Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn hoạt động trải nghiệm lớp 3 kì 1 bộ sách "Kết nối tri thức ", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG ĐẸP

TUẦN 7: ỨNG XỬ VỚI ĐỒ CŨ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng.
  • Đánh giá được tình trạng thiếu, đủ đồ dùng của mình để kiểm soát được việc mua đồ mới và loại bớt đồ không dùng được nữa.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Đưa ra được lí do mình muốn loại bỏ một món đồ cũ. Tự đánh giá được tình trạng của món đồ, biết mình nên sửa chữa hay làm mới đồ cũ hay mua đồ thay thế.
  • Biết cách ứng xử phù hợp, trân trọng đồ vật cũ đã từng gắn bó với mình.
  • Cùng người thân kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của mình để tìm ra những món đồ đã cũ, phân loại đồ đã cũ, xem thứ nào vẫn sử dụng được, thứ nào cần loại bỏ.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bàn ghế kê thành dãy trong lớp học.
  • Mũ nhân vật, áo, quần, tất
  1. Đối với học sinh
  • Nguyên liệu để tạo hình gương mặt: giấy màu, đĩa giấy, sỏi, lá khô, sợi len, cọng cỏ dại,….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua tiểu phẩm “Nỗi buồn của quần áo cũ”, HS hiểu được cần chăm sóc đồ dùng, quần áo của mình để chúng không bị bỏ quên vì không được dùng tới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia tiểu phẩm “Nỗi buồn của quần áo cũ”.

- GV mời các HS vào vai từng nhân vật: chiếc áo, chiếc quần, đôi tất; đội mũ nhân vật hoặc cầm đồ dùng thật tương ứng với vai diễn của mình.

+ GV dẫn dắt câu chuyện: Trong một ngôi nhà nọ, có một cậu chủ rất thích dùng đồ mới. Hôm trước, khi cùng mẹ đi cửa hàng, nhìn thấy chiếc áo siêu nhân siêu đẹp, cậu năn nỉ mẹ mua. Hôm sau đi cùng bố, cậu lại thích mê chiếc áo người nhện và lại đòi bố. Cứ như vậy, tủ quần áo của cậu cứ thế đầy lên. Bỗng một hôm, khi đang mơ màng, cậu nghe thấy tiếng khóc ở góc tủ. Ồ! Thì ra đó là tiếng khóc siêu nhân đã bị bỏ quên.

+ GV mời HS đóng vai chiếc áo nói: “Hu hu! Tủi thân quá! Cậu chủ thích tôi vậy mà đã lâu lắm rồi cậu ấy không mặc tôi”.

+ GV tiếp tục dẫn dắt: Ôi, nhưng hình như vẫn có tiếng thở dài ở đâu đó này các em!

+ GV mời HS đóng vai đôi tất nói: “Là tôi đây, tôi buồn quá, cậu chủ cũng quên tôi rồi”.

+ GV mời HS đóng vai chiếc quần nói: “Em cũng đang chán lắm đây, cậu ấy nói em là chiếc quần áo đẹp nhất cậu ấy từng có, vậy mà cậu ấy chỉ mặc vài lần rồi chẳng thấy mặc lần nào nữa. Em đã ở trong góc tủ bao lâu rồi không nhớ nữa. Hu hu”.

- GV nhận xét sự tham gia của HS vào các vai diễn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Liệu rằng các bạn trong lớp chúng ta, có ai như cậu chủ này không nhỉ? Cậu ấy đã mua quá nhiều đồ vật và để quên bao nhiêu thứ không dùng đến. Để biết cách sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng, cũng như đánh giá được tình trạng thiếu, đủ đồ dùng của mình để kiểm soát được việc mua đồ mới và loại bớt đồ không dùng được nữa, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Tuần 7: Ứng xử với đồ cũ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Thảo luận về đồ cũ nên dùng tiếp hay bỏ đi

a. Mục tiêu: HS đưa ra được lí do mình muốn loại bỏ một món đồ cũ. Tự đánh giá được tình trạng của món đồ, biết mình nên sửa chữa hay làm mới đồ cũ hay mua đồ thay thế.

b. Cách tiến hành

- GV mời HS ngồi theo nhóm.

- GV yêu cầu HS:

+ Từng thành viên nhớ lại các món đồ của mình và ghi ra giấy tên một món đồ cũ.

+ Lần lượt từng HS nói lên phương án vì sao mình “chia tay với đồ cũ” và giải thích lí do:

·        Bỏ đi.

·        Cho, tặng ai?

·        Tái chế, làm thành món đồ khác.

·        Sữa chữa để dùng lại.

·        Bán đi.

 

 

 

 

 

 

 

- GV đề nghị HS lắng nghe và cho bạn lời khuyên.

- Gv yêu cầu HS chia sẻ về cách sửa chữa một đồ dùng bị hỏng.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Có rất nhiều cách để chia tay với đồ dùng cũ. Những món đồ mình không sử dụng được nữa những sẽ có ích cho người khác.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

a. Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp, trân trọng đồ vật đã cũ từng gắn bó với mình.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS:

+ Em nghĩ đến một vật đã cũ mình không còn dùng nữa (áo, quần ngắn, chật, không cần thiết nữa,...) và mình sẽ phải chia tay theo những cách đã nêu ở phần Khám phá.

+ Em có thể vẽ lại đồ vật mình đã từng gắn bó nhiều năm và nhớ lại xem ai đã tặng mình, có những kỉ niệm liên quan gì đến môn đó?

+ Em nói lời chia tay, cảm ơn đồ vật đã cũ trước khi cho đi hoặc bỏ đi, đưa đi làm tái chế.

- GV mời một số HS chia sẻ lời nói chia tay trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Đồ dùng của mình cũng là những “người bạn” gắn bó với mình trong cuộc sống.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – CAM KẾT HÀNH ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của mình để tìm ra những món đồ đã cũ, phân loại đồ đã cũ, xem thứ nào vẫn sử dụng được, thứ nào cần loại bỏ.

b. Cách tiến hành

- GV đề nghị HS cùng người thân kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của mình để tìm ra những món đồ đã cũ, phân loại đồ đã cũ, xem thứ nào vẫn sử dụng được, thứ nào cần loại bỏ.

- HS báo cáo kết quả thực hiện vào tiết học sau.

* CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại nội dung Tiết học.

+ Chuẩn bị thùng các-tông, giỏ lớn, bút màu, băng keo,....

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV vào vai từng nhân vật trong tiểu phẩm “Nỗi buồn của quần áo cũ”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ngồi theo nhóm.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và cho bạn lời khuyên.

- HS chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện tại nhà.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1, giáo án hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối tri thức, giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 kì 1 KNTT, giáo án môn hoạt động trải nghiệm 3 kì 1 kết nối

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay