Giáo án kì 2 âm nhạc 4 chân trời sáng tạo
Có đủ giáo án word + PPT kì 2 âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 âm nhạc 4 chân trời sáng tạo. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 2 ÂM NHẠC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 4
GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 5
GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 4 CTST CHỦ ĐỀ 6
...
=> Xem thêm: Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 ÂM NHẠC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Âm nhạc 4 chân trời chủ đề 6 tiết 2: Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu và giai điệu
TIẾT 2: NHẠC CỤ - NHẠC CỤ TIẾT TẤU
LÀM VÀ SỬ DỤNG NHẠC CỤ CÁT-TA-NÉT BẰNG VỎ NGHÊU
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết tự làm được nhạc cụ castanet đơn giản bằng vỏ nghêu
- Sử dụng nhạc cụ bằng vỏ nghêu đệm cho bài hát Miền biển quê em.
- Đọc tiết tấu theo mẫu và luyện tập gõ cát-ta-nét bằng vỏ nghêu.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực âm nhạc:
- Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.
- Biết làm nhạc cụ ca-ta-nét bằng vỏ nghêu.
- Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên và có việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học ở nhà trường áp dụng vào đời sống hàng ngày.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
- Đàn phím điện tử hoặc đàn piano (nếu có).
- Nhạc phổ bài Miền biển quê em có bè đệm cát-ta-nét bằng vỏ nghêu.
- Tệp âm thanh bài hát Miền biển quê em.
- Nhạc cụ cát-ta-nét làm bằng vỏ nghêu, thanh phách, song loan...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP BÀI HÁT: MIỀN BIỂN QUÊ EM (21 PHÚT) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp nghe bài hát Lí kéo chài. https://www.youtube.com/watch?v=b1Hsg2lsRTM - GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS làm việc theo hướng dẫn: + Ca khúc Lí kéo chài gợi nhớ cho em ca khúc nào đã học? + Hai ca khúc có điểm gì giống và khác nhau? - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án:’ + Bài hát Lí kéo chài gợi nhớ đến bài hát Miền biển quê em. + Hai bài hát đều có giai điệu giống nhau là dân ca Nam Bộ tuy nhiên có phần lời khác nhau. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nhắc lại kiến thức về bài hát Miền biển quê em, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào phần ôn tập hát nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS ôn tập lại bài hát Miền biển quê em. b. Cách thức thực hiện * Khởi động giọng - GV cho HS luyện giọng trước khi ôn lại lời bài hát. - GV tổ chức cho HS luyện tập hát lời của bài hát.
* Đọc lời ca, đọc suôn và đọc theo tiết tấu - GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS đọc lời bài hát. *Nghe hát mẫu - GV mở video bài hát Miền biển quê em, yêu cầu HS kết hợp vận động theo nhịp điệu. https://www.youtube.com/watch?v=qAYg32XB2GY * Tập hát từng câu - GV cùng HS chia lời 2 của bài hát ra thành các câu và tập hát theo nhạc đệm. * Luyện hát với nhạc đệm - GV đàn cho HS hát (có thể kết hợp với các nhạc cụ gõ khác). - GV cho HS hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, sáng tạo động tác phụ họa… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS gõ đệm cho bài hát Miền biển quê em. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS gõ đệm cho bài hát bằng các nhạc cụ đơn giản như song loan, thanh phách. - GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện mẫu luyện tập từ 2 – 4 lần. - GV tổ chức cho HS tập gõ đệm theo mẫu tiết tấu. - GV hướng dẫn HS rèn luyện; quan sát, giúp những HS thực hiện chưa được tốt, cần chỉnh sửa. |
- HS nghe nhạc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, vào bài mới.
- HS luyện giọng. - HS luyện tập hát lời của bài hát.
- HS đọc lời bài hát.
- HS hát kết hợp vận động
- HS tập hát từng câu.
- HS hát theo đệm đàn.
- HS hát với các hình thức khác nhau.
- HS gõ đệm.
- HS HS quan sát và thực hiện mẫu luyện tập từ 2 – 4 lần.
- HS tiếp thu. |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NHẠC CỤ TIẾT TẤU – LÀM VÀ SỬ DỤNG NHẠC CỤ CÁT-TA-NÉT BẰNG VỎ NGHÊU (10 PHÚT) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi hát và gõ đệm cho bài hát Miền biển quê em. - GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội tự phân chia vai hát à gõ đệm cho nhau. - Sau đó, GV mời từng đội thể hiện trước lớp. Đội còn lại lắng nghe, nhận xét, cổ vũ bạn. - GV tuyên dương đội thể hiện tốt và động viên đội còn lại. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập đệm nhạc, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học Làm và sử dụng nhạc cụ cát-ta-nét bằng vỏ nghêu –nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm nhạc cụ cát-ta-nét bằng vỏ nghêu a. Mục tiêu: HS làm được nhạc cụ cát-ta-nét bằng vỏ nghêu. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS quan sát hình. - GV yêu cầu HS nêu những dụng cụ cần thiết để làm nhạc cụ. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Dụng cụ bao gồm: Giấy bìa cứng loại dày, vỏ nghêu, kéo, keo dán... - GV thực hiện hướng dẫn HS làm nhạc cụ cát-ta- nét bằng vỏ nghêu: + Dùng kéo cắt miếng giấy bìa cứng thành hình chữ nhật (5 cm x 20 cm) gấp đôi hình vừa cắt. + Dùng keo dán vỏ nghêu vào 2 mặt trong của hình vừa gấp. - GV mời 1 – 2 HS đem nhạc cụ hoàn thành lên trước lớp để các bạn quan sát. - GV mời HS nhận xét về nhạc cụ cát-ta-nét thông thường và làm bằng vỏ nghêu.
- GV hướng dẫn sử dụng castanet bằng vỏ nghêu: + Dùng tay bóp hai mặt vỏ nghêu vào nhau để tạo ra âm thanh. + Có thể thay thế vỏ nghêu bằng nắp chai nhựa, miếng gỗ hoặc tre,... - GV tổ chức cho HS gõ cát-ta-nét thông thường và làm bằng vỏ nghêu theo nhóm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH Hoạt động 1: Đọc tiết tấu và luyện tập gõ cát-ta-nét bằng vỏ nghêu a. Mục tiêu: HS đọc tiết tấu và luyện tập gõ cát-ta-nét bằng vỏ nghêu. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS đọc tiết tấu. - GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện mẫu luyện tập từ 2 – 4 lần. - GV tổ chức cho HS tập gõ đệm theo mẫu tiết tấu bằng cát-ta-nét làm từ vỏ nghêu. - GV hướng dẫn HS rèn luyện; quan sát, giúp những HS thực hiện chưa được tốt, cần chỉnh sửa. Hoạt động 2: Thực hành gõ đệm cho bài hát Miền biển quê em a. Mục tiêu: HS gõ đệm cho bài hát Miền biển quê em. b. Cách thức thực hiện - GV hướng dẫn HS gõ đệm cho bài hát Miền biển quê em bằng cát-ta-nét làm từ vỏ nghêu - GV làm mẫu cho HS quan sát, lắng nghe. - GV chia từng câu để HS luyện tập hát và gõ đệm. - GV mời cả lớp cùng nhau hát và gõ đệm cho bài hát Miền biển quê em. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Luyện tập cách sử dụng cát-ta-nét bằng vỏ nghêu để đệm cho bài hát Miền biển quê em. - Đọc trước nội dung tiết sau: Tiết 3: Thường thức âm nhạc. |
- HS tham gia.
- HS làm việc theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, vào bài mới.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày sản phẩm.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS luyện tập.
- HS đọc tiết tấu.
- HS quan sát và thực hiện mẫu luyện tập. - HS tập gõ đệm.
- HS tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS hát kết hợp gõ đệm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS ghi nhớ và thực hiện. |
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án âm nhạc 2 sách chân trời sáng tạo
- Soạn giáo án Âm nhạc 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
- Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm
III. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án điện tử tiết 4 trò chơi âm nhạc nhà ga âm nhạc
THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
TIẾT 4
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC NHÀ GA ÂM NHẠC
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
PHẦN 1
KHỞI ĐỘNG
Cuộc thi nhảy lò cò về đích
Luật chơi:
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 5 HS/nhóm).
- GV chia mỗi lượt 2 nhóm thi nhảy lò cò theo nhịp của bài hát, nhóm nào nhảy sai nhịp sẽ bị loại.
Quan sát mẫu tiết tấu sau đó luyện tập bằng cách vỗ tay
- Thực hiện mẫu tiết tấu bằng hình thức nhảy lò cò, đến nốt trắng thì em hãy thể hiện bằng hai chân.
LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH
Chuẩn bị
3 chiếc thùng nhựa (hoặc xô nhựa) để đựng cờ.
Làm 16 chiếc cờ bằng giấy có hình khoá Son.
Vẽ hình trên vào mặt sân chơi với khoảng cách phù hợp.
Mỗi lượt chơi không quá 16 học sinh, chia làm 2 đội có số lượng bằng nhau.
LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH
Luật chơi
- Khi tín hiệu chơi bắt đầu, học sinh lần lượt nhảy lò cò qua các ô để đến thùng cờ, sau đó lấy cờ cắm vào thùng của đội mình.
- Trong khoảng thời gian quy định, đội nào lấy được nhiều cờ hơn sẽ thắng.
NHÀ GA ÂM NHẠC
- Kể tên bài hát về tình yêu của mẹ
Em hãy nêu tên một số bài hát về tình yêu của mẹ.
Một số bài hát về tình yêu của mẹ
Nhật kí của mẹ
Mẹ hiền yêu dấu
Mẹ ơi có biết
- Thực hiện mẫu tiết tấu
Quan sát mẫu tiết tấu và thực hiện nhiệm vụ:
Thực hiện mẫu tiết tấu dưới đây bằng cách vận động cơ thể.
- Đệm Bài đọc nhạc số 2
Sử dụng mẫu vận động em vừa thực hiện để đệm cho Bài đọc nhạc số 2.
- Trình bày bài hát Bàn tay mẹ
HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM
- Trình bày bài hát Bàn tay mẹ kết hợp sáng tạo vận động minh họa.
- Gợi ý: Kết hợp nhảy, múa, gõ nhạc cụ,…
BIỂU DIỄN
- Kể tên những bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã
Em hãy kể tên những bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã mà em biết?
=> Xem nhiều hơn:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 250k
- Giáo án Powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + Powerpoint: 450k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt
=> Giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo
Từ khóa: Giáo án kì 2 âm nhạc 4 chân trời sáng tạo, giáo án âm nhạc 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án chi tiết âm nhạc 4 CTST