Kênh giáo viên » Lịch sử 10 » Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức

Lịch sử 10 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Lịch sử 10 kết nối tri thức

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC

CON NGƯỜI NHẬN THỨC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm lịch sử.
  • Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
  • Giải thích được khái niệm Sử học.
  • Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học; trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: 
  • Sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử.
  • Trình bày, giải thích, phân tích,... sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống hoặc bài tập nhận thức mới.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày được khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu và hình ảnh để phân biệt được hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức; giải thích được khái niệm Sử học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử: Thông qua giải quyết các dạng bài tập, tình huống liên quan đến hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức và Sử học.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng các phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10.
  • Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa vào nội dung của chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
  • Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm.
  • Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 10. 
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích sự chú ý của HS, giúp HS nhận thức được cầu Long Biên là một hiện vật, chứng tích lịch sử, chứa đựng những thông tin khác nhau về lịch sử.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh về cầu Long Biên; HS quan sát video, hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về cầu Long Biên.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh về cầu Long Biên SGK tr.6 và giới thiệu: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Cây cầu này là một hiện vật lịch sử, đồng thời cũng gắn liền với nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Cầu Long Biên gắn với những sự kiện, quá trình lịch sử nào của Thủ đô Hà Nội và đất nước?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh về cầu Long Biên và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận: Cầu Long Biên gắn với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Cuộc chiến đấu cảm tử của quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp năm 1946.

+ Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Theo em, việc tìm hiểu về cầu Long biên, về những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học nào? Ngành khoa học đó có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ là gì? Những kết quả nghiên cứu về quá khứ trong lịch sử có phản ánh đầy đủ những sự kiện đã từng diễn ra không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1 - Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm “Lịch sử là gì”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm lịch sử.

- Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát Tư liệu 1, 2 và thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm: 

- Câu trả lời của HS về khái niệm lịch sử; phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

Phiếu học tập số 1 về so sánh sự giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV liên hệ, gợi mở cho HS: Sự vật tồn tại xung quanh (dụng cụ, công cụ lao động, đơn vị, tổ chức,...) đều có quá trình hình thành, thay đổi, phát triển theo thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Sự thay đổi theo thời gian đó chính là lịch sử.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1 SGK tr.7 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Lịch sử là gì?

+ Khái niệm “lịch sử” được hiểu theo nghĩa nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin, Hình 2 – Hình 4 trong Tư liệu 1 SGK tr.7 và cho biết: 

+ Hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử?

+ Hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử được con người nhận thức?

 

 

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác thông tin và Hình 5, 6 trong Tư liệu 2 SGK tr.8 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia đó?

 

Tư liệu a

Tư liệu b

Giống nhau

 

 

Khác nhau

 

 

2. Theo em, vì sao lại có sự khác nhau?

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.7 và nhấn mạnh yêu cầu cần tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống, khoa học nói chung, trong tìm hiểu lịch sử nói riêng trong tính tổng thể, toàn diện, trong mối quan hệ đa chiều,... để tránh những nhận thức sai lệch, phiến diện,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo cặp, sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin, kết hợp quan sát Tư liệu 1, 2 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm lịch sử và phân biệt được hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi Tư liệu 1:

+ Hình 2, 3 là chứng cứ xác thực của hiện thực lịch sử.

+ Hình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức của họ về hiện thực lịch sử đó.

- GV mời đại diện HS trình bày Phiếu học tập số 1: Đính kèm dưới Hoạt động 1.

- GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận:

+ Giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức luôn có những khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ và chân thực hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. 

+ Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử; phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử; phụ thuộc vào mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được; phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về khái niệm “Lịch sử là gì”

- Khái niệm: Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nauy.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:

+ Hiện thực lịch sử: 

  • Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ.
  • Tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
  • Tìm hiểu, nhận thức, trình bày, tái hiện lịch sử theo các cách khác nhau, không thể thay đổi hiện thực lịch sử.

+ Lịch sử được con người nhận thức: 

  • Những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
  • Trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình diễn,...

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 1:

HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Lịch sử là gì?
  2. Sử học
  3. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học
  4. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
  5. Các phương pháp cơ bản của Sử học
  6. Các nguồn sử liệu
  7. Lịch sử là gì?
  • HS đọc thông tin trong SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

Lịch sử là gì? Khái niệm “lịch sử” được hiểu theo những nghĩa nào?

  • Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

KHÁI NIỆM LỊCH SỬ

  • Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
  • Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
  • Em hiểu câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca trong Tư liệu 1 như thế nào?
  • Dựa vào Tư liệu 2, hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử?
  • Ý nghĩa: giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại ” với quá khứ.

Hình 2,3 là chứng cứ xác thực của hiện thực lịch sử.

Hình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức của họ về hiện thực lịch sử.

  • Ví dụ phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Khi em soi gương hoặc chụp ảnh:

Hình trong gương và tấm ảnh chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em.

  • HS đọc mục Em có biết SGK tr.8:

Câu chuyện Thầy bói xem voi là một minh chứng sinh động rằng khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nếu không đặt nó trong cấu trúc, mối quan hệ toàn diện sẽ dẫn đến sự phản ánh không đúng, sự vật, hiện tượng bị bóp méo, xuyên tạc.

  • HS thảo luận nhóm, khai thác thông tin và quan sát Hình 5, 6 trong Tư liệu 3 SGK tr.8, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:
  • Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai tư liệu.
  • Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tư liệu.
  • Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
  • Điểm giống nhau giữa 2 tư liệu:
    • Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
    • Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu.
  • Điểm khác nhau giữa 2 tư liệu:

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

BÀI 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đôi thoại không bao giờ dút giữa hiện tại và quá khứ" (Et-uôt Ha-ét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?

A. Phản ánh lịch sử là gì.

B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.

C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

 

Câu 2: Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.

C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.

D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

 

Câu 3: Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.

B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.

C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.

D. Là những lễ hội lịch sử — văn hoá được phục dựng.

 

Câu : Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào 

A. nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.

B. điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử.

C. mục dích, thái độ đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu lịch sử.

D. Tất cả các ý kiến trên.

 

Câu 4: Sử liệu là gì?

A. Tư liệu hiện vật.

B. Toàn bộ hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử.

C. Sử liệu gốc.

D. Sử liệu 

 

Câu 5: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.

C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

 

Câu 6: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?

A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.

B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước....

C. Dự báo về tương lai của đắt nước, nhân loại,...

D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.

 

Câu 7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Nhân văn, tiến bộ.

D. Vì người lao động.

 

Câu 8: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?

A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.

B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.

C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.

D. Gồm các phương pháp lịch sử lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.

 

Câu 9: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?

A. Sử liệu truyền miệng.

B. Sử liệu hiện vật.

C. Sử liệu chữ viết.

D. Sử liệu gốc.

 

Câu 10: Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào?

A. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp.

B. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu trực tiếp.

C. Sử liệu hiện vật, sử liệu gián tiếp.

D. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp, sử liệu chữ viết.

 

Câu 11: Sử liệu được phân chia theo nhiều cách, gồm:

A. Căn cứ vào hình thức, đặc điểm.

B. Căn cứ vào niên đại, tính chất.

C. Căn cứ vào hình thức, tính chất.

D. Căn cứ vào đặc điểm, niên đại.

 

Câu 12: Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu:

A. Thống kê danh mục sử liệu, sưu tầm sử liệu.

B. Sưu tầm sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.

C. Thống kê danh mục sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.

D. Sưu tầm sử liệu đọc sử liệu.

 

Câu 13:  Làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?

A. Đặt câu hỏi để khai thác.

B. Tái hiện về sự kiện.

C. Chỉ ra các nguồn sử liệu cần tìm kiếm, các phương pháp cần vận dụng trong quá trình tái hiện.

D. Tất cả phương án trên.

 

 

Câu 14: Các nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng đối với Sử học vì

A. những bài học kinh nghiệm do Sử học đúc kết được mới đáng tin cậy.

B. Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học cho cuộc sống.

C. Góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xa hội văn minh.

D. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 15: Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp lịch sử?

A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giái đoạn phát triển của nó.

B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vạt , hiện tượng.

C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa nhận vật, sự kieenh lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.

D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.

 

Câu 16 : Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp logic?

A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giái đoạn phát triển của nó.

B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật , hiện tượng.

C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa nhận vật, sự kieenh lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.

D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.

 

Câu 17 : Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp lịch đại?

A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giái đoạn phát triển của nó.

B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vạt , hiện tượng.

C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa nhận vật, sự kieenh lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

TTChương/ chủ đềNội dung/ Đơn vị kiến thứcMức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVậndụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

Chủ đề 3: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại3 3     
Bài 6. Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại3 3  1  
2Chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giớiBài 7. Cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại3 3     
  Bài 8. Cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại3 3    1
Tổng số câu hỏi1201200101
Tỉ lệ30%30%20%20%

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. Kim tự tháp Kê-ốp.
B. Vạn lí trường thành.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Vườn treo Babylon.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Hoa thời trung đại?

A. Hồng lâu mộng.
B. Kim Vân Kiều truyện.
C. Tam quốc diễn nghĩa.
D. Tây du kí.

Câu 3. Phật giáo và Hindu giáo là thành tựu của nền văn minh nào?

A. Ai Cập.
B. Lưỡng Hà.
C. Ấn Độ.
D. Trung Hoa.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?

A. Là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
B. Văn minh xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.
C. Là trạng thái phát triển cao của văn hóa, trái với văn minh là “dã man”.
D. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…

Câu 5. Đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?

A. Người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì chiếm đại bộ phận trong xã hội.
B. Mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng về quyền lợi.
C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. Sự phân biệt về chủng tộc giữa người da trắng và da màu diễn ra gay gắt.

Câu 6. So với văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà, nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác biệt?

A. Xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.
B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

Câu 7. Cư dân La Mã cổ đại đã sáng tạo ra hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ La-tinh.
B. Chữ tượng hình.
C. Chữ hình nêm.
D. Chữ Phạn.

Câu 8. Quốc gia nào được coi là “quê hương” của phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII)?

A. Anh.
B. I-ta-li-a.
C. Tây Ban Nha.
D. Pháp.

Câu 9. Một trong những nhà soạn kịch kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây u là

A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.
C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
D. Uy-li-am Sếch-xpia..

Câu 10. Vị trí địa lí và địa hình của Hy Lạp – La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào?

A. Đóng tàu, thuyền.
B. Nghề thủ công.
C. Thương mại đường biển.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây u?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây u.
B. Tầng lớp tư sản Tây u tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
C. Tư tưởng Hindu giáo lũng đoạn nền văn hóa, đời sống xã hội ở các Tây u.
D. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây u thời kì Phục hưng?

A. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
D. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây u trong những thế kỉ kế tiếp.

Câu 13. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Máy kéo sợi Gien-ni.
B. Động cơ hơi nước.
C. Đầu máy xe lửa.
D. Máy tính điện tử.

Câu 14. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Động cơ hơi nước, điện thoại, máy bay.
B. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.
C. Trí tuệ nhân tạo, máy tính, internet.
D. Điện toán đám mây, máy bay, động cơ đốt trong.

Câu 15. Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?

A. Động cơ sức nước.
B. Động cơ đốt trong.
C. Động cơ hơi nước.
D. Động cơ sức gió.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.
B. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.
C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.
D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tiền đề để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp?

A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
B. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Tích luỹ tư bản dồi dào (thông qua buôn bán nô lệ, bóc lột thuộc địa).
D. Quá trình tập trung vốn diễn ra cao độ, hình thành các công ty độc quyền.

Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không đưa đến những tác động nào sau đây?

A. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nhiều ngành kinh tế.
C. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.
D. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.

Câu 19. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?

A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
B. Máy kéo sợi Gien-ni, internet, vệ tinh nhân tạo.
C. Trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn.
D. Máy bay, động cơ hơi nước, vệ tinh nhân tạo.

Câu 20. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Trí tuệ nhân tạo.
B. Internet vạn vật.
C. Máy tính điện tử.
D. Điện toán đám mây.

Câu 21. Học thuyết nào dưới đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Thuyết tương đối.
B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết “Bàn tay vô hình”.
D. Thuyết “Bàn tay hữu hình”.

Câu 22. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
B. Giải phóng sức lao động của con người.
C. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
D. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.

Câu 23. Việc sử dụng internet vạn vật không đem lại vai trò nào dưới đây?

A. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
B. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
C. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
D. Mang lại sự tiện nghi cho con người.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Nhiều người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm.
C. Phát sinh các vấn đề về: bảo mật thông tin cá nhân, tin rác,…
D. Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?

Câu 2:

Yêu cầu a (1,0 điểm). Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?

Yêu cầu b (1,0 điểm). Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn của con người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo em, thành tựu này có những tác động tích cực và hạn chế nào đến đời sống xã hội hiện nay?

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 10 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 10 kết nối tri thức, soạn Lịch sử 10 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay