Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn lịch sử 10 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Lịch sử và sử học

  1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Khái niệm “Lịch sử là gì?”

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Trong đó:

+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

- Ý nghĩa câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca: giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Khám phá hay tìm hiểu cái gì, tìm hiểu thế nào về sự thật lịch sử trong quá khứ xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đai. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò chuyện, “đối thoại ” với quá khứ.

Sử học

Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

- Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Chức năng của Sử học:

+ Khoa học:

  • Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
  • Rút ra bản chất của quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Xã hội:

  • Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của Sử học:

+ Nhận thức: Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…

+ Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,…Sử học góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại.

Nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của nhà sử học (thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe dọa như thế nào).

- Nội dung Tư liệu 4: Bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch sử (Tư liệu 4.1), nhà sử học vẫn luôn phải chịu tác động từ những yếu tố khác nhau như hệ tư tưởng, tôn giáo, quốc gia, dân tộc, gia đình, hiểu biết và phương tiện nhận thức của họ (Tư liệu 4.2). Vì vậy, sự khách quan, trung thực của nhà sử học vẫn mang tính chủ quan nhất định của người nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà sử học tuyệt đối không được che dấu hoặc xuyên tạc sự thật lịch sử vì bất cứ mục đích nào.

- Một số nguyên tắc cơ bản của Sử học:

+ Khách quan: tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy => là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.

+ Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử.

+ Nhân văn, tiến bộ:

  • Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.
  • Không kích động hận thù, kì thị, xung đột, sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Các phương pháp cơ bản của Sử học

Một số phương pháp cơ bản của Sử học:

- Phương pháp lịch sử:

+ Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó.

+ PP đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, tránh suy diễn, hiện đại hóa lịch sử.

- Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng.

- Phương pháp lịch đại và đồng đại:

+ Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).

+ Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).

- Phương pháp liên ngành: vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công nghệ).

Các nguồn sử liệu

- Một số loại hình sử liệu:

+ Căn cứ vào hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện (phim, băng, đĩa).

+ Căn cứ vào tính chất: sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp), sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phát sinh).

=> Các loại hình sử liệu cung cấp thông tin với độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào mục đích truyền tin và kênh cung cấp thông tin.

  1. II. Tri thức lịch sử và cuộc sống

 Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

Sơ đồ thể hiện và giải thích về mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai (đính kèm bên dưới hoạt động).

- Những giá trị lịch sử đã để lại cho cuộc sống hiện tại:

+ Biết được về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.

+ Truyền lại tri thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc.

- Vai trò và ý nghĩa của lịch sử qua đoạn tư liệu:

+ Là cội nguồn, là tổ tông.

+ Là tấm gương răn dạy cho đời sau.

=> Giúp chúng ta hiểu rõ về gốc tích nước nhà, tổ tiên của mình.

Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời

Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

- Thứ nhất, phải biết vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, cũng như định hướng cho tương lai.

- Thứ hai, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử là cơ hội thôi thúc những người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá nhằm hoàn chỉnh hơn nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

- Thứ ba, việc trang bị những tri thức lịch sử - văn hóa - văn minh của nhân loại thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về truyền thống và văn hóa của dân tộc; vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa nhân loại, vừa biết cách tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp và bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Thứ tư, đem lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.

Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

- Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức: tham quan bảo tàng, các khu tưởng niệm; đọc sách, đọc truyện; xem phim; nghe các bài hát "đi cùng năm tháng",...

- Tên một số bộ phim, chương trình truyền hình,...ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa:

+ Phim truyện: Phượng Khấu, Thái sư Trần Thủ Độ, Minh Tâm kì án, Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long, Bình Tây đại nguyên soái, Tây Sơn hào kiệt, Long Thành cầm giả ca,...

+ Chương trình truyền hình: Theo dòng lịch sử,...

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người là khái niệm:

  1. Lịch sử.
  2. Hiện thực lịch sử.
  3. Nhận thức lịch sử.
  4. Khoa học lịch sử.

Câu 2. Đâu không phải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Sử học:

  1. Khách quan.
  2. Trung thực.
  3. Nhân văn, tiến bộ.
  4. Chủ quan.

Câu 3. Mảnh ngói thời Lê Sơ tráng men là sử liệu:

  1. Sử liệu gốc.
  2. Sử liệu hiện vật.
  3. Sử liệu hình ảnh.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 4. Phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng là:

  1. Phương pháp logic.
  2. Phương pháp đồng đại.
  3. Phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng.
  4. Phương pháp liên ngành.

Câu 5. Đâu không phải là nhiệm vụ của công tác sưu tầm sử liệu?

  1. Lập danh mục sử liệu cần sưu tầm.
  2. Phân loại nguồn sử liệu đã thu thập được.
  3. Tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần tìm hiểu.
  4. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần tìm hiểu.

Câu 6. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

  1. Cung cấp những tri thức về sự về sự phát triển của sinh giới.
  2. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
  3. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc.
  4. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán, tin tưởng vào tương lai.

Câu 7. Nội dung phản ánh của đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd, tr.101)

  1. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
  2. Người Việt Nam cần phải biết về lịch sử Việt Nam.
  3. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
  4. Người Việt cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Câu 8. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

  1. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời mới nắm bắt được lịch sử.
  2. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
  3. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
  4. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 9. Tìm hiểu và cho biết: Trong các bộ phim truyền hình sau của Việt Nam, bộ phim nào sử dụng chất liệu tri thức lịch sử?

  1. Đêm hội Long Trì (Hãng phim truyện Việt Nam, 1989).
  2. Cảnh sát hình sự (Đài truyền hình Việt Nam, 1997).
  3. Đất phương Nam (Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, 1997).
  4. Về nhà đi con (Đài truyền hình Việt Nam, 2019).

Câu 10. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

  1. Học trên lớp.
  2. Xem phim tài liệu, lịch sử.
  3. Tham quan, điền dã.
  4. Học trong phòng thí nghiệm.
  5. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Vì sao cần đặt ra yêu cầu về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời?

Câu 2:  Tri thức lịch sử có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Hãy nêu một ví dụ cụ thể.

Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức lịch sử 10 kết nối tri thức

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay