chủ đề 1 – SGK tr.35 - 38

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC

 

Khoản chi tiêu

Mức chi phí thực tế (khoảng)

Khoản chi tiêu thiết yếu

Chi phí ăn uống

 

Chi phí điện, nước

 

Chi phí học hành

 

………

 

Khoản chi tiêu linh hoạt

Chi phí cho sức khỏe

 

Chi phí nhà cửa

 

Chi phí hiếu, hỉ

 

Chi phí du lịch

 

………

 

Chi phí tiết kiệm

Mua bảo hiểm

 

Gửi ngân hàng

 

Đầu tư

 

………

 

 

 

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG

LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

Tên hoạt động

Mức độ tham gia

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

x

 

 

Bảo dưỡng, sửa chữa một số đồ trong gia đình.

 

 

x

Chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

x

 

 

Giúp bố mẹ trồng rau, nuôi gà,… để tiết kiệm chi tiêu.

 

x

 

Làm các công việc để có thêm thu nhập cho gia đình.

 

x

 

Bạn thấy mình đã chủ động và tích cực tham gia hay không?                Có ¨     Không ¨

 

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Mục tiêu:………………………

Các bước

Việc làm thực tế

Kết quả (dự kiến)

Bước 1: Xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính cá nhân.

 

 

Bước 2: Tập hợp các khoản thu

 

 

Bước 3: Xác định các khoản chi

 

 

Bước 4: Xác định các khoản tiết kiệm

 

 

Bước 5: Cân đối, điều chỉnh thu chi đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân đã đưa ra.

 

 

Bước 6: Tiếp tục thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã đưa ra

 

 

 

Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Em xác định được việc thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình trong năm qua

 

 

 

2. Em xây dựng được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

 

 

 

3. Em thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình

 

 

 

4. Em tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình một cách tự giác và trách nhiệm.

 

 

 

5. Em thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.

 

 

 

Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án HDTN 11 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án word hướng nghiệp 11 bản 1 sách chân trời, tải giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST bản 1, GA hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 bản 1 chân trời 2023

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay