Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo (bản 1). Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1) BÀI PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng.
  • Biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  • Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • - Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác.
  • - Tự chủ và tự học.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • - Tham gia các hoạt động chào mừng năm học mới.
  • - Rèn luyện tính kỉ luật khi tham gia các hoạt động của trường, lớp và cộng đồng.
  • - Ứng xử văn minh, lịch sự trong cộng đồng.
  • - Thu hút các bạn cùng nỗ lực hoàn thiện bản thân.
  • - Thảo luận về cách thực hiện tốt nội quy lớp học.
  • - ...

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua câu chuyện, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về Tấm gương Cao Bá Quát và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

https://www.youtube.com/watch?v=ktGteAGngKY

+ Nhân vật được nhắc tới trong video là ai?

+ Nêu cảm nhận của em về tấm gương đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Video trên nói về Cao Bá Quát – một người nổi tiếng học giỏi, phóng khoáng.

+ Cảm nhận: Em rút ra được bài học cho bản thân: phải luôn cố gắng rèn luyện, học hỏi để hoàn thiện bản thân và có một tương lai tốt đẹp hơn.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.6 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.5:

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV định hướng: Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về tầm quan trọng và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:

  • Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  • Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng.
  • Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.
  • Thực hiện quy định nơi công cộng.
  • Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.
  • Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  • Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân. sáng tạo.
  • Tự đánh giá kết quả hoạt động.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang đọc sách, ôn bài cùng với nhau tại thư viện.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Em hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để đạt được mục tiêu của mình. Để biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân mình như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS nêu các nội dung cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

a. Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân

- Tuân thủ quy định, kỉ luật trong học tập và cuộc sống.

- Thể hiện trách nhiệm trong công việc ở nhà, ở trường và trong cộng đồng.

- Ứng xử văn minh, lịch sự với mọi người xung quanh.

- Hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe...

Kết luận: Hoàn thiện bản thân là hành động vượt lên khó khăn, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn.

Nhiệm vụ 2: Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số cách phấn đấu hoàn thiện bản thân?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để nêu các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

Cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:

- Xác định rõ mục tiêu:Xác định bản điều thân mình muốn, lập kế hoạch thực hiện.

- Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu: Vượt qua khó khăn, không nhụt chí.

- Độc lập và quyết đoán: Cân nhắc, phân tích, đưa ra quyết định và thực hiện hành động đã dự định.

- Suy nghĩ tích cực: Nhận định tình huống để tìm ra mặt tích cực của vấn đề, tin tưởng vào bản thân, tập trung vào ưu điểm.

- Phấn đấu không ngừng:Luôn học hỏi và phát triển chính mình, vươn tới những mục tiêu lớn lao hơn.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS trong nhóm chia sẻ: Em hãy chia sẻ về những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân và nguyên nhân của sự chưa hài lòng đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và viết những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng.

- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

- Những điều hài lòng:

+ Đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân.

+ Đã tự đánh giá và nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình.

+ Tích cực tìm kiếm nguồn tài liệu, học hỏi kinh nghiệm từ người khác.

+ Đã đánh giá tiến độ thường xuyên, sửa đổi kế hoạch, và giữ một tinh thần kiên trì và quyết tâm.

+ Giữ được tư duy tích cực, luôn tìm cách để cải thiện bản thân.

- Những điều chưa hài lòng:

+ Đôi khi bị lạc lối hoặc bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn.

+ Bản thân chưa tận dụng lợi thế.

+ Chưa sáng tạo và tìm ra được những cách tiếp cận mới.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng, chia sẻ các cách giúp tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng để góp phần hoàn thiện bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS xác định được nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng, chia sẻ các cách giúp tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng để góp phần hoàn thiện bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những việc em đã tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trình bày trên giấy A0 về:

+ Những việc em đã làm thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng.

+ Những việc em chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng.

- GV yêu cầu HS làm bài khảo sát nhanh về mức độ mà HS tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng (bảng đính kèm phía dưới hoạt động).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng

a. Chia sẻ những việc em đã tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng

- Nhà trường:

+ Trang phục đúng quy định.

+ Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể.

+ Trung thực trong học tập...

- Cộng đồng:

+ Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định

+ Trang phục phù hợp với địa điểm công cộng.

+ Không gây mất trật tự nơi công cộng...

-> Kết luận: Việc tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng là hành vi văn minh, biểu thị sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm của con người, không chỉ giúp xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn mà còn góp phần hình thành, phát triển nhân cách con người của xã hội hiện đại.

Nhiệm vụ 2: Xác định nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát HS và hỗ trợ (khi cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày nguyên nhân.

- Các HS khác lắng nghe, quan sát và đánh giá.

- GV mời HS khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Xác định nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng

- Nguyên nhân của việc tuân thủ:

+ Mong muốn xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân.

+ Sợ bị phê bình, nhắc nhở.

+ Muốn thể hiện nếp sống văn minh, thanh lịch...

- Nguyên nhân của việc chưa tuân thủ:

+ Chưa hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

+ Muốn làm mình "Khác biệt".

+ Chưa biết đầy đủ thông tin về các quy định ở nơi mình đến...

Nhiệm vụ 3: Thảo luận về các cách giúp mỗi cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ các cách giúp mỗi cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS chia sẻ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Thảo luận về các cách giúp mỗi cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng

Một số cách giúp cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng:

- Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.

- Noi gương những người sống kỉ luật.

- Xây dựng nhóm bạn cùng rèn luyện tính kỉ luật...

Nhiệm vụ 4: Chỉ ra những khó khăn và thuận lợi khi em phấn đấu tuân thủ nội quy, quy định và cách khắc phục khó khăn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những khó khăn, thuận lợi và cách khắc phục khó khăn của bản thân khi em phấn đấu tuân thủ nội quy, quy định.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS chia sẻ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

d. Chỉ ra những khó khăn và thuận lợi khi em phấn đấu tuân thủ nội quy, quy định và cách khắc phục khó khăn

- Thuận lợi:

+ Là những hoạt động thường xuyên, diễn ra thường xuyên dễ tạo thói quen.

+ Dễ thích nghi.

+ Được bạn bè và thầy cô hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện.

+ Thực hiện trong một môi trường mọi người luôn hòa đồng với nhau...

- Khó khăn:

+ Đòi hỏi sự kiên trì.

+ Hoạt động rèn luyện lâu dài.

+ Đôi khi gặp lỗi nhỏ...

- Cách khắc phục khó khăn:

+ Thực hành mỗi ngày.

+ Giữ tinh thần tích cực và kiên trì...

 

BẢNG KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ HOẶC CHƯA TUÂN THỦ NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG

STT

Việc làm

Thường xuyên tuân thủ

Chưa

tuân thủ

Thỉnh thoảng tuân thủ

Nội quy, quy định của nhà trường

1

Trang phục đúng quy định.

 

 

 

2

Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể.

 

 

 

3

Trung thực trong học tập.

 

 

 

4

Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, lớp.

 

 

 

5

Hoàn thành các nhiệm vụ thầy, cô giáo giao.

 

 

 

6

Không quay cóp, chép bài của bạn khi kiểm tra, thi.

 

 

 

7

Việc khác: ...

 

 

 

Nội quy, quy định trong cộng đồng

1

Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.

 

 

 

2

Trang phục phù hợp với địa điểm công cộng.

 

 

 

3

Không gây mất trật tự nơi công cộng.

 

 

 

4

Không viết bậy, bôi bẩn lên công trình công cộng.

 

 

 

5

Không lạng lách, đánh võng, đi đúng làn đường theo quy định.

 

 

 

6

Quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật và người yếu thế.

 

 

 

7

Việc khác: ...

 

 

 

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường

  1. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định và xử lí được các tình huống thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định và xử lí được các tình huống thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đóng vai thể hiện sự tuân thủ quy định của nhóm, lớp trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu các nhóm đọc Tình huống 1, 2 SHS tr.9 để thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1, 2: Đóng vai xử lí tình huống 1: Nếu là B, em xử lí như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Đóng vai xử lí tình huống 2: Nếu là N, em sẽ xử lí thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm đại diện đóng vai thể hiện tình huống:

Tình huống 1:

+ Nếu là B, em sẽ lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của các bạn trong nhóm.

+ Em sẽ cố gắng tìm cách để phù hợp với lịch học và việc nhà của mình để có thể đóng góp vào công việc nhóm.

Tình huống 2:

+ Nếu là N, em sẽ thông báo với cán bộ lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm về tình hình của mình.

+ Em sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bạn trong nhóm hoặc những người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường

a. Đóng vai thể hiện sự tuân thủ quy định của nhóm, lớp trong các tình huống

Việc tuân thủ đúng quy định của nhóm, lớp là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người để đảm bảo trật tự, môi trường, nề nếp của tập thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đóng vai thể hiện sự tuân thủ quy định của nhà trường trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 1, yêu cầu HS đọc Tình huống 1, 2 và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1, 2: Đóng vai xử lí Tình huống 1: Nếu là Y, em sẽ xử lí như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Đóng vai xử lí Tình huống 2: Nếu là P, em có những đề xuất gì để xây dựng nét đẹp văn hóa học đường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp:

Tình huống 1:

+ Em sẽ nhắc nhở và giải thích cho các bạn trong nhóm về quy định về trang phục.

+ Sau đó em sẽ đề xuất các phong cách trang phục khác phù hợp với sự kiện mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của trường.

Tình huống 2:

+ Tạo ra một cuộc trò chuyện cởi mở về việc sử dụng ngôn ngữ và hành vi của các thành viên trong câu lạc bộ để đề cao tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

+ Tạo ra các quy định và hướng dẫn rõ ràng về ngôn ngữ và hành vi để đảm bảo tất cả các thành viên trong câu lạc bộ đều tuân thủ quy định.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Đóng vai thể hiện sự tuân thủ quy định của nhà trường trong các tình huống

- HS phải thường xuyên tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường

- Đây là nghĩa vụ của mỗi HS để giữ gìn và bảo vệ sự nghiêm chỉnh của trường học.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những việc làm thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.

- GV kết luận về những việc làm thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm đại diện chia sẻ.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường

- Đi học đúng giờ, nghỉ học có lí do chính đáng.

- Học bài và làm bài đầy đủ.

- Bảo vệ và giữ gìn tài sản của nhà trường.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt đoàn thể và các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức.

- Lễ phép với thầy cô, người lớn và chan hòa với các bạn.

- Có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ bạn bè khi cần thiết.

Hoạt động 4: Thực hiện quy định nơi công cộng

  1. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện tuân thủ quy định nơi công cộng.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện tuân thủ quy định nơi công cộng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đóng vai xử lí các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu HS đọc Tình huống 1, 2, 3 SHS tr.10 để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đóng vai xử lí tình huống 1: Nếu là M, em sẽ làm gì để vừa tuân thủ quy định mà vẫn có được tư liệu cho bài thu hoạch.

+ Nhóm 3, 4: Đóng vai xử lí tình huống 2: Nếu là B, em sẽ xử lí như thế nào?

+ Nhóm 5, 6: Đóng vai xử lí tình huống 3: Nếu là A, em sẽ làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc các tình huống SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình diễn đóng vai và xử lí tình huống:

Tình huống 1:

+ Em sẽ thực hiện theo quy định của Viện Bảo tàng lịch sử.

+ Em có thể ghi chép lại những thông tin và mô tả chi tiết về hiện vật mình muốn.

+ Nếu cần, em có thể tìm kiếm các ảnh, video liên quan được công bố trên trang web của Viện Bảo tàng hoặc các nguồn tin chính thống khác.

Tình huống 2:

+ Em sẽ tiếp cận nhóm bạn đi xe đạp và nhắc nhở họ.  

+ Nếu họ không quan tâm lời em nói, em có thể liên hệ với giáo viên, cán bộ lớp hoặc người lớn gần đó để yêu cầu họ can thiệp và giúp đỡ.

Tình huống 3:

+ Em sẽ nhắc nhở bạn mặc quần soóc ngắn rằng, vào chùa phải mặc trang phục lịch sự và tôn trọng văn hóa tôn giáo.

+ Nếu bạn đó không có quần áo phù hợp, em có thể giúp bạn đó mượn hoặc tìm chỗ để thay đồ trước khi vào chùa.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV nhắc nhở HS thường xuyên tuân thủ quy định nơi công cộng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

4. Thực hiện quy định nơi công cộng

a. Đóng vai xử lí các tình huống

Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định nơi công cộng để góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh và nâng cao ý thức của con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi thực hiện tuân thủ quy định ở nơi công cộng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện tuân thủ quy định ở nơi công cộng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào suy nghĩ và cảm nhận của bản thân để chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc của bản thân trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và đánh giá.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

b. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi thực hiện tuân thủ quy định ở nơi công cộng

Em cảm thấy hài lòng, vui vẻ và tự hào khi đã tuân thủ được quy định nơi công cộng, bảo đảm an toàn cho cộng đồng và xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch sự.

 

Hoạt động 5: Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết được một số cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân và đề xuất được cách hoàn thiện bản thân trong các trường hợp khác nhau của cuộc sống.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết được một số cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân và đề xuất được cách hoàn thiện bản thân trong các trường hợp khác nhau của cuộc sống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những việc làm đã thể hiện sự nỗ lực hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện chủ đề: Em hãy chia sẻ về những việc làm thể hiện sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ những việc làm thể hiện sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV động viên, khen ngợi HS đã thực hiện được những việc làm phù hợp, hiệu quả.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

5. Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân

a. Chia sẻ những việc làm đã thể hiện sự nỗ lực hoàn thiện bản thân

Một số việc làm thể hiện sự nỗ lực hoàn thiện bản thân:

- Cố gắng học tập, tìm hiểu kiến thức

- Tham gia các hoạt động tình nguyện

- Luyện tập thể thao hàng ngày

- Phát triển các kĩ năng mềm

- Học ngoại ngữ

- ...

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về một số cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu một số cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.

- GV nêu quy tắc thực hiện:

+ Lần lượt từng người đưa ra suy nghĩ của mình về một số cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.

+ Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu thể hiện ý kiến của mình.

+ Chỉ thảo luận khi tất cả đã trình bày xong ý kiến.

- GV đưa thêm ví dụ về một HS đã vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân:

Bạn A mong muốn hình thành thói quen dậy sớm tập thể dục buổi sáng. Bạn đã cố gắng nỗ lực bằng cách đi ngủ sớm để buổi sáng dậy không mệt mỏi. Khi chuông đồng hồ kêu, bạn cố gắng bật dậy thật nhanh, không ngủ thêm và cố gắng duy trì trong hai tuần. Từ đó việc tập thể dục trở thành thói quen, khiến bạn A không còn cảm thấy khó khăn nữa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ và tìm hiểu cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận và nhận xét kết quả HS trải nghiệm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thảo luận về một số cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân

Một số cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân:

- Suy nghĩ tích cực và lạc quan.

- Tập trung vào ưu điểm của bản thân.

- Tìm kiếm sự trợ giúp khi thực sự cần.

- Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu.

- ...

 

Nhiệm vụ 3: Đề xuất cách hoàn thiện bản thân trong các trường hợp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc các trường hợp trong SHS tr.11 để thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1, 2: Đề xuất cách hoàn thiện bản thân trong trường hợp 1.

+ Nhóm 3, 4: Đề xuất cách hoàn thiện bản thân trong trường hợp 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đề xuất cho các trường hợp SHS tr.11.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày đề xuất:

Trường hợp 1: Em sẽ lên thời gian biểu sao cho hợp lí để không phải học bài đến muộn và tạo ra thói quen học tập hiệu quả.

Trường hợp 2:

+ Em nên thực hành giao tiếp với nhiều người hơn, tìm hiểu các kỹ thuật giao tiếp và cách áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của mình để có thể cải thiện kĩ năng giao tiếp.

+ Ngoài ra, em cần tin tưởng vào khả năng của mình và không sợ thất bại.

- GV tổng kết một số cách hoàn thiện bản thân (bảng đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Đề xuất cách hoàn thiện bản thân trong các trường hợp

Một số cách để hoàn thiện bản thân:

- Sắp xếp thời gian học hợp lí;

- Lựa chọn không gian học phù hợp để đảm bảo tập trung.

- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc khi giao tiếp;

- Duy trì các cuộc nói chuyện với bạn bè, người thân;

- Khắc phục các yếu tố khách quan như: bạn bè rủ đi chơi, mất tập trung học hành,...

 

 

BẢNG TỔNG KẾT MỘT SỐ CÁCH HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Gợi ý cách thay đổi thói quen thức khuya học bài

Gợi ý cách cải thiện sự tự tin trong giao tiếp với mọi người

- Sắp xếp giờ sinh hoạt, học tập hợp lí.

- Lựa chọn không gian học tập phù hợp để đảm bảo tập trung cho việc học. (Ví dụ: hạn chế sử dụng ti vi, điện thoại, mạng xã hội,...).

- Tạo không gian học tập thoáng mát, thoải mái, gọn gàng để tạo hứng thú cho việc học và giảm căng thẳng.

- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc khi giao tiếp.

- Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể phù hợp: tư thế, cử chỉ, nét mặt...

- Kiểm soát hơi thở giúp tự tin trước đông người.

- Ngắt nghỉ hợp lí mỗi khi giao tiếp.

- Lựa chọn thời gian học phù hợp.

- Khắc phục các yếu tố khách quan như: bạn bè đến rủ đi chơi, đang học thì người thân nhờ làm một việc gì đó,...

- Không uống các chất kích thích gây khó ngủ trước khi đi ngủ như trà, cà phê,...

- Ấn định giờ đi ngủ để “ép” cơ thể nghỉ ngơi.

- ...

– Tập trung vào trả lời đúng trọng tâm, tránh lan man.

– Tự rèn luyện nói trước gương.

– Duy trì các cuộc nói chuyện với bạn bè, người thân.

- Chú ý đến trang phục...

Hoạt động 6: Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS sử dụng được các biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân và thuyết phục được các bạn cùng rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm: HS sử dụng được các biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân và thuyết phục được các bạn cùng rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận các biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đưa ra các biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ các biện pháp và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

6. Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

a. Thảo luận các biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

- Chia sẻ về tấm gương thành công trong học tập và cuộc sống

- Tự mình trở thành tấm gương trong rèn luyện và phấn đấu, tạo hiệu ứng ảnh hưởng đến các bạn.

- Thuyết phục bạn cùng thực hiện một số việc làm góp phần hoàn thiện bản thân.

- Đưa ra lời khuyên giúp bạn thay đổi những hành vi, việc làm chưa phù hợp...

Nhiệm vụ 2: Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành mục 1, nhiệm vụ 6 trong SBT và phát phiếu khảo sát về cách mà HS đã làm để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân (đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS lần lượt đóng vai xử lí Tình huống 1, 2 trong SHS tr.11:

+ Nhóm 1, 2: Đóng vai và xử lí tình huống 1: M nên thuyết phục bạn như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Đóng vai và xử lí tình huống 2: T nên thu hút H vào các hoạt động chung như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các tình huống 1, 2 SHS tr.11 để thảo luận, đóng vai và xử lí tình huống.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

Tình huống 1: Để thuyết phục bạn bè cùng tập luyện, M có thể:

+ Giới thiệu những lợi ích của tập thể thao: M có thể giới thiệu cho bạn của mình những lợi ích của tập thể thao.

+ Tìm kiếm các hoạt động thể thao mà cả hai đều yêu thích: M có thể tìm hiểu và đề xuất cho bạn của mình các hoạt động thể thao mà cả hai đều yêu thích để cùng tham gia.

+ Cùng nhau đặt ra mục tiêu: M và bạn của mình có thể đặt ra mục tiêu cùng nhau để tập luyện.

Tình huống 2:

+ T có thể giới thiệu cho H về các hoạt động tập thể thú vị mà cả hai có thể tham gia.

+ Bên cạnh đó, T có thể khuyến khích và động viên H tham gia các hoạt động tập thể bằng cách đưa ra những lời động viên tích cực và đồng hành cùng H trong suốt quá trình tập luyện.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Mỗi HS cần tích cực vận động, thuyết phục các bạn phấn đấu rèn luyện để tuân thủ quy định chung, góp phần nỗ lực hoàn thiện bản thân.

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi thuyết phục thành công các bạn cùng rèn luyện hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy chia sẻ cảm xúc khi thuyết phục thành công các bạn cùng rèn luyện hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc sau khi thuyết phục được các bạn cùng rèn luyện hoàn thiện bản thân.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ cảm xúc của em khi thuyết phục thành công các bạn cùng rèn luyện hoàn thiện bản thân

- Hạnh phúc khi thuyết phục thành công bạn mình cùng rèn luyện hoàn thiện bản thân.

- Vui mừng khi em đã đóng góp vào sự phát triển của họ, giúp họ trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

 

 

BẢNG KHẢO SÁT CÁC CÁCH ĐỂ THU HÚT CÁC BẠN CÙNG PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN

STT

Việc làm

Chưa thực hiện

Đã thực hiện

1

Chia sẻ về tấm gương thành công trong học tập và cuộc sống.

 

 

2

Tự mình trở thành tấm gương trong rèn luyện và phấn đấu, tạo hiệu ứng ảnh hưởng đến các bạn.

 

 

3

Thuyết phục bạn cùng thực hiện một số việc làm góp phần hoàn thiện bản thân.

 

 

4

Đưa ra lời khuyên giúp bạn thay đổi những hành vi, việc làm chưa phù hợp.

 

 

5

Việc làm khác: ...

 

 

Hoạt động 7: Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS lập và thực hiện được kế hoạch tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm: HS lập và thực hiện được kế hoạch tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Lựa chọn một nội dung và lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

Em hãy liệt kê nội dung cần tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp và đánh giá (Bảng đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

7. Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân

a. Lựa chọn một nội dung và lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân

HS cần lựa chọn nội dung thích hợp để tiếp tục phấn đấu và lập kế hoạch rèn luyện bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân và xin ý kiến đóng góp từ thầy cô, các bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ bản kế hoạch tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mà HS đã lập ở Nhiệm vụ 1.

Một số góp ý về:

+ Mục đích cần đạt.

+ Khó khăn, trắc trở khi thực hiện kế hoạch.

+ Cách khắc phục những khó khăn.

+ ...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ bản kế hoạch đã lập và lắng nghe góp ý từ thầy cô, các bạn.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kế hoạch và từ đó đưa ra lời góp ý.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Chia sẻ kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân và xin ý kiến đóng góp từ thầy cô, các bạn

- HS rút ra được những kinh nghiệm để hoàn thành kế hoạch của bản thân.

- Lắng nghe học hỏi từ các bạn để có một kế hoạch hoàn chỉnh.

 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thiện và thực hiện theo kế hoạch đã lập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS hoàn thiện kế hoạch dựa trên những ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Hoàn thiện và thực hiện theo kế hoạch đã lập

- Hoàn thiện kế hoạch đang lập;

- Từ những góp ý của thầy cô và các bạn, chỉnh sửa lại bản kế hoạch cho hợp lí, phù hợp;

- Thực hiện kế hoạch đã lập;

- Chia sẻ cảm xúc của em khi rèn luyện;

- ...

 

KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN ....

- Mục đích cần đạt: ..........................

- Nội dung rèn luyện cụ thể:

Nội dung rèn luyện

Biện pháp

Thời gian

1. ...

 

 

2. ...

 

 

- Khó khăn và cách khắc phục: .........................

PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO

Hoạt động 8: Khảo sát kết quả hoạt động

  1. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự tiến bộ của HS.
  2. Nội dung: GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của cả lớp trong chủ đề.
  3. Sản phẩm: HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, biết được kết quả thực hiện của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp tốt hơn ở các chủ đề học tập sau.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đánh giá đồng đẳng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Nói về những điều bạn đã làm được trong chủ đề này

- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy nhận xét về những điểm mình thấy bạn đã làm được trong chủ đề này:

+ Biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

+ Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng;

+ Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp, nhà trường và nơi công cộng;

+ Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân, thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân;

+ Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân.

* Nói về những điều bạn cần cố gắng trong chủ đề này

- GV tổ chức cho HS trong nhóm chia sẻ với bạn về: những hành vi, thái độ chưa phù hợp trong chủ đề này mà bạn cần thay đổi hoặc cố gắng.

* Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu HS chia sẻ về những điều bạn nhận xét về mình, về những điều mình đã làm được, chưa làm được và cảm nhận của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ về những hành vi mà bạn đã thực hiện được trong chủ đề, đảm bảo mỗi HS đều nhận được ít nhất một ý kiến từ một HS trong nhóm.

- GV mời một số HS nêu cảm nhận về những cảm nhận của bản thân về những nhận xét mình nhận được từ bạn.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tôn trọng ý kiến và đánh giá của HS.

- GV nhận xét và khuyến khích HS nhìn nhận những điểm tích cực, tiến bộ ở bạn của em.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

8. Khảo sát kết quả hoạt động

a. Đánh giá đồng đẳng

Nhiệm vụ 2: Khảo sát kết quả tự đánh giá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc từng nội dung trong Bảng tự đánh giá (đính kèm cuối mục) và hỏi HS theo các mức độ.

- GV ghi lại kết quả của HS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá kết quả mình thực hiện được.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng kết khảo sát và ghi vào tài liệu của mình.

- GV tổng kết và đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV động viên, khích lệ HS tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, rèn luyện bản thân và nhắc nhở HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cho giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiếp theo.

b. Khảo sát kết quả tự đánh giá

 

Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Xác định được nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

 

 

 

2. Xác định được những việc cần tuân thủ kỉ luật, quy định trong nhà trường và cộng đồng.

 

 

 

3. Thực hiện được sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.

 

 

 

4. Thực hiện được quy định ở nơi công cộng.

 

 

 

5. Thu hút được các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

 

 

 

6. Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

 

 

 

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Rèn luyện các kĩ năng đã được học.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 2 – Tự tin và thích ứng với sự thay đổi.

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC

Hoạt động 1:

BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỀU HÀI LÒNG VÀ CHƯA HÀI LÒNG VỀ CÁCH PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Việc làm

Hài lòng

Chưa

Hài lòng

1. Đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân.

 

 

2. Tích cực tìm kiếm các nguồn tài liệu và tham gia các khóa học để học hỏi kinh nghiệm từ người khác.

 

 

3. Đôi khi bị lạc lối hoặc bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn.

 

 

4. Bản thân chưa tận dụng hết thời gian và cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.

 

 

5. Giữ được tư duy tích cực, luôn tìm cách để cải thiện bản thân và không ngừng phấn đấu.

 

 

6. Chưa đủ quyết tâm và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu.

 

 

7. Đã đánh giá tiến độ thường xuyên, sửa đổi kế hoạch nếu cần, và giữ một tinh thần kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu.

 

 

Hoạt động 2:

BẢNG KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ HOẶC CHƯA TUÂN THỦ NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG

...

 

Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in
Giáo án ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 1, tải giáo án hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 1 bản chuẩn, soạn ngắn gọn trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án HĐTN 11 CTST b1 dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay